Quan điểm Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội đến Năm 2020

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Đăng ngày 10 - 03 - 2010 100%

Page Content1. Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong vùng và cả nước. Từ đó xây dựng Thanh Hoá sớm trở thành một trong những trung tâm giao lưu kinh tế giữa Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội mạnh của cả nước.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý; xây dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quảnguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững.3. Tập trung các nguồn lực đầu tư để xây dựng các khu kinh tế động lực và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư phát triển nhanh Khu Kinh tế Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.4. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hoà, hợp lý giữa các vùng trong Tỉnh; phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển vùng trung du miền núi phía Tây để sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển.5. Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa nhất là các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường...; bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh; chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc trong Tỉnh. 6. Coi phát triển khoa học - công nghệ là khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 7. Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền biên giới, hải đảo; duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam - Lào, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Từ khóa » Câu 16. Phát Triển Kinh Tế Là