Quân đội Nhân Dân Việt Nam Là Quân đội Của Nhân Dân, Do Nhân ...
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bối cảnh lịch sử thành lập quân đội Nhân dân ta diễn ra vào đầu năm 1942, khi tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên thế giới, các lực lượng phát xít thất bại ở nhiều nơi và bị đẩy vào thế bị tiêu diệt hoàn toàn. Ở nước ta, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật ngày càng lan rộng. Điều kiện cho việc đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng đất nước ngày càng thuận lợi. Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng đã họp, ra quyết định củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh, đồng thời ra sức chuẩn bị khởi nghĩa. Hội nghị Trung ương Đảng chỉ thị: Phải tuyên truyền cho quần chúng Nhân dân tin tưởng vững chắc vào cách mạng; phổ biến cho Nhân dân chiến thuật du kích và kinh nghiệm khởi nghĩa; phải đấu tranh bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao để tập dượt cho quần chúng; phải tổ chức và củng cố các đội tự vệ và tiểu đội du kích, đồng thời “phải huấn luyện quân sự cho những tổ chức ấy” [1]. Những dấu mốc đáng chú ý sau đó diễn ra từ tháng 12/1944, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: “Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Là đội tuyên truyền..., đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...”. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng giữa hai Tổng: Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp, theo sự uỷ nhiệm của Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân gồm 34 chiến sĩ, có chi bộ Đảng lãnh đạo, đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tới năm 1945, trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp Nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.
Chiều ngày 16-8-1945, thi hành Mệnh lệnh của Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, dưới bóng cây đa Tân Trào ở làng Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, trước lá Cờ đỏ sao vàng năm cánh bay phấp phới và trước sự chứng kiến của Nhân dân Tân Trào cùng 60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh cho Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên để từ đó tiến về Hà Nội.
Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Theo đó, 22/12/1944 - ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thời bình, những hình ảnh của người quân nhân hiện lên không chỉ là ở tinh thần sẵn sàng ứng phó, đương đầu với những thách thức, khó khăn mà còn ở tinh thần tiên phong. Với tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới và ở Việt Nam từ 2019 đến nay, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, hai năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, làm tròn chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia triển khai thử nghiệm vaccine Nanocovax, đã hoàn thành thử nghiệm, đang hoàn thiện thủ tục cấp phép sản xuất. Tích cực hợp tác nghiên cứu với Cuba, Liên bang Nga trong sản xuất vaccine, thuốc phòng và điều trị Covid-19; mở rộng trao đổi kinh nghiệm với một số nước.
Có thể nhận định, dù trong bất cứ thời điểm lịch sử nào, Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là đội tiên phong sẵn sàng đương đầu, bảo vệ an bình cho Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam. Ghi nhớ công lao của các cán bộ, chiến sĩ ở tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam trong suốt các chặng đường lịch sử, đó chính là truyền thống của dân tộc ta.
- Trần Đức Cường, Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam-Một yêu cầu tất yếu trong cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, Viện Sử học, 2004
Đỗ Hồng Thanh
Từ khóa » đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đổi Tên Thành Việt Nam Giải Phóng Quân Tháng Năm Nào
-
Ngày 22-12-1944: Quân đội Nhân Dân Việt Nam Ra đời Như Thế Nào?
-
Việt Nam Giải Phóng Quân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam 22 ...
-
Ngày 15-5-1945: Việt Nam Giải Phóng Quân Ra đời
-
Thành Lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân
-
Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân - Bộ Quốc Phòng
-
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển - Bộ Quốc Phòng
-
Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân – Lực Lượng Tiền Thân ...
-
Ý Nghĩa Tên Gọi Quân đội Nhân Dân Việt Nam Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam ...
-
Quân đội Nhân Dân Việt Nam – 73 Năm Xây Dựng, Phát Triển, Chiến ...
-
1. Lịch Sử, ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam ...
-
Ý Nghĩa Lịch Sử Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam (22/12 ...