Ý Nghĩa Lịch Sử Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam (22/12 ...

Đang tải nội dung... TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG 2 THÀNH PHỐ SA ĐÉC Menu
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Đảng ủy
    • Hội đồng nhân dân
    • Ủy ban nhân dân
    • Mặt trận tổ quốc
    • Công an, Quân sự
    • Giáo dục, Y tế
    • Các đoàn thể
  • Cơ cấu tổ chức
    • Đảng ủy
    • Hội đồng nhân dân
    • Ủy ban nhân dân
    • Mặt trận tổ quốc
    • Các đoàn thể
  • Thủ tục hành chính
    • Tra cứu thủ tục hành chính
    • TTHC Toàn trình & Một phần
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Chuyên mục CCHC
  • Thông tin
    • Liên hệ
    • Liên kết Website
Dòng sự kiện
  • Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023
  • Đồng Tháp thực hiện hiệu quả chiến lược trọng tâm để tạo sự phát triển bứt phá, bền vững và nâng tầm vị thế
  • 10 Sự kiện nổi bật của Tỉnh Đồng Tháp năm 2022
  • Năm Dần nói chuyện cọp
  • Hỗ trợ đột xuất cho người nghèo trong thời gian giãn cách xã hội
  • Hội đồng nhân dân Phường 2 khóa X Kỳ họp thứ nhất thành công tốt đẹp
  • Phường 2: Trao giấy mừng thọ cho Người cao tuổi trên địa bàn phường
  • CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG 2, THÀNH PHỐ SA ĐÉC
Chủ nhật, 29/12/2024 Trang chủCông an, Quân sựÝ nghĩa lịch sử ngày thành lập quân đội nhân... Ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2021) Công an, Quân sựNgày xuất bản: 21/12/2021 Lượt xem: 141

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, thành lập, giáo dục và rèn luyện. Đã 77 năm qua của chặng đường lịch sử, trải qua quá trình xây dựng, phát triển, quân đội nhân dân Việt Nam đã kế thừa và phát huy truyền thống cũng như kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, vừa chiến đấu vừa kiến thiết, ngày càng phát triển và không ngừng trưởng thành cho đến ngày hôm nay. Tại Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta (Luận cương chính trị, tháng 10/1930). Đảng ta đã khẳng định “con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền”. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang như: Đội tự vệ công nông: đây là tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ta, là tên gọi chung của các đội tự vệ ra đời ở Nghệ Tĩnh và một số địa phương trong cao trào cách mạng 1930-1931, do yêu cầu bảo vệ quần chúng trong các cuộc đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. Quân du kích Nam Kỳ: là tên gọi chung các đội vũ trang (du kích tự vệ) ra đời trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, tháng 11/1940. Các đội du kích tự vệ do các đảng bộ địa phương lập ra trong khi chuẩn bị khởi nghĩa, trên cơ sở các tổ chức quần chúng. Hình thức tổ chức từ tổ đến trung đội. Chỉ huy là đảng viên hoặc quần chúng trung kiên. Đội du kích Bắc Sơn: ra đời trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (Lạng Sơn) năm 1940. Trong cuộc khởi nghĩa (từ 27/9/1940), Đảng bộ Bắc Sơn tập hợp đảng viên, chiến sĩ tự vệ, quần chúng hăng hái tham gia cách mạng lập ra đội du kích làm nòng cốt cho nhân dân đấu tranh. Đội chính thức thành lập ngày 14/2/1941, tại rừng Khuổi Nọi (Vũ Lễ, Bắc Sơn, Lạng Sơn) gồm 32 người thuộc các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh; biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Lương Văn Tư, Ủy viên xứ ủy Bắc kỳ chỉ huy. Đội vũ trang Cao Bằng: thành lập cuối năm 1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng) theo Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đội gồm 12 người được trang bị 6 súng do đồng chí Lê Quảng Ba làm đội trưởng, Lê Thiết Hùng làm chính trị viên và đồng chí Hoàng Sâm làm đội phó. Đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Đảng; củng cố và giữ vững đường giao thông liên lạc; vũ trang tuyên truyền; tổ chức và huấn luyện quân sự cho tự vệ chiến đấu của nhân dân địa phương. Đội Du kích Ba Tơ: Ra đời trong cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) tháng 3/1945. Đội được chính thức thành lập ngày 14/3/1945, lực lượng gồm 28 người có 24 khẩu súng chia thành 3 tiểu dội, do đồng chí Nguyễn Đông, Phạm Kiệt sau thêm đồng chí Nguyễn Chánh chỉ huy Đội đi vào hoạt động trong vùng đồng bào Thượng trên dải Trường Sơn, vượt qua mọi khó khăn gian khổ và sự truy lùng của phát-xít Nhật, đội đã phát triển thành 2 đại đội mang tên Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám; mở rộng địa bàn hoạt động ra toàn tỉnh và nhiều tỉnh ở Bắc và Nam Trung bộ. Trên cơ sở của thực tiễn của các phong trào cách mạng, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có chi bộ Đảng lãnh đạo. Thực hiện Chỉ thị “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi” của Bác Hồ, 17 giờ ngày 25/12/1944 (ngay sau ngày thành lập), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng); 7 giờ sáng ngày 26/12/1944 lại đột nhập đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), giết chết hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta. Tháng 3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước (Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Cứu Quốc quân và các tổ chức vũ trang khác...) thành Việt Nam Giải phóng quân; đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải phóng quân. Dựa trên điều kiện của thực tiễn lúc đó của lịch sử, khi thời cơ đã đến và căn cứ vào tình hình của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Năm 1946, Vệ Quốc quân đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12/1944, ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày hội Quốc phòng toàn dân - ngày hội của truyền thống bảo vệ Tổ quốc, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “bộ đội Cụ Hồ” đây cũng là nét mang đặc trưng riêng của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Với khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (Khẩu hiệu được trích từ bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/1964) vào tối ngày 29/12/1964 tại nhà khách Bộ Quốc phòng, Hà Nội). Lời hiệu triệu ấy của khẩu hiệu ấy, đã cỗ vũ cho các phong trào đấu tranh của cách mạng Việt Nam, giành những chiến thắng vang dội, đưa dân tộc Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước. Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công hiển hách của quân và dân, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Kế thừa và phát huy truyền thống 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta tin tưởng rằng, Quân đội nhân dân Việt Nam xứng đáng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định "Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, quân đội ta là một quân đội anh hùng", góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Thông tin khác

  • Thông báo về việc tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn phường 2... (23/12/2024)
  • Phường 2 tổng kết mô hình "không gian đại đoàn kết" năm 2024 (20/12/2024)
  • Thông báo về việc tiêm vaccine td phòng bệnh uốn ván - bạch hầu trên địa bàn phường 2 (12/12/2024)
  • Thông báo về việc ra quân bắt chó, mèo thả rông trên địa bàn phường 2 đợt 2 năm 2024 (10/12/2024)
  • Mô hình “bữa sáng nghĩa tình” của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh việt nam phường 2 (03/12/2024)
  • Tham gia cuộc thi trực tuyến "quân đội nhân dân việt nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và... (25/11/2024)
  • Đại biểu hội đồng nhân dân thành phố, phường 2 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9 (25/11/2024)
  • Trao học bổng nguyễn sinh sắc cho sinh viên nghèo (09/11/2024)
    • << Đầu tiên
    • < Trước
    • 1(current)
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5
    • Tiếp theo >
    • Cuối >>
    11581157115611551154115311521151

Điểm xếp hạng trung bình 0

Nội dung tuyệt vời(0) Nội dung hay(0) Bình thường(0) Không quan tâm(0) Không phù hợp(0) 0 lượt xếp hạng Mời bạn là người đầu tiên xếp hạng và nhận xét Họ và Tên * Email * Nội dung * Mã xác nhận Gởi đánh giá Tìm kiếm thông tin Tìm kiếm Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Image Side Bar Từ khóa
    Đảng ủy
footer TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG 2 THÀNH PHỐ SA ĐÉC Trưởng ban biên tập: Ông Trần Quang Tòng - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Phường 2 Trụ sở: số 151, khóm Hoà Khánh, Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Điện thoại: 02773.861.712 Email: phuong2.tpsd@dongthap.gov.vn *Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Phường 2, thành phố Sa Đéc" khi phát hành lại thông tin từ Website này

Từ khóa » đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đổi Tên Thành Việt Nam Giải Phóng Quân Tháng Năm Nào