Việt Nam Giải Phóng Quân – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)

Việt Nam Giải phóng quân là tên gọi của lực lượng quân sự chủ lực của Việt Minh từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1945, thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1945, thống nhất từ các đơn vị Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước Việt Nam, theo nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc kỳ (tháng 4 năm 1945) tại hiệp Hòa,Bắc Giang.

Bộ tư lệnh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân gồm: Chính trị viên Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng Võ Nguyên Giáp, và Trần Đăng Ninh. Lực lượng bộ đội chủ lực của tổ chức này lúc đầu có 13 đại đội. Ở một số tỉnh, huyện cũng tổ chức nhiều trung đội, đại đội Giải phóng quân khác. Đội viên mới bổ sung vào Giải phóng quân phần lớn là nông dân, là du kích, tự vệ được lựa chọn từ các cơ sở cách mạng và ít nhiều đã trải qua chiến đấu. Nhiều thanh niên công nhân và học sinh cứu quốc ở các đô thị cũng hăng hái vào Giải phóng quân[1]. Giải phóng quân xuất bản tờ Quân giải phóng từ ngày 5 tháng 8 năm 1945 để tuyên truyền, giáo dục các lực lượng vũ trang cách mạng. Hình thức tổ chức tam tam chế đã được áp dụng vào Giải phóng quân với sự thống nhất mỗi tiểu đội gồm 12 người. Bộ đội lúc bấy giờ đã có hàng nghìn khẩu súng, có cả súng máy, súng cối 60 li, có xưởng sửa chữa, chế tạo vũ khí thô sơ. Sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (2 tháng 9 năm 1945), Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt Nam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn - quân đội chủ lực của quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ban Nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị (1974), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, tr. 138.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Việt_Nam_Giải_phóng_quân&oldid=71870543” Thể loại:
  • Sơ khai Việt Nam
  • Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Việt Minh
  • Đơn vị quân sự thành lập năm 1945
  • Khởi đầu năm 1945 ở Việt Nam
Thể loại ẩn:
  • Trang thiếu chú thích trong bài
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đổi Tên Thành Việt Nam Giải Phóng Quân Tháng Năm Nào