Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) - Hình Ảnh Lịch Sử

Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)

Quân lực Việt Nam Cộng hòa là lực lượng quân đội của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, thành lập từ năm 1955, với tiền thân là Lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày Truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Trong quá trình tồn tại của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhiều lần tham gia các biến cố chính trị, mà cao điểm là cuộc Đảo chính năm 1963 lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, và sau đó các tướng lĩnh của quân đội nắm quyền chi phối chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày chính phủ này sụp đổ.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ cung cấp trang bị rất hùng hậu với sức cơ động cao và hỏa lực mạnh, nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Mỹ và các đồng minh, để chống lại Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay còn gọi là Việt Cộng, lực lượng vũ trang chính quy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và là bộ phận tại miền Nam Việt Nam của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiệu kỳ Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Quân kỳ Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Theo Hiệp ước Élysée ngày 8 tháng 3 năm 1949, Quốc gia Việt Nam được thành lập, có quân đội và cơ quan ngoại giao riêng. Ngày 11 tháng 5 năm 1950, Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố chính thức thành lập Vệ binh Quốc gia Việt Nam với quân số lúc đó là 60.000 người.

Lính Quân đội Quốc gia Việt Nam làm lễ chào cờ Pháp và cờ Quốc gia Việt Nam tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Sĩ quan Pháp trao huân chương cho binh lính quân đội Quốc gia Việt Nam.

Tranh vẽ Binh sĩ Quân đội Quốc gia Việt Nam, năm 1954-1955

1. Binh sĩ được trang bị súng trường MAS-36

2. Binh sĩ được trang bị súng máy hạng nhẹ FM 24/29

3. Chuẩn úy Trung đội trưởng Quốc trưởng Bảo Đại tại một buổi lễ, với sự hiện diện của các binh sĩ Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp ký Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia bằng cách đặt một số đơn vị quân đội người Việt do Pháp thành lập dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Dự kiến quân đội này sẽ bao gồm 120.000 quân và 4.000 sĩ quan. Tất cả sĩ quan đều phải là người Việt. Quốc trưởng Bảo Đại là Tổng chỉ huy quân đội này từ năm 1950 đến 1955.

Cuộc diễn hành của một tiểu đoàn Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ảnh chụp tại Hồ Gươm ngày 14 tháng 7 năm 1951. Quốc trưởng Bảo Đại thăm Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, tháng 4, năm 1952.

Năm 1955, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa, và Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm, Bộ Tổng tham mưu không còn tùy thuộc hệ thống chỉ huy của Pháp.

Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tướng Lê Văn Ty Tham mưu trưởng Quân đội VNCH. Binh lính Quốc gia Việt Nam đang giao tranh với quân Bình Xuyên năm 1955. Binh sĩ Quân đội VNCH tại dinh Gia Long trong Cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963.

Ngày 1 tháng 1 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến thuật. Theo đó, cơ cấu các vùng chiến thuật và các đơn vị cơ hữu quân đoàn được tổ chức lại như sau:

  • Vùng 1 chiến thuật (Bắc Trung phần) với Quân đoàn I, gồm các Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2 bộ binh.
  • Vùng 2 chiến thuật (Cao nguyên và duyên hải nam Trung phần) với Quân đoàn II, gồm các Sư đoàn 22 và Sư đoàn 23 bộ binh.
  • Vùng 3 chiến thuật (Miền đông Nam phần) với Quân đoàn III, gồm các Sư đoàn 5 và Sư đoàn 25 bộ binh.
  • Vùng 4 chiến thuật (Miền tây Nam phần) với Quân đoàn IV, gồm các Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 và Sư đoàn 21 bộ binh.
Bản đồ VNCH và 4 vùng chiến thuật

Sau cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 lật đổ chính tổng thống VNCH là Ngô Đình Diệm, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được đổi tên trở lại thành các Quân khu.

Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt trụ sở Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Ngày nay là Bộ Tư lệnh TPHCM. Hội đồng Quân lực tại lễ Quốc khánh ngày 1 tháng 11 năm 1966. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong lễ duyệt binh ngày 19 tháng 6 năm 1966. Thống tướng Lê Văn Tỵ. Ông là vị Thống tướng đầu tiên và duy nhất của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đại tướng Cao Văn Viên, là người giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong thời gian lâu nhất (1965-1975).

Trung tướng Đỗ Cao Trí Tư lệnh Quân đoàn 3, năm 1970.

Trong lịch sử tồn tại của Quân đội Quốc gia, sau là Quân đội Việt Nam Cộng hòa và kế tiếp là Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, có 173 sĩ quan được thăng cấp tướng, trong đó có 1 Thống tướng. Còn lại là các cấp Đại tướng, Trung tướng, Thiếu tướng và Chuẩn tướng. Rất nhiều tướng lĩnh (chiếm 1/3) được thăng cấp tướng trong giai đoạn 1963-1965, thời kỳ mà dân chúng gọi là "loạn tướng".

  • Thống tướng: 1
  • Đại tướng: 5
  • Trung tướng: 49
  • Thiếu tướng: 46
  • Chuẩn tướng: 72
-Danh sách cấp tướng và cấp đại tá Việt Nam Cộng hòa:
  • Thống tướng Việt Nam Cộng hòa
  • Đại tướng Việt Nam Cộng hòa
  • Trung tướng Việt Nam Cộng hòa
  • Thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa
  • Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa
  • Đại tá Việt Nam Cộng hòa
Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt là một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ngoài mục đích chính là huấn luyện quân sự, Trường còn có giáo trình phổ thông ngang bậc Đại học song song với giáo trình Quân sự để đào tạo học viên. Do đó, học viên được đào tạo ở Trường được gọi là Sinh viên sĩ quan. Không ảnh Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam. Các tân binh nhập ngũ ở Chợ Lớn, Sài Gòn, tháng 5 năm 1972. Binh sĩ đang được huấn luyên ở Trường Truyền Tin Vũng Tàu năm 1969. Binh sĩ tại Trung tấm huấn luyện nhảy dù Trại Hoàng Hoa Thám

Lễ duyệt binh tốt nghiệp ở trướng Bộ binh Thủ Đức năm 1967.

Binh sĩ VNCH đang trong buổi duyệt binh tại Sài Gòn. Quân kỳ Quân đòan I Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn I trại Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng. Quân kỳ Quân đoàn II Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn II tại Pleiku năm 1966. Quân kỳ Quân đoàn III

Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn III tại Biên Hòa.

Quân kỳ Quân đoàn IV

Trụ sở Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV tại Cần Thơ.

Quân kỳ Lục quân Việt Nam Cộng hòa. Binh sĩ Sư đoàn 5 gần Căn cứ hỏa lực Allons II năm 1969. Binh sĩ Sư đoàn 18 trong trận Xuân Lộc, tháng 4 năm 1975. Kỳ hiệu Bộ Tư lệnh TQLC

Huy hiệu Binh chủng Thủy quân Lục Chiến.

Đại tá Lê Nguyên Khang Tư lệnh Binh chủng Thủy quân Lục chiến, từ năm 1960-1963, lần thừ hai từ năm 1964-1972. Binh sĩ Thủy quân lục chiến VNCH di chuyển đến các điểm tập kết để bắt đầu cuộc phản công vào lãnh thổ do quân đội Bắc Việt đóng quân gần Thành phố Quảng Trị, ngày 13 tháng 5 năm 1972 Binh sĩ TQLC Nam VN rút lui từ Quảng Trị về Huế, năm 1972. Kỳ hiệu Bộ Tư lệnh Nhảy dù Huy hiệu Binh chủng Nhảy dù. Trung tá Nguyễn Chánh Thi Tư lệnh Binh chủng Nhảy dù, từ năm 1956-1960. Hình vẽ Đại úy thuộc Binh chủng Nhảy dù năm 1966. Binh sĩ Hoàng Ngọc Giao thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa đang tiến vào Chơn Thành, ngày 14 tháng 4 năm 1972. Kỳ hiệu Bộ chỉ huy Biệt động quân Huy hiệu Binh chủng Biệt động quân Đại tá Trần Văn Hai Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Biệt động quân Trung ương, từ năm 1966-1968. Hình vẽ Biệt động quân trang bị súng phóng lựu (1), Thượng sĩ Biệt động quân (2) Các binh sĩ Biệt động quân đang tác chiến trong trận Đồng Xoài năm 1965.

Các binh sĩ người Thượng thuộc Lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG) tại trại Lực lượng Đặc biệt Đức Lập, ngày 12 tháng 11 năm 1969.

Các binh sĩ người Thượng thuộc Lực lượng Dân sự chiến đấu (CIDG), sau năm 1971 được đổi thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng.

Huy hiệu Binh chủng Lực lượng Đặc biệt.

Đại tá Phan Đình Thứ Tư lện Binh chủng Lực lượng Đặc biệt năm 1964, lần hai từ 1969-1970.

Binh sĩ Lực lượng Đặc biệt tại Thường Đức năm 1967.

Bính sĩ VNCH và Hoa Kỳ thuộc Lực lượng Đặc biệt VNCH

Huy hiệu MACV-SOG (Nhóm Nghiên cứu và Quan sát thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam)

Các binh sĩ thuộc MACV-SOG (Nhóm Nghiên cứu và Quan sát thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam), năm 1969. Binh sĩ thuộc MACV-SOG, Kontum, năm 1966 Huy hiệu Liên đoàn 81 BCD Các binh sĩ thuộc Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù đang hàng quân. Những binh sĩ Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù về hậu cứ Lai Khê từ An Lộc năm 1972. Kỳ hiệu Binh chủng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa. Trung tá Hoàng Xuân Lãm Chỉ huy trưởng Binh chủng Thiết giáp VNCH, từ năm 1957-1959. Tranh vẽ Thiếp giáp M113A1 và huy hiệu thuộc Binh chủng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa. Huy hiệu Thiết đoàn 10 Lữ đoàn 3 Kị Binh QLVNCH (4). Một chiếc xe tăng M-41 Bulldog của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), tháng 11 năm 1971. Thiết giáp M113 được VNCH sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Kỳ hiệu Binh chủng Pháo binh Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Lâm Quang Thi Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, từ năm 1960-1961. Các pháo đội 105 mm của QLVNCH khai hỏa vào vị trí quân địch năm 1970. Binh sĩ Pháo binh đang tác xạ trong một cuộc hành quân. Pháo thủ Nam Việt Nam tạm nghỉ để ăn trưa và dùng thẻ bài để ăn khẩu phần C tại căn cứ Đống Đa, Hạ Lào, ngày 25 tháng 2 năm 1971 Kỳ hiệu Binh chủng Công binh Việt Nam Cộng hòa. Không ảnh Trường Công Binh Phú Cường năm 1967. Thiếu tướng Phan Trọng Chinh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quân Huấn, duyệt đội quân danh dự khi ông đến thăm trường Công Binh Bình Dương Phú Cường năm 1970

Kỳ hiệu Địa phương quân và Nghĩa quân.

Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân, từ năm 1972-1975.

1. Binh sĩ thuộc Nhân Dân Tự Vệ

2. Binh sĩ thuộc Địa phương quân

3. Binh sĩ thuộc Lực lượng Cảnh sát Dã chiến Một thành viên lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ gặp gỡ các thành viên Địa phương quân và Nghĩa quân ở Tây Nguyên, Việt Nam vào tháng 10 năm 1969. Trong cơn mưa gió mùa bất ngờ, một phần của đại đội khoảng 130 lính Địa phương quân VNCH xuôi theo dòng nước trên những chiếc thuyền tam bản, trong một cuộc tấn công vào rạng sáng vào một trại Việt Cộng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ngập lụt, khoảng 13 dặm đông bắc Cần Thơ, tháng Giêng 1966. Một vài du kích được báo cáo là bị giết hoặc bị thương. Binh sĩ thuộc lực lượng Nhân dân tự vệ. Kỳ hiệu Đoàn Nữ Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Các thành viên Nữ Quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Các nữ quân nhân thuộc Thanh nữ Cộng hòa đang tập bắn súng, ngày 18 tháng 3 năm 1962.

Huy hiệu Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ. Quân kỳ Liên đoàn An ninh Thủ đô QLVNCH. Binh sĩ thuộc Liên đoàn An ninh Thủ đô đứng gác trước Dinh Độc lập. Cảnh sát Quốc gia Việt Nam và phía sau là Binh sĩ thuộc Liên đoàn An ninh Thủ đ, ngày 6 tháng 10 năm 1967.

Quân kỳ Quân Cảnh Quân lực VNCH

Quân cảnh đang bắt giữ một binh sĩ tại Pleiku. Quân Cảnh VNCH kiểm tra giấy tờ một người lính trên đường Lê Lợi, Saigon, năm 1972. Cảnh kỳ Cảnh sát Quốc giá VNCH Hình chụp hai Cảnh sát Quốc Gia Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát Dã chiến VNCH. Quân kỳ Không quân Việt Nam Cộng hòa. Huy hiệu Quân chủng Không quân. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ Tư lệnh Quân chủng Không Quân tại sân bay Biên Hòa năm 1967. Bộ Tư lệnh Không quân VNCH tại căn cứ KQ Tân Sơn Nhứt. Các phi công chiến đấu cơ F-5A Không đoàn 23 của Không lực VNCH cùng với cố vấn Mỹ, tháng 4 năm 1968. Máy bay A-1 Skyraiders tại sân bay Biên Hòa, ngàu 17 tháng 10 năm 1968. Phi cơ 4400th CCTS T.28 đang bay trên bầu trời.

Quân kỳ Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Huy hiệu Quân chủng Hải quân.

Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân QLVNCH

Đại tá Hồ Tấn Quyền Tư lệnh Quân chủng Hải quân, từ năm 1959-1963. Các Sĩ quan Hải quân VNCH tại Quân cảng Cam Ranh ngày 1 tháng 1 năm 1971. Khu trục hạm Trần Hưng Đạo (HQ-1) là một trong những chiến hạm lớn của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.

Binh sĩ VNCH đầu những năm 1960 (trái), Thượng sĩ Tiểu đội trưởng, Sư đoàn 1 Bộ binh (phải). Cấp bậc quân hàm trước năm 1966

3. Đại tướng

4. Đại tá

5. Trung úy

6. Sinh viên sĩ quan

7. Chuẩn úy

8. Trung sĩ nhất

9. Hạ sĩ nhất

10. Hạ sĩ

11. Binh nhất

Lính Bộ binh cuối năm 1960 đầu năm 1970:

1. Binh sĩ VNCH trang bị súng máy M60

2. Chuẩn úy Trung đội trưởng

3. Bình nước được trang bị cho binh sĩ VNCH

4. Quân hàm Trung tá

5. Quân hàm Chuẩn úy

6. Quân hàm Thượng sĩ nhất

Binh sĩ VNCH và Sĩ quan Cố vấn Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam.

Máy bay trực thăng Mỹ thổi tung bụi tại Căn cứ Nguyễn Huệ gần Khe Sanh, phía Bắc Nam Việt Nam vào ngày 6 tháng 3 năm 1971, khi họ hạ cánh để đón các binh sĩ TQLC Nam Việt Nam đang được không vận sang Lào. Binh sĩ VNCH đang dựng hầm trú ẩn trong Chiến dịch Lam Sơn 719, ngày 13 tháng 3 năm 1971.

Binh sĩ VNCH đang tác chiến trên chiến trường.

Một binh sĩ VNCH vẫn đang chiến đấu trong khi bị thương ở đầu trong trận Đồng Xoài năm 1965. Binh sĩ VNCH đang tác chiến ở gần Quốc lộ 13, năm 1972. Biệt động quân và cảnh sát Nam Việt Nam bắn súng máy vào các xe tải và người trên đường phố Chợ Lớn, khu vực người Hoa ở Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết, ngày 7 tháng 2 năm 1968. Các binh sĩ VNCH khống chế một nghi phạm Khmer Đỏ bị bắt gần kho đạn tại một ngôi làng ở Campuchia vào ngày 30 tháng 7 năm 1971. Nghi phạm được đưa về trụ sở QLVNCH để thẩm vấn. Binh sĩ VNCH bị bắn khi băng qua một con kênh cao ngang ngực ở Đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc chiến đấu chống lại du kích Việt Cộng năm 1970. Những người lính dù vượt sông trong mưa gần Bến Cát, năm 1965. Một binh sĩ Biệt động quân, được trang bị lựu đạn ở Quế Sơn, phía tây nam Đà Nẵng. Binh sĩ thuộc Binh chủng Nhảy dù trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn. Một người lính Việt Cộng bị bắt đang bị thẩm vấn bởi lính dù VNCH, trong trận Mậu Thân Huế, tháng 2 năm 1968. Binh sĩ VNCH đang tản thương ở Quảng Trị năm 1972. Binh sĩ VNCH bị thương về tới Khe Sanh. Binh sĩ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 33, tử trận ở Cần Thơ năm 1965. Không ảnh Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa khi đang được xây dựng. Tang lễ Thiếu úy Hai tử trận ngày 18 tháng 5 năm 1972 ở Pleiku đươc an táng tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.

Các phần mộ an táng các binh sĩ trận vong tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.

Từ khóa » Các Binh Chủng Của Quân Lực Vnch