Quan Niệm Tình Yêu Trong Thơ Xuân Diệu - Tin Công Chức - Icongchuc
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến Xuân Diệu, người ta sẽ nghĩ ngay đến một hồn thơ nồng nhiệt, sục sôi, thiết tha giao cảm với đời, có lòng yêu người, yêu đời, yêu sống mãnh liệt. Xuân Diệu là hiện thân cho con người tích cực, con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng của thơ ca trữ tình Việt Nam”. Với hơn 450 bài thơ tình, hồn thơ Xuân Diệu đã đem đến cho Thơ Mới vô vàn những cung bậc, sắc màu tình cảm vô cùng tinh tế, phong phú và đa dạng. Thơ tình của ông thời kỳ này có những bài, những câu thơ cũng “đeo” nỗi buồn của cái tôi cô đơn, lẻ loi, trơ trọi trong tình yêu; song, nó không hề ủy mị, sướt mướt mà luôn luôn hướng lòng về với trần thế, nhân gian, với khát khao mãnh liệt được giao cảm với đời. Xuân Diệu đã thổi một luồng gió mới cho thi ca dân tộc, đó là tình yêu, đây vốn không phải đề tài mới mẻ gì.
Trước kia, tình yêu cũng được nhiều thi sĩ nhắc tới, tuy nhiên nó ẩn sau các hình tượng khác như thiên nhiên, tạo hoá, sự vật. Do vậy, tình yêu trong thơ của họ chưa thể hiện được “cái tôi” riêng rõ nét như trong Thơ Mới mà đặc biệt là Xuân Diệu. Ta thật sự ngỡ ngàng khi tình yêu trong thơ Xuân Diệu không hề dè dặt, e ấp mà cuồng nhiệt, sục sôi, thể hiện được tâm tư, khát vọng của đại đa số lớp trẻ lúc bấy giờ. Chính ông cũng từng thổ lộ: “Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào?” Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không chỉ là tình yêu nam nữ đơn thuần mà sâu sắc hơn, đó là tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha, là tình yêu và niềm mong ước được níu giữ mọi phút giây quý giá của mùa xuân cuộc đời, của tuổi thanh xuân vốn “chẳng hai lần thắm lại”. Quan niệm về tình yêu của Xuân Diệu nhờ hội tụ cả 3 yếu tố đó đã làm nên “cái tôi” khác biệt của “ông hoàng thơ tình” so với các thi sĩ đương thời.
Nhận định về tình yêu trong thơ – Chất tình trong thơ Xuân Diệu
Những “mối tình trai” lướt qua cuộc đời Xuân Diệu và cuộc hôn nhân đổ vỡ với nữ đạo diễn Bạch Diệp
Xuân Diệu được xem là một cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, một đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới chính nhờ những đóng góp lớn trên văn đàn văn học dân tộc. Ông không chỉ để lại tên tuổi của mình bằng những vần thơ, những sáng tác “có một không hai” trong văn học mà Xuân Diệu còn được người đời nhớ đến qua những giai thoại, những câu chuyện xoay quanh cuộc đời riêng, về cuộc hôn nhân không hạnh phúc với nữ đạo diễn Bạch Hiệp và những “mối tình trai” lướt qua cuộc đời thi sĩ.
Có thể nói, bên cạnh những phút giây hạnh phúc được chìm đắm trong mạch nguồn dạt dào của thi ca nghệ thuật thì cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu đã trải qua vô vàn những bi kịch, đau khổ nhất, dằn vặt nhất chính là bi kịch tình yêu. Tuổi thơ ấu, tâm hồn Xuân Diệu đã hai lần tổn thương vì cuộc chia ly với người mẹ sinh ra mình ở Bình Định và chị Bốn Nhữ – người đã bảo bọc, chăm sóc nhà thơ từ thuở lọt lòng. Tháng 4 năm 1958, Xuân Diệu kết hôn với Bạch Hiệp – nữ đạo diễn đời đầu của nền điện ảnh Việt Nam. Bà đã đem đến cho Xuân Diệu nguồn cảm hứng vô tận khi những bài thơ tình ông sáng tác cho người con gái mình yêu lên tới hàng trăm bài thơ. Nhưng rồi, cuộc hôn nhân tưởng chừng như đang êm đềm, hạnh phúc bỗng trở nên bế tắc, cuối cùng là đổ vỡ trong tiếc nuối.
Còn nói về những “mối tình trai” trong cuộc đời Xuân Diệu, đây là vấn đề đã và đang gây tranh cãi từ nhiều năm nay của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thời hiện đại. Đúng là có rất nhiều đánh giá, bình phẩm, phán xét, thậm chí là dị nghị về giới tính cũng như các mối quan hệ giữa Xuân Diệu với các nhà thơ như Huy Cận hay Tô Hoài, nhưng chúng ta hãy tạm cho qua những điều đó và nhìn sâu vào những bi kịch của cuộc đời nhà thi sĩ tài hoa đã trải qua để có cái nhìn khách quan hơn, toàn diện hơn, bao dung hơn. Những biến cố về tình cảm đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, cảm xúc cũng như tâm lí của Xuân Diệu. Cuộc chia ly nào cũng để lại trong lòng nhà thơ một xúc cảm đau đớn, quằn quại khó tả, càng khắc sâu trong lòng nhà thơ niềm khát khao yêu và được yêu một cách cháy bỏng, mãnh liệt. Và chỉ còn lại thơ ca là nơi duy nhất để Xuân Diệu gửi cả hồn mình vào đó.
Trong Tình mai sau Xuân Diệu viết: Người thi sĩ đã vào làng mây khói/ Không ở đâu, và ở khắp mọi nơi/ Như tiếng vọng trong sương xa dắng dỏi/ Máu vu vơ theo giữa trái tim đời… Như vậy ngay từ lúc sinh thời Xuân Diệu đã ý thức sâu sắc về ý nghĩa tồn sinh và bất tử của người nghệ sĩ: điều duy nhất có giá trị trong cuộc đời chính là những dấu ấn của tình yêu mà chúng ta đã để lại phía sau khi ra đi. Nhà thơ Xuân Diệu với trái tim yêu nồng nàn, si mê, tha thiết nhất trong các thi sĩ Việt Nam đã đi vào “làng mây khói” vĩnh hằng. Nhưng những câu thơ mang đậm triết lý yêu của ông còn lưu lại “giữa trái tim đời” mãi mãi bởi: “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng” (Bêlinxki).
Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu thể hiện một tầm tư tưởng lớn, nó khác lạ và vượt lên những lối nghĩ suy tầm thường tưởng “cao đạo” mà giả dối, thiếu thành thực mà người ta vẫn cứ “tụng ca” như những “giá trị đạo đức” nhưng đó là những thứ đạo đức hoàn toàn xa lạ với bản chất Người. Vì vậy, những bình diện của triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu như đã trình bày ở trên, suy cho cùng đó chính là những tư tưởng mang tinh thần nhân bản, nhân văn sâu sắc nhất mà nhân loại luôn hướng đến. Và chính những bài thơ với triết lý yêu rất Người và rất Đời (chứ không phải là những bài thơ tụng ca nào khác) trong sự nghiệp thơ đã làm cho thơ Xuân Diệu trở thành thơ của một đời chứ không phải thơ của một thời ngắn ngủi dễ quên… Triết lý yêu trong thơ tình Xuân Diệu là một trong những giá trị quan trọng làm nên sự bất tử của thơ Xuân Diệu. Bạn đọc nhớ đến Xuân Diệu sau 100 năm hay 1000 năm hoặc lâu hơn nữa phải chăng, cũng bắt đầu từ những bài thơ tình thấm đẫm triết lý yêu mang vẻ đẹp nhân sinh cao cả và đầy khao khát trần thế – những bài thơ dạt dào, tha thiết, êm đềm và sâu lắng, ru lòng người mãi mãi khôn nguôi:
…Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi, hôn lại/ Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt… / Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến / Ngập bến của ngày đêm… (Biển)
Từ khóa » Phần Tích Bài Thơ Yêu Của Xuân Diệu
-
Yêu Là Chết ở Trong Lòng Một ít – Yêu (Xuân Diệu) - Thư Viện Thơ Hay
-
Phân Tích Bài Thơ Thơ Duyên Của Xuân Diệu
-
[Bài Dự Thi Viết Cảm Nhận Thơ] - Yêu - Gác Sách
-
Dàn ý Giải Thích Câu Yêu Là Chết Trong Lòng Một ít Lớp 9
-
Thơ Xuân Diệu Về Tình Yêu - Top 1 Bài Viết Hay Nhất! - DINHNGHIA.VN
-
Phân Tích Thơ Xuân Diệu - 123doc
-
Phân Tích Quan điểm Yêu Của Xuân Diệu Qua Vội Vàng
-
Phân Tích Quan điểm Yêu Của Xuân Diệu Trong Bài Thơ Vội Vàng
-
Top 11 Bài Thơ Về Tình Yêu Hay Nhất Của Xuân Diệu
-
Top 11 Bài Phân Tích Vội Vàng Của Xuân Diệu Siêu Hay
-
Dàn ý Phân Tích Quan điểm Yêu Của Xuân Diệu Qua Vội Vàng
-
THƠ TÌNH CỦA XUÂN DIỆU (phần 1) Tình Yêu Là... | Facebook
-
Phân Tích Quan điểm Yêu Của Xuân Diệu Qua Vội Vàng