Thơ Xuân Diệu Về Tình Yêu - Top 1 Bài Viết Hay Nhất! - DINHNGHIA.VN

Số lượt đọc bài viết: 6.872

Tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu để thấy đây là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” cũng như một hồn thơ rạo rực, băn khoăn đầy tươi trẻ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể nhé!

Mở bài: “Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân” (Xuân Diệu).

Xuân Diệu vốn được mệnh danh là “ông hoàng của thơ tình”. Điều này được lí giải khi lật giở những trang thơ của thi nhân, ta có thể thấy nhà thơ đã dành rất nhiều tâm sức để khai phá và thể hiện những giá trị đích thực về một thứ tình cảm thiêng liêng của con người – tình yêu. Khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu qua bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN

MỤC LỤC

  • Những nét chính về tác giả và tác phẩm
    • Giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu
    • Tìm hiểu về một số bài thơ tình 
  • Phân tích một số bài thơ Xuân Diệu về tình yêu
    • Tình yêu thiết tha nồng cháy của nhân vật trữ tình
    • Tình yêu chứa đựng những hoài nghi về sự thấu hiểu
    • Thơ Xuân Diệu về tình yêu cùng sự dở dang 
  • Một số nhận xét thơ Xuân Diệu về tình yêu 
  • Dàn ý tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu
    • Mở bài thơ Xuân Diệu về tình yêu 
    • Thân bài thơ Xuân Diệu về tình yêu 
    • Kết bài thơ Xuân Diệu về tình yêu

Những nét chính về tác giả và tác phẩm

Quá trình tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu không thể không nắm được đôi nét về tác giả và tác phẩm. 

Giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916 – 1985), quê tác giả ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sống gắn bó nhiều hơn ở vùng đất Bình Định quê mẹ. Có thời gian Xuân Diệu đã lấy tên Trảo Nha làm bút danh có lẽ để ghi nhớ quê hương của mình. 

Xuân Diệu đã rất chuyên tâm trên con đường học vấn và cơ hội được trải nghiệm ở rất nhiều nơi. Sau thời gian học ở Quy Nhơn, ông đã tiếp tục con đường học tập của mình ở Huế và đỗ tú tài. Ông còn thử sức mình với môi trường học tập ở trường Luật ở Hà Nội. 

Sau đó, năm 1940, Xuân Diệu vào Mĩ Tho (Tiền Giang) để làm viên chức và không lâu sau ông lại quay về Hà Nội và tập trung cho sự nghiệp viết văn. Xuân Diệu có thời gian hoạt động văn nghệ cách mạng ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Sau khi đất nước giành lại hòa bình, ông quay về sống và làm việc ở vùng đất thủ đô. Chính vì được đi nhiều nơi nên Xuân Diệu tích lũy cho mình những tư liệu phong phú và bồi đắp trong tâm hồn những cảm xúc mới mẻ. Nhờ vậy những sáng tác của Xuân Diệu luôn ăm ắp sự cách tân và có sức sáng tạo không ngừng.

Ông là một trong những thành viên nổi bật của nhóm Tự lực văn đoàn và là một trong những “chủ soái” của phong trào “Thơ mới”. Xuân Diệu tham gia viết báo và sáng tác cả truyện và thơ, trong đó thơ chính là thể loại mang lại những thành công rất rực rỡ cho Xuân Diệu.

Tìm hiểu về một số bài thơ tình 

Chính vì những thành công ở thể loại thơ mà nhất là ở mảng thơ tình nên Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới” và được ưu ái tặng cho danh xưng “ông hoàng của thơ tình”. Ông đã để lại rất nhiều những tập thơ cho đời như: “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” (1945), “Riêng chung” (1960), “Mũi Cà Mau – Cầm tay” (1962), “Hai đợt sóng” (1967), “Tôi giàu đôi mắt” (1970), “Thanh ca” (1982). 

Trong số những tập thơ ấy, hai tập “Thơ thơ”“Gửi hương cho gió” được xem là những tác phẩm tiêu biểu nhất về sự nhiệt huyết của Xuân Diệu khi thể hiện một thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, gắn liền với tuổi xuân và sức trẻ của con người, đó chính là tình yêu.

Ngoài những thành công ở thơ ca, Xuân Diệu còn ghi dấu ấn của mình ở những thể loại sáng tác khác như văn xuôi, tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học. Có thể kể đến một số tác phẩm văn xuôi như: “Phấn thông vàng” (1939), “Trường ca” (1945) và những tác phẩm phê bình, nghiên cứu như: “Những bước đường tư tưởng của tôi” (1958), “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” (1981, 1982), “Công việc làm thơ” (1984).

Với sự chuyên tâm và hiệu quả trong quá trình làm việc, Xuân Diệu đã tạo được uy tín và sự tin tưởng để được giao đảm nhận những công việc quan trọng như: thư kí tạp chí Tiền phong, thư kí tòa soạn tạp chí Văn nghệ, thành viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Hội Nhà văn các khóa I, II, III và được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.

Những đóng góp tích cực của Xuân Diệu trong hoạt động văn hóa văn nghệ đã giúp tên tuổi ông được vinh danh với Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).

thơ xuân diệu về tình yêu và hình ảnh xuân diệu

Phân tích một số bài thơ Xuân Diệu về tình yêu

Tình yêu thiết tha nồng cháy của nhân vật trữ tình

Khi tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu, ta thấy Xuân Diệu luôn thiết tha, nồng cháy với chủ đề tình yêu và ông luôn cố gắng thể hiện những cảm xúc như vậy trong các bài thơ của mình. Ông trân trọng từng khoảnh khắc, từng thời điểm của con người khi yêu và với ông, ở thuở ban đầu, tình cảm ấy rất duyên dáng, thuần khiết như những vần thơ của bài “Thơ duyên” mà ông thể hiện:

“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu,

Lả lả cành hoang nắng trở chiều.

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,

Lần đầu rung động nỗi thương yêu”.

Thơ Xuân Diệu về tình yêu được thể hiện mãnh liệt qua “Thơ duyên”. Hình ảnh em trước, anh sau trong những ngày tình yêu gõ cửa, chưa là sự xác nhận chính thức mà mới chỉ là sự theo đuổi quyến luyến, bối rối muốn thành đôi thấy sao thật đáng yêu, dễ mến:

            “Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần.

Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần.”

(“Thơ duyên”)

Và lúc nào, con người mới bắt đầu yêu ấy cũng triền miên sống trong cảm xúc nhớ mong, thổn thức, mong mỏi cho tình yêu có ngày được trọn vẹn. Đó cũng là sự mong mỏi, đợi chờ về những lần gặp gỡ được chuyện trò, thủ thỉ cho đối phương nghe những cảm xúc đứng ngồi không yên mà bản thân kẻ si tình phải trải qua, liệu rằng người kia có hiểu thấu:

“Một năm thêm mấy tháng rồi,

Thu đi, đông lại, bồi hồi sắp xuân.

Gặp em, em gặp mấy lần,

Tưởng quen mà lạ, tưởng gần mà xa.

[…]

Hằng ngày em nói bao lời

Với cha, với mẹ, với người chung quanh,

Với đường phố, với cây xanh;

Sao em chưa nói với anh một lời?

 

Tương tư ăn phải miếng mồi,

Đứng đi trên lửa, nằm ngồi trong sương.

Phải duyên, phải lứa thì thương,

Để chi đêm thắm, ngày trường, hỡi em!”

(“Hỏi”)

Tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu, ta sẽ thấy câu hỏi “Sao em chưa nói với anh một lời?” có lẽ để thể hiện rất rõ nỗi niềm mong đợi một lần được nghe người mình thầm thương trộm nhớ trò chuyện với mình, hoặc có khi là một lời phản hồi cho tình cảm nhớ thương của chàng trai. Nhưng câu hỏi đó, băn khoăn ấy khó có thể mà diễn đạt thành lời cho thật trôi chảy và rõ ràng mà phải ngập ngừng nửa muốn giấu kín, nửa muốn nói hết ra bởi đâu thể biết được rằng liệu khi nghe câu trả lời từ người kia, người hỏi sẽ hạnh phúc hay đổ vỡ.

Bởi vì tình yêu không hẹp hòi với bất cứ người nào, nên dù là tương tư, dù là phải sống trong cảm giác của một thứ tình cảm mập mờ, không rõ ràng, tình yêu vẫn có một sức sống dồi dào trong con người và cũng khiến cho con người ấy trở nên mãnh liệt. Sống mà không được trải nghiệm cảm xúc của yêu thương, đó dĩ nhiên là điều không thể:

“Làm sao sống được mà không yêu,

Không nhớ, không thương một kẻ nào?

Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!

Cho bừng tia mắt đỏ tia sao!

(“Bài thơ tuổi nhỏ”)

Khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu, người đọc cũng nhận ra chân lý tình yêu luôn đồng hành cùng với con người, là lẽ sống của con người. Tình yêu hiện hữu cùng với sự có mặt của con người và đến khi hết đời, tình yêu ấy vẫn khôn nguôi tha thiết:

“Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi

Lúc chưa sinh, vơ vẩn giữa vòng đời;

Tôi đã yêu khi đã hết tuổi rồi,

Không xương xóc, chỉ huyền hồ bóng dáng.”

(“Đa tình”)

Nếu may mắn được kết đôi, đã nói nhiều lần những lời yêu tha thiết, nhà thơ vẫn cảm thấy chưa bao giờ là đủ với một tình yêu nồng thắm. Điều đó thể hiện ở Xuân Diệu có một “cái tôi” rất mãnh liệt với tình yêu, nguyện làm hết những gì có được để có một tình yêu tuyệt đích, luôn mới mẻ và kì diệu như thuở bắt đầu yêu:

“- Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ.

Nếu yêu em mà chỉ để trong lòng;

Không tỏ hay, yêu mến cũng là không,

Và sắc đẹp chỉ làm bằng cẩm thạch.

Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích,

Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài.

Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai,

Thì ái ân có bao giờ lại cũ?”

(“Phải nói”)

Không chỉ tỏ bày, nhà thơ còn muốn thể hiện tình yêu bằng cử chỉ yêu thương thật sâu và thật lâu:

“Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt…”

(“Biển”)

Và khi đạt đến độ chín, thi sĩ cũng mong tình yêu có đơm thành quả ngọt từ những gì tinh túy của đôi bên:

“Anh ước đôi ta có con

Con giống em đẹp nhìn không chán

Giống đôi mắt, giống hình gương trán

Con mang tình xán lạn đôi ta

 

Con giống em, con cũng giống cha

Gi ống cái mũi thật thà thẳng sống

Nhìn gần giống trông xa cũng giống,

Cũng mái đầu dợn sóng Quy Nhơn.”

Nhưng mong sao những nét đáng yêu của đôi phương, đứa con ấy cũng được thừa hưởng:

“Nhưng con ta nó giống em hơn

Giống đi đứng, nghĩ suy, ăn nói,

Duy chẳng giống cái nư khi dỗi

Lúc em hờn, trời cũng phải thua.”

(“Đứa con của tình yêu”)

Tình yêu chứa đựng những hoài nghi về sự thấu hiểu

Đã có khi, dù là đang sống trong những ngày tháng hạnh phúc của tình yêu, nhân vật của Xuân Diệu cũng thấp thỏm những thắc mắc về tình cảm mà đối phương dành cho mình, liệu rằng giữa hai người có tồn tại những góc khuất mà chưa thể thổ lộ cùng nhau. Thơ Xuân Diệu về tình yêu còn chứng minh rằng tuy kiểm soát sẽ khiến tình yêu bị bức bối, nhưng đôi lúc người đang yêu cũng không tránh khỏi mong muốn đó của mình, mặc dù bản thân cũng có những điều chưa thể chia sẻ cùng người yêu:

“Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất,

Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em.

Linh hồn ta u ẩn tựa ban đêm,

Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.

Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió,

Anh muốn vào dò xét giấc em mơ.

Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ,

Cũng như em giấu những điều quá thực…”

(“Xa cách”)

Dành hết tình cảm cho người mình yêu thương và cố gắng xây đắp cho tình cảm ấy, thậm chí hi sinh tất cả vì nó nhưng có lúc lại băn khoăn liệu người kia có thấu hiểu nỗi lòng ấy của mình, hay lại vô tình, hờ hững với sự chân thành của kẻ đang yêu. Dường như có chân thành, có tha thiết đến đâu thì không phải lúc nào cũng được đáp lại:

“Yêu, là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”

(“Yêu”)

Nếu hoài nghi là cảm xúc đúng đắn về người kia bởi vì họ không chân thành, thì sẽ để lại muôn vàn những tổn thương cho người còn lại. Dẫu không tin tưởng, nhưng sao tình yêu vẫn sâu đậm và da diết:

“Vì khốn nỗi! Tôi vẫn còn tin mãi

Sự nhầm kia; – tôi không thể không yêu.

Dầu không tin, tôi càng cứ yêu nhiều;

Khi người nói, tiếng người êm ái quá…

Có lúc tưởng, chỉ để rơi tàn lửa,

Tay vô tình gieo một đám cháy to;

Người tưởng buông chỉ đôi tiếng hẹn hò

Tôi hưởng ứng bằng vạn lời say đắm

Đang rạo rực, thì thào, rối rắm,

Ngập lòng tôi – Mà ai ngó tới đâu!

Tôi điên cuồng, tất nhiên phải khổ đau,

Tôi biết lắm, trời ơi, tôi biết lắm!”

Thơ Xuân Diệu về tình yêu cùng sự dở dang 

Một nét đặc trưng khi khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu đó chính là sự dở dang và nuối tiếc. Thật sự có một điều lại càng không may mắn hơn khi tình yêu như hoa như mộng giữa hai người lại vì một lí do nào đó mà tan vỡ. Thế nên, người ta mới trở nên đau khổ đến vô cùng và lí giải cho đau khổ là những sự nhầm lẫn đến đáng tiếc, không phải người kia chưa tốt, mà có thể do chưa phải là mảnh ghép trùng khớp với mình:

“Người ta khổ vì thương không phải cách

Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi,

Người ta khổ vì xin không phải chỗ.”

(“Dại khờ”)

Biết là sẽ khổ nhưng lại càng muốn cố gắng để có thể níu được tình cảm, nhưng càng cố gắng thì những khổ đau càng tăng lên gấp bội:

“Người ta khổ vì cố chen ngõ chật,

Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào.

Rồi bị thương, người ta giữ gươm dao,

Không muốn chữa, không muốn lành thú độc.”

(“Dại khờ”)

Và càng cố gắng nhưng một khi nhận được sự quyết định dứt khoát của người kia lại thấy đó là một sự vội vàng, phải chi đừng vội thì biết đâu tình duyên đã không ly biệt:

“Vội gì vội nát bóng tan gương

Vội gì vội đôi đường rẽ biệt!

Vội gì vội non cùng nước kiệt

Vội gì vội ly biệt đôi ta?”

(“Vội gì vội”)

Nỗi đau khổ đến một thời điểm nào đó chạm đến giới hạn chịu đựng của con người thì chẳng khác gì như ai đó lấy lưỡi cưa khiến người ta vụn vỡ thành trăm vạn mảnh đau thương:

“Ai lấy cưa ngàn răng vạn răng.

Cưa đôi ta thành hai mảnh

Cưa tan nát anh thành vạn mảnh

Để trong đời một ảnh đau thương.”

(“Vội gì vội”)

Một khi đã tan vỡ mà không thể cứu vãn gì nữa, tình yêu hóa thành một tiếng khóc uất nghẹn:

“Tôi một mình đối diện với tình không

Để lắng nghe tiếng khóc uất trong lòng.”

(“Dối trá”)

Dù hằng ngày, hằng giờ vẫn sống và làm việc nhưng thật ra thì cõi lòng quặn đau và tan nát:

“Con dao cắm giữa lòng,

Đau đớn buồn không xiết.

Vết thương lớn ngang hông,

Anh sống và làm việc.”

(“Con dao”)

khám phá thơ xuân diệu về tình yêu

Một số nhận xét thơ Xuân Diệu về tình yêu 

Khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu để thấy nhà thơ luôn có sự linh hoạt trong việc sử dụng các thể thơ để thể hiện những cảm xúc dào dạt trong tình yêu. Bên cạnh đó, nhà thơ còn phối hợp sử dụng những hình ảnh độc đáo, mới mẻ và ngôn ngữ phong phú, điều đó góp phần tạo nên sự cách tân mới mẻ, đầy ấn tượng của thơ ông với người đọc. 

Với những thiện cảm dành cho tình yêu của con người với con người, thi sĩ Xuân Diệu đã thay người ta nói lên những cảm xúc rất đỗi chân thực trong tình yêu. Đó không chỉ là những thiết tha, nồng nàn và mãnh liệt mà nhiều lúc chất chứa những đổ vỡ, tổn thương và mất mát. Nhưng dẫu sao để con tim có cơ hội trải nghiệm rất nhiều những cung bậc cảm xúc nói trên, đời sống tâm hồn của con người mới trở nên phong phú và trưởng thành, chín chắn hơn từng ngày.

Kết bài: Thơ Xuân Diệu cũng chính là tấm lòng của ông dành cho cuộc đời, dành cho tình yêu. Nỗi lòng ấy cứ thế mà theo mỗi vần thơ đi vào lòng người đọc. Thơ Xuân Diệu về tình yêu cũng vì vậy mà sống mãi cùng dòng thời gian, để mỗi thế hệ sẽ có một sự đồng cảm riêng dành cho  Xuân Diệu…

Dàn ý tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu

Nhằm giúp học sinh nắm được những ý chính trong bài viết cũng như cách triển khai chủ đề trên, dưới đây là dàn ý khám phá thơ xuân diệu về tình yêu.

Mở bài thơ Xuân Diệu về tình yêu 

  • Giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu cùng chủ đề tình yêu trong văn học. 
  • Lý giải tại sao Xuân Diệu lại là “ông hoàng của thơ tình”.

Thân bài thơ Xuân Diệu về tình yêu 

  • Một tình yêu thiết tha nồng cháy của nhân vật trữ tình.
  • Tình yêu chứa đựng những hoài nghi về sự thấu hiểu.
  • Thơ Xuân Diệu về tình yêu cùng sự dở dang.

Kết bài thơ Xuân Diệu về tình yêu

  • Khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà thơ Xuân Diệu.
  • Chủ đề tình yêu luôn là chủ đề được quan tâm nhiều hiện nay. 

Như vậy, khám phá thơ Xuân Diệu về tình yêu, ta sẽ thấy triết lý yêu trong thơ Xuân Diệu xuất phát từ một tâm hồn dễ xúc động, tinh tế và lãng mạn. Hy vọng với những tìm hiểu thơ Xuân Diệu về tình yêu trong bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập hay nghiên cứu của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp gì cho chủ đề “thơ Xuân Diệu về tình yêu”, đừng quên để lại nhận xét để cùng DINHNGHIA.VN trao đổi thêm nhé!

Xem thêm >>> Phân tích cái tôi của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng 

Tu khoa lien quan:

  • thơ mới về tình yêu
  • thơ xuân diệu về hoa
  • thơ xuân diệu về nỗi nhớ
  • bài thơ xuân của xuân diệu
  • ông hoàng thơ tình xuân diệu
  • thơ tình đơn phương xuân diệu
  • thơ tình yêu đôi lứa của xuân diệu
Rate this post Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon

Từ khóa » Phần Tích Bài Thơ Yêu Của Xuân Diệu