Quảng Nam: Các Huyện Miền Núi Liên Kết Tìm Hướng Thoát Nghèo
Có thể bạn quan tâm
- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết
- Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng
- Quảng Nam: Hợp long cầu Kỳ Lam trị giá trên 1.400 tỷ đồng
- Quảng Nam bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh thế hệ 7X
Tiềm năng và lợi thế
Vùng miền núi Tây Bắc tỉnh Quảng Nam có diện tích 470,3 nghìn ha (chiếm diện tích 45% tỉnh Quảng Nam) gồm các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, đây là vùng đất giàu tiềm năng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với Lào, nam giáp Tây Nguyên, đông bắc giáp TP Đà Nẵng.
Khu vực này có 4 huyện với 42 xã, 3 thị trấn, dân số của khu vực 157,3 nghìn người, chiếm 10,8% dân số tỉnh Quảng Nam, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Cơ tu) chiếm 80% dân số.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định rằng doanh nghiệp đầu tư vào các huyện miền núi cần phải được quan tâm nhiều hơn |
Với diện tích hơn 80% đồi núi, khu vực này có tiềm năng lớn về phát triển công – nông - lâm nghiệp: Có nguồn tài nguyên rừng khá lớn, đất đai, địa hình sinh thái đa dạng, hệ động vật phong phú, sông suối nhiều có độc dóc lớn phù hợp với việc phát triển ngành thủy điện.
Chiếm hơn 50% diện tích rừng của tỉnh Quảng Nam, cảnh quan đa dạng, thiên nhiên kỳ thú, nhiều di tích lịch sử- văn hóa vật thể và phi vật thể, đây là những tiềm năng vô cùng to lớn để khu vực này phát triển ngành du lịch.
Tuy vậy có nhiều tiềm năng lợi thế, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan, hiện nay khu vực vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển, và là một trong những địa bàn nghèo nhất cả nước.
PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nguyên nhân của tình trạng kém phát triển tại khu vực này trước hết vẫn là thiếu những điều kiện cơ bản để phát triển nền kinh tế nông nghiệp- nông thôn căn bản dựa trên lúa gạo.
Theo ông Thiên, đất rộng, rừng nhiều nhưng ruộng đất ít, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ở một cấp độ tiêu chuẩn cao hơn, nguyên nhân của tình trạng khó khăn được quy về các điều kiện mang tính kinh tế- xã hội.
Văn hóa dân tộc thiểu số là thế mạnh cho các huyện miền núi Quảng Nam phát triển du lịch |
“Đó là do giao thông kết nối kém nên nền kinh tế và đời sống biệt lập với thế giới bên ngoài; vốn liếng ít, kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên không thể chuyển sang trình độ sản xuất có năng suất cao được. Chính vì thế, khu vực không có điều kiện để thu hút nguồn lực từ bên ngoài vào để tạo đà bứt lên” PGS.TS Trần Đình Thiên nói.
Trước những khó khăn này, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã nghiêm túc bàn bạc, hoạch định chính sách và đưa ra chiến lược nhằm liên kết 4 huyện, phát huy thế mạnh vùng, đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế khu vực này.
Gắn với vai trò doanh nghiệp
Để hình thành liên kết vùng, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và các huyện đã đưa ra những định hướng kết nối nông – công nghiệp- dịch vụ chạy theo trục đường HCM tại khu vực ven các thị trấn 4 huyện ( dọc theo các tuyến đường 14B, 14D, 14E). Rà soát đánh giá quy mô, năng suất các loại cây trồng vật nuôi nhằm xác định khả năng tạo vùng nguyên liệu sơ chế, bảo quản, chế biến đơn giản.
Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống gắn kết với trục di sản miền Trung (Đà Nẵng, Hội An, Huế)…Phát triển kinh tế dựa trên sản phẩm đặc sản và giá trị văn hóa truyền thống. Tổ chức sản xuất theo chuỗi: Thu hút các doanh nghiệp đầu tư, liên kết các hộ nông thành HTX, tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng, thu hút doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp.
Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra những ý kiến cho rằng muốn phát triển khu vực cần phải gắn phát triển kinh tế với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn cho rằng: Nông dân đang đơn độc. Việc phát triển nông nghiệp hiện nay chưa gắn với doanh nghiệp. Nếu liên kết với doanh nghiệp, nông dân sẽ được hỗ trợ về công nghệ, cũng như sẽ được doanh nghiệp giải bài toán đầu ra cho thị trường.
Ông Bhling Mia – Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết: Dù đưa ra chính sách liên kết hay quy hoạch phát triển như thế nào đi nữa, nhưng tách rời doanh nghiệp thì địa phương sẽ vẫn cứ nghèo mãi. Để có thể phát triển, khai thác được tiềm năng, địa phương cần có những cơ chế vượt trội để hỗ trợ doanh nghiệp ( thuế, đất đai…)
Ông Phùng Tấn Viết – Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chia sẽ: Đề cùng nhau khơi dậy tiềm năng khu vực này, địa phương cần phải có định hướng có tầm chiến lược dài hạn. Phải có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh, rồi sau đó mới có kế hoạch chi tiết cho 4 huyện miền núi.
Theo ông Viết, để phát triển được, cũng cần có một chính sách huy động các nguồn lực, nguồn lực đầu tư từ trung ương, ngoại lực từ bên ngoài ( nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Một nhà đầu tư đủ tầm, đủ tiềm năng (vốn, tham mưu chính sách…). Cần có một quy chế hợp tác, quy chế phối hợp giữa các vùng. Phát triển dự án đầu tư, phải gắn kết phân kỳ định vị phát triển bền vững. Và quan trọng là xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh địa phương ra bên ngoài.
Ông Lê Chí Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Để thu hút được doanh nghiệp đầu tư, chính quyền các địa phương cần phải đồng hành chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp.
Theo ông Thanh, Doanh nghiệp đầu tư càng phải được quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn rất nhiều lần so với các nhà đầu tư khác. Vì vậy, các địa phương phải tận tình, đồng hành với các nhà đầu tư trong triển khai dự án.
“Thời gian tới, UBND tỉnh cũng sẽ có kiến nghị với Chính phủ xin cơ chế ưu đãi cho vùng miền núi Tây Bắc Quảng Nam như cơ chế của các tỉnh Tây Nguyên hiện nay” ông Thanh nói
Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Quế Lâm thẳng thắn góp ý: Chúng ta không trong chờ ai mà cần phải sử dụng nội lực để thu hút doanh nghiệp. Tôn trọng nông dân. Yếu tố con người, nếu con người tốt, chăm chỉ thì ai cũng sẽ muốn đến đầu tư vào cả. Bốn nhà phải gặp nhau để bàn bạc với nhau, không chỉ khâu sản xuất mà cả bàn đến đầu ra thị trường.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam bất ngờ xin nghỉ hưu sau 5 tháng làm nhiệm vụ Ngày 27/2, ông Lê Phước Thanh được tỉnh ủy Quảng Nam bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2011-2015 với số phiếu ủng hộ 100%. Nếu tính... #Quảng Nam # Đà Nẵng # các huyện miền núi Quảng Nam Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng
- Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
- Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực
- Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết
- Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng
- Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ
- Sau gần 1 năm ra mắt, ITTC Ninh Thuận giúp đổi mới công tác thu hút đầu tư
- Ninh Thuận trình phê duyệt hồ sơ Quy hoạch Cảng Hàng không Thành Sơn
- Hà Nội thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang
- 1 Bộ Giao thông Vận tải có bộ trưởng mới
- 2 Luật mới có hiệu lực, nhà đầu tư bất động sản thay đổi “khẩu vị”
- 3 Người Việt đứng thứ hai thế giới về tiền số, đại biểu kiến nghị phải thu thuế
- 4 Hà Nội sẽ có nhà hát Opera hiện đại bậc nhất, rộng hơn 25.000 m2
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/11
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024
Từ khóa » Các Tỉnh Miền Núi Quảng Nam
-
Sắp Xếp Dân Cư Vùng Miền Núi Tỉnh Quảng Nam Giai đoạn 2021 - 2025
-
Thêm 7 Huyện Miền Núi Quảng Nam được Hưởng Chính Sách Theo ...
-
Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Quảng Nam
-
Quảng Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
TỈNH QUẢNG NAM - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Giới Thiệu Tổng Quan Về Tỉnh Quảng Nam
-
Bài 5: Triển Vọng “Du Lịch Xanh” ở Miền Núi Quảng Nam
-
Quảng Nam Tập Trung Hỗ Trợ đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Và Miền Núi
-
Nhiều Tỉnh Miền Núi Khó Khăn Như Điện Biên, Quảng Nam, Đắk Lắk ...
-
Đánh Thức Miền Núi Phía Tây Quảng Nam Sau 47 Năm Giải Phóng
-
Các Huyện Miền Núi 6 Tỉnh Giáp Tây Nguyên được áp Dụng Một Số ...
-
Phân định Vùng Dân Tộc Thiểu Số Và Miền Núi Với Việc Xây Dựng Chế ...
-
Quảng Nam Đà Nẵng Qua Các địa Danh (phần 8)