Quế Chi, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quế Chi
Có thể bạn quan tâm
Tên khác
Tên thường gọi: Quế, Quế đơn, Quế bì, Ngọc thụ, Quế Trung Quốc, Nhục quế, Mạy quẻ (Tày), Kía (Dao), Quế thanh, Quế quảng,...
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl
Tên dược: Ramulus cinnamoni.
Họ khoa học: Thuộc họ Long lão - Lauraceae.
Cây Quế
(Mô tả, hình ảnh Cây Quế, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn. Lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Cụm hoa hình chùm xim ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.
Hoa tháng 6-8, quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau.
Phân bố
Ở nước ta quế có nhiều ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Bộ phận dùng:
Cành con thu vào mùa xuân, phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, cắt thành lát mỏng hoặc miếng.
Vị thuốc Quế
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị
Đắng, thơm, ngọt và ấm.
Qui kinh:
Tâm, phế và bàng quang.
Công năng:
Tăng tiết mồ hôi và giảm hội chứng ngoại sinh hoạt huyết làm ấm kinh lạc và trừ hàn.
Chỉ định và phối hợp:
- Các thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh: Dùng phối hợp quế chi với ma hoàng làm tăng tác dụng tăng tiết mồ hôi của quế.
- Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ phong (gió) sốt, mạch nông và chậm: Dùng quế chi phối hợp với bạch thược dưới dạng quế chi thang.
- Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp ngoại sinh biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng: Dùng phối hợp quế chi với phụ tử.
- Dương hư ở tâm và tỳ biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông: Dùng phối hợp quế chi với phục linh và bạch truật.
- Dương suy ở ngực (kể cả đau ngực trong tây y) biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc nhịp ngắt quãng: Dùng phối hợp quế chi với giới bạch (củ kiệu) và qua lâu; táo nhân, mẫu đơn bì và phục linh dưới dạng quế chi phục linh thang.
Liều dùng: 3-10g.
Thận trọng và chống chỉ định:
Không dùng quế chi cho bệnh do sốt nóng cũng như các trường hợp thiếu âm kèm dấu hiệu nhiệt thận trọng khi dùng quế chi cho thai phụ
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Từ khóa » Cây Thuốc Quế Chi
-
Cây Quế Chi
-
Quế Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc
-
Quế Chi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Quế Chi: Vị Thuốc Quen Thuộc Chữa Cảm Cúm
-
Quế Chi - Vị Thuốc Quý đặc Biệt Trong Đông Y Và Một Số Bài Thuốc Từ ...
-
Các Vị Thuốc được Lấy Từ Cây Quế, Công Dụng Và Liều Dùng
-
Bạn đã Biết Hết Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vị Thuốc Quế Chi?
-
Cây Quế Chi: Thành Phần Hóa Học, Tính Vị Và Các ứng Dụng Lâm Sàng
-
Quế Chi: Đặc Điểm, Dược Tính Và Công Dụng Điều Trị Bệnh
-
Quế - Thuốc Trị Nhiều Bệnh
-
Quế: Vị Thuốc Và Hương Liệu Cuộc Sống
-
Quế Có Tác Dụng Gì? Thảo Dược Có Nhiều Tác Dụng Hữu ích • Hello ...
-
Quế Chi Có Tác Dụng Gì? Có Dùng để Chữa Cảm Cúm được Không?