Quy định Pháp Luật Về Hành Vi Vu Khống Và Làm Nhục Người Khác

Quy định pháp luật về hành vi vu khống và làm nhục người khác tùy theo mức độ và quy định của mỗi loại pháp luật mà phải chịu những trách nhiệm khác nhau. Long Phan PMT sẽ cung cấp cho bạn những trách nhiệm cơ bản khi một người có hành vi vu khống và làm nhục người khác trong bài viết dưới đây.

Quy định pháp luật về hành vi vu khống và làm nhục người khác

>>>Xem thêm: Tư vấn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm

Mục Lục

  • 1 Trách nhiệm hình sự khi có hành vi vu khống, làm nhục người khác
    • 1.1 Dấu hiệu cấu thành tội phạm
      • 1.1.1 Tội vu khống
      • 1.1.2 Tội vu làm nhục người khác
    • 1.2 Khung hình phạt
      • 1.2.1 Tội vu khống
      • 1.2.2 Tội làm nhục người khác
  • 2 Trách nhiệm hành chính khi có hành vi vu khống, làm nhục người khác
  • 3 Trách nhiệm dân sự
    • 3.1 Nguyên tắc bồi thường
    • 3.2 Căn cứ xác định giá trị bồi thường
    • 3.3 Mức bồi thường

Trách nhiệm hình sự khi có hành vi vu khống, làm nhục người khác

Dấu hiệu cấu thành tội phạm

Tội vu khống

Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, một người khi thực hiện hành vi vu khống sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các dấu hiệu dưới đây

Mặt khách quan

Về hành vi, có một trong các hành vi sau đây:

  • Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn lan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác. luat su bao chua
  • Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

Về hậu quả. Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này

Khách thể: Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Tội vu làm nhục người khác

Theo Điều 155 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, một người khi thực hiện hành vi vu khống sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các dấu hiệu dưới đây

Mặt khách quan

Có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi xúc phạm có thể bằng lời nói hoặc hành động:

  • Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
  • Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người, xe cộ…(có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.

Khách thể: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo về về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Khung hình phạt

Tội vu khống

Hình phạt chính: Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
  • Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 nămhình phạt tội làm nhục người khác

Hình phạt tội làm nhục người khác

>>>Xem thêm: Không đồng ý với kết luận của cơ quan điều tra phảm làm sao?

Tội làm nhục người khác

Hình phạt chính

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  • Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trách nhiệm hành chính khi có hành vi vu khống, làm nhục người khác

Trường hợp người thực hiện hành vi vu khống và làm nhục người khác chưa đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì người đó có thể phải chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi của mình.

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định hai trách nhiệm hành chính đối với trường hợp có hành vi làm nhục hoặc vu khống người khác như sau:

  • Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 90): Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 94): Thực hiện hành vi xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài 02 lần trở lên trong 06 tháng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Trách nhiệm dân sự

Danh dự, nhân phẩm, uy là những yếu tố nhân thân của mỗi cá nhân, là bất khả xâm phạm và được pháp luật dân sự bảo vệ theo Điều 37 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015.

Khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin đã gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân. Cá nhân không chỉ được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín khi còn sống mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ. Cụ thể, vợ, chồng hoặc con thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín; hoặc cha, mẹ của cá nhân này trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con thành niên

Chủ thể nào đăng tải những thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân trên phương tiện thông tin đại chúng thì phải gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

Chủ thể thông tin những thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài bác bỏ thông tin đó còn phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác

>>>Xem thêm: Cách tính mức bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Căn cứ xác định giá trị bồi thường

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại các khoản trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn những lưu ý về quy định pháp luật về hành vi vu khống và làm nhục người khác. Quý bạn đọc còn có thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Từ khóa » Hình Phạt Cho Tội Vu Khống Người Khác