Quy định Về Bảo Lãnh Bảo Hành Trong Hợp đồng Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Dân sự
- Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1- Khái niệm về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
- 2- Quy định pháp luật về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
- 3- Một số câu hỏi thường gặp trong bảo lãnh, bảo hành hợp đồng xây dựng
- - Xử lý thế nào khi bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng
- - Mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng đối với từng loại công trình như thế nào
1- Khái niệm về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
Sau quá trình đấu thầu, các bên sẽ tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng và thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm hợp đồng. Hợp đồng xây dựng thường khá phức tạp đồng thời rủi ro xảy ra đối với công trình tương đối cao, để đảm bảo và giảm các rủi ro về thiệt hại khi thực hiện hợp đồng thì các bên thường thỏa thuận thêm điều khoản về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng.
Theo quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đi kèm, khái niệm về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng chưa được quy định một cách rõ ràng. Tuy nhiên khái niệm này có thể được hiểu thông qua các quy định về "bảo lãnh" và "bảo hành" theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo đó, "bảo lãnh" được hiểu là việc một bên thứ ba (bên bảo lãnh) đứng ra cam kết về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ cho một bên - bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh này không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh khi đến hạn.
"Bảo hành" theo quy định được hiểu là việc bên sản xuất/ hoặc bên bán cam kết sẽ sửa chữa miễn phí hoặc thay thế miễn phí linh kiện hoặc phần công trình của sản phẩm nếu có những hỏng hóc, những lỗi bên trong sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, thời gian đó gọi là thời hạn bảo hành.
Như vậy, dựa trên các khái niệm về "bảo lãnh", "bảo hành" và các khái niệm liên quan đến hợp đồng xây dưng theo quy định tại Điều 16 Nghị địh số 37/2015/NĐ-CP, "bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng" được hiểu là nội dung thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng dưới hình thức bảo lãnh đối với việc bảo hành công trình xây dựng.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Quy định pháp luật về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng
Như đã được phân tích ở trên, "bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng" được xem là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định chung tại Điều 16 và Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 09/2016/TT-BXD.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, bảo lãnh bảo hành trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng như biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:
Bảo lãnh bảo hành theo hợp đồng xây dựng là biện pháp đảm bảo được ưu tiên áp dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng.
Việc bảo đảm thực hiện nội dung về bảo lãnh bảo hành phải được bên nhận thầu nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng xây dựng có hiệu lực theo đúng nội dung mà các bên đã thỏa thuận.
Việc bảo lãnh bảo hành phải được thực hiện theo mẫu được bên giao thầu chấp thuận, đồng thời có hiệu lực đến thời điểm bên nhận thầu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng thường được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá trị của hợp đồng xây dựng. Giá trị bảo lãnh bảo hành hợp đồng xây dựng, trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu rủi ro, có thể được tăng lên nhưng không quá 30% giá của hợp đồng xây dựng nhưng phải có sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư:
Đối với các công trình xây dựng được xếp loại cấp I, cấp đặc biệt thì mức bảo lãnh bảo hành tối thiểu được xác định khoảng 3% giá trị hợp đồng;
Đối với những công trình cấp còn lại thì mức bảo lãnh bảo hành có giá trị tối thiểu không quá 5% giá trị hợp đồng.
Khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực mà bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng hoặc có vi phạm nội dung của hợp đồng thì bên nhận thầu sẽ không được nhận lại số tiền đã đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà ở đây là sẽ nhận được lại tiền bảo lãnh, bảo hành.
Trường hợp bên nhận thầu đã hoàn tất các nghĩa vụ trong hợp đồng, thực hiện xong hợp đồng, hoặc đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo hành trong thời hạn bảo hành thì bên giao thầu phải trả lại khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên nhận thầu.Tham khảo thêm về bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest.
3- Một số câu hỏi thường gặp trong bảo lãnh, bảo hành hợp đồng xây dựng
- Xử lý thế nào khi bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng
Khi hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực mà bên nhận thầu không thực hiện hợp đồng hoặc có vi phạm nội dung của hợp đồng thì bên nhận thầu sẽ không được nhận lại số tiền đã đảm bảo thực hiện hợp đồng, mà ở đây là sẽ nhận được lại tiền bảo lãnh, bảo hành.
- Mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng đối với từng loại công trình như thế nào
Mức bảo lãnh bảo hành thực hiện hợp đồng thường được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá trị của hợp đồng xây dựng. Giá trị bảo lãnh hợp đồng xây dựng, trong trường hợp cần thiết để giảm thiểu rủi ro, có thể được tăng lên nhưng không quá 30% giá của hợp đồng xây dựng nhưng phải có sự chấp thuận của người có thẩm quyền quyết định đầu tư:
Đối với các công trình xây dựng được xếp loại cấp I, cấp đặc biệt thì mức bảo lãnh tối thiểu được xác định khoảng 3% giá trị hợp đồng; Đối với những công trình cấp còn lại thì mức bảo lãnh có giá trị tối thiểu không quá 5% giá trị hợp đồng.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Quy định về bảo lãnh, bảo hành trong hợp đồng xây dựng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Quy định về bảo lãnh, bảo hành trong hợp đồng xây dựng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
- Từ khóa
- mức bảo lãnh
- quy định về bảo lãnh
- bảo hành
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpLàm thế nào để bảo lãnh anh em qua Úc chi tiết nhất
Everest Law Firm
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Dân sựThủ tục giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?
Kiến thức Dân sựPhân biệt chi tiết về quyền con người và quyền công...
Kiến thức Dân sựNăng lực chủ thể của cá nhân là gì? Những yếu...
Kiến thức Dân sựLàm sao khi hàng xóm xây nhà lấn chiếm không gian...
Kiến thức Hôn nhânĐại diện giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và...
Dịch vụ Doanh nghiệpDịch vụ xin giấy phép quảng cáo chất lượng uy tín...
Lao độngĐộng cơ phạm tội là gì? Ví dụ về động cơ...
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.3 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.18768 sec| 1021.258 kbTừ khóa » Trong Bảo Hành Là Gì
-
Chính Sách Bảo Hành Là Gì? Những Lưu ý Dành Cho Người Tiêu Dùng ...
-
Bảo Hành Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Bảo Hành ? - Luật Minh Khuê
-
Bảo Hành Là Gì? Quy định Về Bảo Hành Khi Mua Bán Hàng Hóa?
-
Chính Sách Bảo Hành Là Gì? Một Số Thông Tin Cần Biết Có ... - Vi Tính TTC
-
Bảo Hành Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Mua Bán Có Bảo Hành Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự 2015
-
Xử Lý Chi Phí Bảo Hành Sản Phẩm Theo Thông Tư Mới Nhất
-
Bảo Hành điện Tử Là Gì?
-
Soạn Thảo điều Khoản Bảo Hành Khi Cung Cấp Dịch Vụ Cho đối Tác
-
Nghĩa Vụ Bảo Hành Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
"Bảo Hành" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Bảo Hành điện Tử Là Gì? Tại Sao Dịch Vụ Này Cần được Phát Triển Và ...
-
Chính Sách Bảo Hành Là Gì? Một Số Thông Tin Cần Biết Có ...
-
Bảo Hành Phần Cứng Là Gì? Kinh Nghiệm Bảo Hành Phần Cứng