Soạn Thảo điều Khoản Bảo Hành Khi Cung Cấp Dịch Vụ Cho đối Tác
Có thể bạn quan tâm
Soạn thảo điều khoản bảo hành khi cung cấp dịch vụ cho đối tác không còn là vấn đề mới đối với các doanh nghiệp. Điều khoản bảo hành thường được quy định tại hợp đồng kinh tế hoặc phụ lục riêng đính kèm. Vậy Điều khoản bảo hành cần quy định những vấn đề gì? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một vài quy định liên quan đến vấn đề này.
Mục Lục
- 1 Điều khoản bảo hành gồm những gì
- 1.1 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng bảo hành
- 1.2 Thời hạn khiếu nại
- 1.3 Bồi thường về bảo hành
- 1.4 Những trường hợp không được bảo hành
- 2 Soạn thảo Điều khoản này như thế nào?
- 2.1 Ghi rõ thời hạn, địa điểm bảo hành
- 2.2 Ghi rõ thời gian thực hiện việc bảo hành
- 2.3 Chú ý các trường hợp không được bảo hành
- 2.4 Giới hạn trách nhiệm của mỗi bên
- 3 Dịch vụ cung cấp soạn thảo hợp đồng tại Luật Long Phan
Điều khoản bảo hành gồm những gì
Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng bảo hành
Căn cứ theo Điều 446, 447 và 448 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015), nghĩa vụ bảo hành được xác định như sau:
Nghĩa vụ của bên bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn nhất định, thời hạn này được gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
- Phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
- Chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
Quyền của bên được bảo hành
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
(Điều 447, khoản 3 Điều 448 BLDS 2015)
Thời hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, tùy mặt hàng, dịch vụ mà thời hạn này có thể khác nhau. Nếu các bên không thỏa thuận thì thời hạn này được xác định như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa; trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bả
(điều 318 Luật Thương mại 2005).
Bồi thường về bảo hành
Trong quá trình bảo hành , nếu bên bán có lỗi thì phải bồi thường về bảo hành.
Theo khoản 1 Điều 419 BLDS 2015, bên cạnh yêu cầu bên bán thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có thể yêu cầu bồi thường về các khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
Tuy nhiên, nếu không chứng minh được lỗi của bên bán, bên mua không thể yêu cầu bảo hành.
Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. (khoản 2 Điều này)
Những trường hợp không được bảo hành
Đó là những trường hợp lỗi kỹ thuật do khách hàng, đối tác gây ra. Đối với những trường hợp này, nếu bên mua chứng minh được thiệt hại do lỗi của người bán thì người bán không phải bồi thường thiệt hại. (khoản 2 Điều 419 BLDS 2015).
Ví dụ như lỗi chập điện, hư hỏng của thiết bị gia dụng (được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng) xảy ra là do bất cẩn của khách hàng. Như vậy, cửa hàng thiết bị không phải bồi thường.
Soạn thảo Điều khoản này như thế nào?
Quý doanh nghiệp nên ghi sẵn các Điều khoản bảo hành trên hóa đơn, hướng dẫn sử dụng, v.v của sản phẩm. Bên cạnh đó, có thể cung cấp các Điều khoản trên trang web (nếu có) với từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Các Điều khoản bảo hành có thể ghi trong một hoặc tách ra thành nhiều điều khoản riêng.
Ghi rõ thời hạn, địa điểm bảo hành
Ví dụ:
- Hai bên đồng ý hợp tác, trao đổi thông tin phù hợp với nhu cầu, quy mô và quyền lợi của mỗi bên.
- Hai bên (Các bên) tiến hành thực hiện cung cấp dịch vụ …… theo quy chế hoạt động (nghị quyết) của đơn vị mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tham gia ký kết.
Ghi rõ thời gian thực hiện việc bảo hành
Ví dụ:
- Bên A sẽ thực hiện việc sửa chữa hoặc thay thế ………cho Sản Phẩm Mới hoặc Sản Phẩm Thay Thế theo yêu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
- Thời gian thực hiện việc bảo hành này không tính vào Thời Hạn Bảo Hành nêu tại mục 4 bên trên.
- Tùy theo tình hình thực tế, Bên A sẽ xem xét cung cấp cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được khách hàng chấp nhận trong suốt thời gian thực hiện bảo hành.
Chú ý các trường hợp không được bảo hành
Tại đây, ghi rõ những trường hợp không được bảo hành do lỗi của khách hàng. Trong trường hợp này, khách hàng không có quyền yêu cầu bảo hành, cũng như không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ví dụ:
Trong hợp đồng thuê nhà, thuê mặt bằng, thường thấy điều khoản bảo hành như sau:
Trường hợp bên thuê nhà đã báo trước về những hư hỏng mà bên cho thuê không tiến hành sửa chữa hoặc sửa chữa kịp thời trong thời hạn hợp lý, bên thuê có quyền tiến hành sửa chữa và yêu cầu bên cho thuê thanh toán khoản chi phí sửa chữa nêu trên.
Giới hạn trách nhiệm của mỗi bên
Người bán có thể ghi thêm nghĩa vụ chịu chi phí vận chuyển, chi phí sơn sửa, v.v.
Bên bán chịu trách nhiệm bảo hành gồm:
- Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng, linh kiện.
- Chi phí đổi sản phẩm mới tương tự phù hợp với quy định tại ………
- Chi phí vận chuyển sản phẩm từ trạm bảo hành được ủy quyền đến nhà khách hàng và ngược lại đối với khách hàng có địa chỉ trong phạm vi 50 km tính từ trung tâm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với các điều khoản bảo hành này.
Đối tác, khách hàng: có thể thỏa thuận tiến hành sửa chữa nếu được sự đồng ý của bên bán (hoặc bên cho thuê/đơn vị cung cấp,v.v)
Ví dụ:
Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng căn cứ theo khoản 6 Điều 28 Luật Kinh doanh bất động sản.
Dịch vụ cung cấp soạn thảo hợp đồng tại Luật Long Phan
Công ty luật Long Phan sẵn lòng cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm tư vấn soạn thảo, rà soát tính pháp lý của hợp đồng. Với đội ngũ luật sư tận tình và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin có thể giúp Quý khách hàng giải quyết các khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã tư vấn cho Quý khách hàng cách soạn thảo Điều khoản bảo hành trong hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trường hợp Quý khách cần tư vấn thêm về lĩnh vực hợp đồng hoặc quan tâm đến các gói dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được trợ giúp.
Từ khóa » Trong Bảo Hành Là Gì
-
Chính Sách Bảo Hành Là Gì? Những Lưu ý Dành Cho Người Tiêu Dùng ...
-
Bảo Hành Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Bảo Hành ? - Luật Minh Khuê
-
Bảo Hành Là Gì? Quy định Về Bảo Hành Khi Mua Bán Hàng Hóa?
-
Chính Sách Bảo Hành Là Gì? Một Số Thông Tin Cần Biết Có ... - Vi Tính TTC
-
Bảo Hành Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Mua Bán Có Bảo Hành Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự 2015
-
Xử Lý Chi Phí Bảo Hành Sản Phẩm Theo Thông Tư Mới Nhất
-
Bảo Hành điện Tử Là Gì?
-
Nghĩa Vụ Bảo Hành Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
"Bảo Hành" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
-
Bảo Hành điện Tử Là Gì? Tại Sao Dịch Vụ Này Cần được Phát Triển Và ...
-
Chính Sách Bảo Hành Là Gì? Một Số Thông Tin Cần Biết Có ...
-
Bảo Hành Phần Cứng Là Gì? Kinh Nghiệm Bảo Hành Phần Cứng
-
Quy định Về Bảo Lãnh Bảo Hành Trong Hợp đồng Xây Dựng