Quy định Về Hình Phạt Tiền? Phạt Tiền Thay Cho Phạt Tù được Không?
Có thể bạn quan tâm
Phạt tiền có phải là biện pháp ưu tiên trong xét xử? Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng “Lấy tiền thay cho tù thì chỉ lợi cho người giàu”. Vậy đứng trên phương diện pháp lý thì ý kiến này đúng hay sai? Để làm rõ quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền và trả lời các câu hỏi trên, Công ty Luật Quốc tế DSP xin gửi tới bạn đọc bài viết sau:
MỤC LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT:
- 1. Các khái niệm
- 1.1. Hình phạt là gì?
- 1.2. Phạt tiền là gì?
- 2. Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền
- 2.1. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân:
- 2.2. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là pháp nhân thương mại:
- 3. Điều kiện áp dụng hình phạt tiền
- 3.1. Loại tội phạm:
- 3.2. Khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của chủ thể thực hiện hành vi tội phạm
- 3.3. Trường hợp miễn chấp hành hình phạt tiền
- 4. Phạt tiền thay cho phạt tù được không?
- 5. Cơ sở pháp lý
1. Các khái niệm
1.1. Hình phạt là gì?
Theo Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định khái niệm hình phạt như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”
Hệ thống hình phạt gồm hai nhóm: nhóm hình phạt chính và nhóm hình phạt bổ sung.
Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại tội phạm được tuyên. Hình phạt chính được áp dụng độc lập với hình phạt bổ sung.
Hình phạt bổ sung là hình phạt không thể được áp dụng độc lập mà chỉ có thể kèm theo hình phạt chính.
Theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau: “Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.”
1.2. Phạt tiền là gì?
Phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước.
2. Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền
2.1. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân:
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 35. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.”
Trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi, căn cứ Điều 99 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.”
2.2. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là pháp nhân thương mại:
Căn cứ Điều 77 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 77. Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.”
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt tiền có thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại khi pháp nhân thương mại phạm các tội quy định tại các Điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 (gồm 33 tội danh thuộc các nhóm tội trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh kế, môi trường; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng).
3. Điều kiện áp dụng hình phạt tiền
3.1. Loại tội phạm:
Với hình phạt chính, phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng được Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như: tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176); tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177); tội tổ chức tảo hôn (Điều 183) v.v.. Đặc biệt, phạt tiền còn được áp dụng đối với người phạm tội rất nghiêm trọng như tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường, tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng hoặc tội phạm khác được Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định v.v..
Với hình phạt bổ sung, phạt tiền được áp dụng đối với các tội phạm về tham những, ma túy hoặc một số tội phạm khác như: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về chức vụ v.v..
3.2. Khả năng tài chính và điều kiện kinh tế của chủ thể thực hiện hành vi tội phạm
Trường hợp người phạm tội là cá nhân thì để áp dụng hình phạt tiền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chứng minh các tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp cũng như các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của người phạm tội. Việc chứng minh khả năng tài chính của cá nhân thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, khách quan trong quá trình thực hiện chính sách quản lý tài sản của công dân của Nhà nước ta.
Trường hợp người phạm tội là pháp nhân thương mại thì thông qua toàn bộ hóa đơn, chứng từ đầu vào đầu ra, sổ sách kế toán, tài sản của doanh nghiệp, dư nợ chưa thu hồi được,… các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chứng minh được điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội các chủ thể đã thực hiện, khả năng tài chính và biến động giá cả thị trường mà Tòa án có thể xem xét, cân nhắc ấn định mức phạt tiền phù hợp nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân (Điều 35), không thấp hơn 50.000.000 đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là pháp nhân thương mại (Điều 77). Đồng thời, mức phạt tiền còn phải đảm bảo nằm trong phạm vi khung hình phạt của mỗi loại tội phạm cụ thể.
3.3. Trường hợp miễn chấp hành hình phạt tiền
Theo khoản 5 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.”
Như vây, để được miễn chấp hành hình phạt tiền thì người bị kết án phạt tiền cần đáp ứng 02 điều kiện sau:
1. Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt.
2. Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được hình phạt còn lại hoặc lập công lớn.
4. Phạt tiền thay cho phạt tù được không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có quy định về “phạt tiền thay cho phạt tù”. Tính chất của hai loại hình phạt này khác nhau. Phạt tù là hình phạt tước quyền tự do và buộc người kết án phải cách ly khỏi xã hội trong khoảng thời gian nhất định. Còn phạt tiền là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước. Vậy nên, đối với nhiều loại tội phạm, đặc biệt các loại tội phạm liên quan đến quyền nhân thân của con người thì hình phạt được áp dụng phổ biến là hình phạt tù. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhất là đối với các tội phạm về kinh tế, trong khung hình phạt có cả hình phạt chính là hình phạt tiền và hình phạt tù thì lúc này, Tòa án có thể cân nhắc, dựa trên tình hình tài sản và khả năng thi hành của người phạm tội mà có thể quyết định áp dụng hình phạt tiền nhằm đảm bảo vừa đủ tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước ta, đạt được hiệu quả trong việc quyết định hình phạt.
Khác với hình phạt tù, để có thể quyết định áp dụng hình phạt tiền, Tòa án ngoài việc căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, hay cân nhắc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ còn phải căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội theo như quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.”
>> Xem thêm:
Xét tha tù trước thời hạn khi mới được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
5. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là bài viết của Công ty Luật Quốc tế DSP. Nếu còn những vướng mắc, bạn đọc vui lòng trao đổi trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 089.661.6767 / 089.661.7728 hoặc gửi về Email: mientrung@dsplawfirm.vn để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:
Điện thoại: 0236 222 55 88
Hotline: 089 661 6767 hoặc 089 661 7728
Email: info@dsplawfirm.vn
Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn
Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA
Rất mong được hợp tác cùng Quý Khách!
Từ khóa » Hình Phạt Tiền được áp Dụng Khi Vi Phạm
-
Phạt Tiền Là Hình Phạt được áp Dụng Trong Trường Hợp Nào? Về Mức ...
-
Phạm Vi áp Dụng Hình Phạt Tiền Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự ...
-
[PDF] Các Quy định Về Hình Phạt (Gồm Khái Niệm, Mục đích, Các Loại Hình ...
-
Những Khó Khăn Vướng Mắc Khi áp Dụng Hình Phạt Tiền Theo Quy ...
-
Khi Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Có Tình Tiết Giảm Nhẹ Thì Có Bắt Buộc ...
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Quy định Về Hình Phạt Tiền? Phạt Tiền Thay Cho ... - Luật Dương Gia
-
Hình Phạt Theo Quy định Tại Bộ Luật Hình Sự Mới Nhất
-
Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính - Ánh Sáng Luật
-
Hình Phạt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số Lưu ý Khi Quyết định áp Dụng Hình Phạt Dưới Mức Thấp Nhất ...
-
Hà Nội, Ngày 1 Tháng 2 Năm 1990 - Bộ Tư Pháp
-
HÌNH PHẠT PHẠT TIỀN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CHỊU ...