Quy định Về Kê Biên, Xử Lý Tài Sản đang Cầm Cố, Thế Chấp Và Thanh ...
Có thể bạn quan tâm
Chấp hành viên kê biên xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ cho Ngân hàng theo hợp đồng thế chấp và trả nợ cho người được thi hành án theo các Bản án, Quyết định khác của Tòa án có đúng không?
Question Tags: THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Vạn Luật Nhân viên trả lời 6 năm trướcTrường hợp bạn hỏi chúng tôi không có hồ sơ thi hành án vụ việc của bạn, không rõ nội dung vụ việc nên chúng tôi trả lời bạn như sau: – Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại Điều 90 của Luật thi hành án dân sự, cụ thể: 1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. 2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật thi hành án dân sự, cụ thể: – Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp là bên được thi hành án hoặc trường hợp bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể thì số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp, bị kê biên được ưu tiên thanh toán cho bên nhận cầm cố, thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm sau khi trừ án phí của bản án, quyết định đó, chi phí cưỡng chế và khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật thi hành án dân sự. – Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà bên nhận cầm cố, thế chấp không phải là người được thi hành án thì người nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản theo thứ tự sau: (01) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần; (02) Án phí, lệ phí Tòa án; (03) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau: (01) Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án; (02) Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án được thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó; số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán; (03) Sau khi thanh toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án. – Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự: “3. Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp mà kết quả xác minh tại thời điểm thi hành án cho thấy tài sản có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán theo hợp đồng cầm cố, thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự biết. Cơ quan thi hành án dân sự kê biên tài sản sau khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi xử lý tài sản để thanh toán hợp đồng đã ký, nếu có. Nếu người nhận cầm cố, thế chấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho người được thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Đồng thời, việc kê biên, xử lý tài sản phải thực hiện theo Điều 11 và 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng quy định kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án và thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm như sau: Điều 11. Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án Các tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 90 của Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Điều 12. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên Chấp hành viên được kê biên xử lý tài sản nếu đáp ứng Điều 11 và 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14. Việc kê biên đảm bảo để trả nợ cho Ngân hàng theo hợp đồng thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án. Ngân hàng được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các khoản cho người được thi hành án theo các Bản án, Quyết định khác của Tòa án mà Chấp hành viên đang thi hành.
Từ khóa » Kê Biên Tài Sản đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng
-
Có được Kê Biên Tài Sản đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng Không?
-
Kê Biên Tài Sản đang Cầm Cố Thế Chấp để Thi Hành án Và Một Số Vấn ...
-
Có được Kê Biên Tài Sản đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng?
-
Tài Sản đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng Có được Kê Biên để Thi Hành án?
-
Đất đang Thế Chấp Có Thể Là Tài Sản Thi Hành án - Quy định Mới
-
Kê Biên, Xử Lý Tài Sản đang Thế Chấp
-
Kê Biên Tài Sản đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quy định Kê Biên Tài Sản đang Thế Chấp Sau Khi ... - Thư Viện Pháp Luật
-
Kê Biên, Bán đấu Giá Tài Sản Thế Chấp Là Bất động Sản Trong Hoạt ...
-
Tư Vấn Về Trường Hợp Kê Biên Tài Sản đang Cầm Cố, Thế Chấp
-
Quy định Kê Biên, Xử Lý Tài Sản đang Cầm Cố, Thế Chấp Và Quy định Về ...
-
Mất Bao Lâu để Kê Biên Tài Sản Tại Ngân Hàng?
-
Kê Biên Quyền Sử Dụng đất đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng
-
Đất đang Thế Chấp Tại Ngân Hàng Có Bị Kê Biên để Thi Hành án Không?