Quy định Về Xử Lý Tài Sản đã Kê Biên - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong những quy định của pháp luật – là biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp luật quy định những biên pháp cưỡng chế thi hành án và biện pháp xử lý tài sản của người phải thi hành án. Trong đó có biện pháp bán tài sản đã kê biên, vậy biện pháp bán tài sản đã kê biên được quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quy định về xử lý tài sản đã kê biên” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Có thể bạn quan tâm
Bãi nại có đi tù không?
Làm từ thiện có được giảm thuế TNDN không?
“Sư thầy Thích Tâm Phúc” bị bắt tội lừa đảo bị mức án gì?
- Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014
Kê biên xử lý tài sản là gì?
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là; biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án; quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
+ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng theo bản án, quyết định của toà án; người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án.
+ Theo đó, người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án.
+ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi tài sản bị kê biên phải thuộc sở hữu của người phải thi hành án; bao gồm tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án; và tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác. Những tài sản này có thể đang do người phải thi hành án; hoặc người thứ ba quản lý, sử dụng.
+ Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được áp dụng khi đã hết thời gian tự nguyện do chấp hành viên ấn định; nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành; hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản.
Quy định về xử lý tài sản đã kê biên
Theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
Khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố; nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.
Quy định bán tài sản đã kê biên theo Luật thi hành án dân sự
Bán tài sản đã kê biên để thi hành án được quy định tại Điều 110 Luật thi hành án dân sự 2008; theo đó:
Nếu người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản đã kê biên; thì tài sản đã kê biên sẽ được bán để thi hành án. Theo quy định tại Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008; tuỳ trường hợp tài sản đã kê biên được bán qua thủ tục bán đấu giá; hoặc không qua thủ tục đấu giá.
Đối với tài sản là động sản
– Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng; và bất động sản thì việc bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc; kể từ ngày định giá. Nếu đương sự thoả thuận được về tổ chức bán đấu giá; thì chấp hành viên kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận lựa chọn.
– Trường hợp đương sự không thoả thuận được về tổ chức bán đấu giá; thì chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày; đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng.
Đối với tài sản là động sản
– Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; hoặc tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá; hoặc có tổ chức bán đấu giá nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối kí hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; thì chấp hành viên có quyền chủ động bán đấu giá tài sản kê biên.
– Việc chấp hành viên chủ động bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày; đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá; hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
– Ngoài ra, chấp hành viên có quyền bán tài sản kê biên; mà không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng; hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Trong trường hợp này thì việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc; kể từ ngày kê biên.
– Theo quy định tại khoản 6 Điều 101 Luật thi hành án dân sự 2008; thì thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Theo đó, thủ tục bán đấu giá tài sản đã kê biên được thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Quy định về xử lý tài sản đã kê biên “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Bảo hộ bản quyền tác giả …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Các trường hợp không được tại ngoại
- Tại ngoại có được đi làm không?
- Tại ngoại trong quá trình điều tra có được tự do đi lại không?
- Hủy hoại tài sản đã kê biên
Câu hỏi thường gặp
Hủy hoại tài sản đã kê biên có bị xử phạt hay không?Hủy hoại tài sản bị kê biên: Được thể hiện qua hành vi làm mất hẳn tính năng; tác dụng, giá trị, giá trị sử dụng tài sản bị kê biên (chẳng hạn đốt cháy tài sản).Hành vi hủy tài sản bị kê biên có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 10.000.000-20.000.000 đồng được quy định tại Khoản 5 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Thẩm quyền ra lệnh kê biên là ai?Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Thủ tục tiến hành kê biên được quy định như thế nào?Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe, bao gồm: bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên; người chứng kiến, những người này phải cùng ký tên vào biên bản.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Kê Biên Phát Mại Là Gì
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? Quy định Về Kê Biên Tài Sản - Thư Viện Pháp Luật
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì? Trình Tự Kê Biên Tài Sản Thi Hành án
-
Kê Biên Tài Sản Là Gì ? Đối Tượng, Thẩm Quyền Ra ... - Luật Minh Khuê
-
Những Nội Dung Cơ Bản Pháp Luật Về Cưỡng Chế Kê Biên Tài Sản Của ...
-
Kê Biên, Xử Lý Tài Sản để Thi Hành án - LUẬT SƯ
-
Cưỡng Chế Kê Biên, Xử Lý Tài Sản để Thi Hành Nghĩa Vụ Trả Tiền
-
Việc Kê Biên, Phát Mãi Tài Sản Của Người Vay Vốn Ngân Hàng
-
Kê Biên, Phát Mãi Tài Sản để đảm Bảo Thi Hành án - Báo Cần Thơ
-
Kê Biên Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Kê Biên Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Kê Biên Tài Sản Của Người Phải Thi Hành án Dân Sự Theo Quy định ...
-
Phát Mại Tài Sản đã Bị Thế Chấp - Luật Minh Gia
-
Trình Tự, Thủ Tục, Quy Trình Phát Mại Tài Sản Thu Hồi Nợ Thông Qua Hình ...
-
Kê Biên, Xử Lý Tài Sản & Quyền Khởi Kiện | Le & Tran