Quy Hoạch đường Vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 Hà Nội - Bản đồ
Có thể bạn quan tâm
Quy hoạch đường vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 Hà Nội – Thông tin quy hoạch, Tiến độ xây dựng và Những Ưu, Nhược điểm của những trục đường vành đai tại Thành Phố Hà Nội được cập nhật bởi Tuyến Mai.
Quy hoạch đường vành đai Hà Nội đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tư cá nhân và nhiều doanh nghiệp. Nếu quý khách đang tìm hiểu về quy hoạch đường vành đai Hà Nội thì không nên bỏ qua bài viết này.
Trong bài viết này, Tuyến Mai sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và tiến độ thi công các tuyến Đường vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 của thành phố Hà Nội. Đây là những thông tin mới nhất và chính xác nhất về quy hoạch đường vành đai Hà Nội, hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Đường vành đai 1 Hà Nội
Đường vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ vòng tròn, tuyến đường chạy xung quanh nội đô và bao trọn lấy nội thành của thành phố hay khu đô thị mà nó đi qua trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là đường vành đai đầu tiên của Hà Nội, có từ thời Pháp thuộc (thời Pháp gọi là Route circulaire).
Hệ thống giao thông tại Tp Hà Nội được thiết kế theo hình mạng nhện, lấy Hồ Gươm làm trung tâm thì đường vành đai 1 nằm bao quanh các vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội.
Tuyến vành đai 1 Hà Nội đi qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Theo chiều kim đồng hồ, điểm đầu đường vành đai 1 chạy từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam, toàn bộ đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường Ô Chợ Dừa, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân, tới đoạn cầu Nhật Tân là kết thúc tuyến đường vành đai 1.
Bên cạnh đó, trên tuyến đường vành đai 1 có 2 cầu vượt bằng thép và 1 hầm chui:
- Nối giữa đường Nghi Tàm và Trần Quang Khải là cầu vượt Ô Đống Mác bằng thép
- Nối giữa Trần Khát Chân và Đại Cồ Việt là cầu vượt Ô Cầu Dền làm bằng thép
- Nối giữa Đại Cồ Việt và Xã Đàn là hầm chui Kịm Liên
Tuyến đường vành đai 1 Hà Nội có tổng mức đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng, chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Do nằm ở trung tâm thành phố, chính vì thế chi phí đền bù giải toả lớn nên trung bình mỗi mét đường vành đai 1 lên tới 2 tỷ đồng, làm ảnh hưởng nhiều tới tiến độ thi công dự án.
Tiến độ thi công đường vành đai 1
- Đến thời điểm năm 2016: Quy hoạch đường vành đai 1 từ đường Cầu Nhật Tân đến Hoàng Cầu (tức các đường Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa) đã được mở rộng.
- Đường Cầu Giấy – Bưởi – Lạc Long Quân cũng đã hoàn thành
- Cập nhật tiến độ thời điểm cuối năm 2020, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục là đoạn tuyến cuối cùng được triển khai nhằm khép kín đường vành đai 1 và được Tp Hà Nội đặt quyết tâm hoàn thành vào năm 2020. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối, phát huy hiệu quả toàn tuyến, giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực trung tâm, đáp ứng nhu cầu của một đô thị hiện đại.
Với mục tiêu liên thông toàn bộ tuyến Đường vành đai 1 theo quy hoạch, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp TP Hà Nội làm chủ đầu tư và quản lý trực tiếp, được UBND TP giao làm đại diện chủ đầu tư dự án, đã phối hợp với các sở, ngành hoàn chỉnh Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục.
Đường vành đai 1 – Hoàng Cầu Voi Phục
Đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu-Voi Phục), có chiều dài khoảng 2,27km, mặt cắt ngang 50m, diện tích khoảng 153.341 m2 (bao gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường Vành đai 1 tại các nút Giảng Võ – Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh). Tổng số các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng khoảng 2.328 hộ, trong đó địa bàn quận Ðống Ða là 808 hộ, địa bàn quận Ba Ðình 1.520 hộ; Nhu cầu tái định cư khoảng 2.239 căn hộ. Giá đền bù, được thực hiện theo Quyết định 96/2014/QÐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2015-2019.
Dự án được đầu tư xây dựng hạng mục bãi đỗ xe, cây xanh, khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan, gồm vỉa hè phía Nam đường Ðê La Thành tại phần dải đất giữa đường Vành đai 1 và đường Ðê La Thành đoạn Hoàng Cầu đến Láng Hạ với diện tích khoảng 6.083m2. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.779 tỷ đồng, trong đó tiền xây lắp chỉ 785 tỷ đồng, tiền giải phóng mặt bằng hơn 6.000 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách thành phố và các nguồn khác trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2017-2020.
Đây được xem là một trong những dự án giao thông cấp bách nhất của Hà Nội hiện nay, nhằm khép kín Vành đai 1 từ Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Kim Liên – Hoàng Cầu – Voi Phục đến Vành đai 2; giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến Hoàng Cầu – Đê La Thành – Voi Phục.
Có thể bạn quan tâm khái niệm: Đường vành đai là gì?
Đường vành đai (đôi khi được gọi là đường bao) là một đường bao trọn lấy nội đô, có thể là đường cao tốc đô thị hoặc xa lộ giúp cho các phương tiện tránh việc phải di chuyển trực tiếp vào các đường phố thuộc khu vực nội đô của một thành phố hay vùng đô thị. Đường vành đai được kết nối với các đường quốc lộ và tỉnh lộ qua các nút giao đồng mức hoặc khác mức tùy theo đặc điểm của từng đô thị.
Mục đích chính của đường vành đai là tạo ra một tuyến đường nhanh hơn để các các luồng phương tiện có thể di chuyển từ hướng này tới hướng khác của thành phố, di chuyển từ thị trấn này tới thị trấn khác của một vùng đô thị, từ tỉnh này tới tỉnh khác mà không xung đột với luồng phương tiện di chuyển trong trung tâm của đô thị. Theo Wikipedia
Video hệ thống đường vành đai 1, 2, 2.5, 3 và đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội, Cát Linh Hà Đông của Thành phố Hà Nội:
Đường vành đai 2 Hà Nội
Tuyến đường vành đai 2 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của thành phố có tổng chiều dài là 43.6 km; tổng mức đầu tư khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng – đây cũng là tuyến giao thông huyết mạch của thành phố đang được trú trọng triển khai.
Đường vành đai 2 chạy qua cầu Vĩnh Tuy – đường Minh Khai – đường Đại La – Ngã tư Vọng – đường Trường Chinh – Ngã tư Sở – đường Láng – Cầu Giấy – đường Bưởi – đường Võ Chí Công – cầu Nhật Tân – đường Võ Nguyên Giáp – đường Trường Sa – cầu Đông Trù – đường Lý Sơn – cầu chui Gia Lâm – đường Nguyễn Văn Linh – đường Đàm Quang Trung – cầu Vĩnh Tuy.
Hiện đường vành đai 2 đang được mở rộng đoạn từ ngã tư cầu Mai Động đến ngã tư Vọng (đường Đại La – Minh Khai) kết hợp với đường trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở và đang có quy hoạch mở rộng đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Giấy. Đến thời điểm năm 2019, việc mở rộng đoạn từ ngã tư Vọng – Nhật Tân đến Mai Động (tức các đường Trường Chinh, Láng, Bưởi, Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Lý Sơn, Nguyễn Văn Linh, Đàm Quang Trung, Minh Khai) đã được hoàn thành.
Theo quy hoạch, tuyến đường vành đai 2 có 3 cầu vượt sông là:
- 2 cầu vượt sông Hồng là cầu Vĩnh Tuy và cầu Nhật Tân
- 1 cầu vượt sông Đuống là cầu Đông Trù.
Tiến độ thi công đường vành đai 2
- Năm 2016: Đường vành đai 2 đã được mở rộng đoạn từ Ngã Tư Sở – Nhật Tân đến Vĩnh Tuy (Tức các đường Láng, Bưởi, Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Lý Sơn, Nguyễn Văn Linh, Đàm Quang Trung) được đưa vào hoạt động.
- Hiện nay: Đoạn từ ngã tư Vọng đến ngã tư Sở (đường Trường Chinh) đã mở rộng xong. Và đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng sẽ cũng đang được triển khai cấp tốc do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Video tiến độ thi công đường vành đai 2 trên cao đoạn Trường Chinh:
Đường vành đai 2.5 Hà Nội
Đường vành đai 2.5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ phụ trợ tuyến đường vành đai 2 và đường vành đai 3 của Hà Nội (tuyến này nằm ngoài đường vành đai 2 và nằm trong đường vành đai 3 so với vị trí trung tâm thủ đô), có chiều dài khoảng 30km, đi qua các quận. Tuyến đường nằm hoàn toàn trong nội đô Hà Nội; được thiết kế với chiều rộng 40m, 2 lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22m, vỉa hè rộng 7,5m.
Lộ trình đường vành đai 2.5 đi qua các quận và khu đô thị: khu đô thị Tây Hồ Tây, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Nguyễn Phong Sắc, đường Trần Thái Tông, đường Dương Đình Nghệ, đường Trung Kính, đường Hoàng Đạo Thúy (đoạn Trung Kính đến Hoàng Đạo Thúy chưa được triển khai), đường Ngụy Như Kon Tum, đường Vũ Trọng Phụng (đoạn Vũ Trọng Phụng đến Đầm Hồng chưa triển khai), Đầm Hồng đường trục khu đô thị Khương Đình, đường trục khu đô thị Định Công, đường Kim Đồng, phố Tân Mai, phố Đền Lừ, Lĩnh Nam.
Tuyến đường vành đai 2.5 sau khi hoàn thành sẽ giúp cho việc lưu thông dễ dàng từ trục Giải Phóng sang trục Nguyễn Trãi. Hơn thế nữa, việc kết nối từ khu Kim Đồng Giải Phóng sang khu đô thị Định Công, qua Đầm Hồng giao với Khương Đình – Nguyễn Trãi, đã giải quyết được vấn đề kẹt xe và ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm. Chính vì thế, các dự án chung cư quận Hoàng Mai được hưởng lợi rất nhiều từ tuyến đường này.
Đặc biệt khu Tây Hồ, cầu Nhật Tân xuống cầu Vĩnh Tuy di chuyển rất khó khăn, việc lập vành đai 2.5 đã góp phần rất lớn trong việc di chuyển của các phương tiện trong nội thành.
Tiến độ đường vành đai 2.5
Tiếp tục kế hoạch xây dựng đã đề ra, tiến độ thi công đường vành đai 2.5 của thành phố Hà Nội sẽ chia làm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Các bên liên quan đảm bảo hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng từ đoạn cầu Vĩnh Tuy qua Tân Mai, Kim Đồng và khu đô thị mới Định Công trước năm 2020.
- Giai đoạn 2: Mở rộng nhanh chóng đoạn từ đường Hoàng Đạo Thúy cho tới khu đô thị mới Tây Hồ trước thềm năm mới 2025.
- Giai đoạn 3: Đảm bảo thông tuyến từ đường Trần Đạo Thúy cho tới khu đô thị mới Định Công trước năm 2030.
Tiến độ đường vành đai 2.5 đoạn Đầm Hồng – Giáp Bát:
Đường vành đai 3 Hà Nội
Đường vành đai 3 Hà Nội (ký hiệu toàn tuyến là CT.20) là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của thủ đô Hà Nội, có chiều dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm.
Do đường vành đai 3 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm toàn bộ các tuyến đường sau: đường Võ Văn Kiệt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp, nên đường cũng không có hai điểm đầu và điểm cuối rõ ràng. Riêng đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt Hùng – Đông Anh – Tiên Dương – Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc).
Đường vành đai 3 được thành phố Hà Nội quy hoạch từ cuối những năm 1990 thông qua quyết định số 945/CP-KTN ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ khi đó phê duyệt – đây tuyến đường tránh Hà Nội duy nhất, cũng đồng thời kết nối mọi tuyến đường cao tốc đến Hà Nội và phần lớn các con đường chính của Hà Nội, và ngoài ra con đường kết nối hầu hết các khu đô thị mới của thành phố và là một trong hai tuyến đường chính lên sân bay Nội Bài, tuyến đường này thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, nhất là vào cuối tuần và lễ, Tết.
Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài – Mai Dịch – Thanh Xuân – Pháp Vân – cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Trong giai đoạn II, sẽ làm 8,912 m gồm 385 mét đường và 8.527 mét cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp, hiện tại tuyến đường này đã hoàn thành.
Hiện đường vành đai 3 đang có quy hoạch mở đoạn cầu Thăng Long – Nam Hồng – Việt Hùng. Tính đến thời điểm năm 2020, việc mở rộng đường vành đai 3, đoạn từ Việt Hùng đi qua cầu Phù Đổng – cầu Thanh Trì đến cầu Thăng Long (tức các đường quốc lộ 3 mới, quốc lộ 1A mới, đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm, đường Nguyễn Xiển, đường Khuất Duy Tiến, đường Phạm Hùng, đường Phạm Văn Đồng) đã được hoàn thành.
Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng. Đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5 ở Sài Đồng, đại lộ Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng, quốc lộ 1A và cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tại nút giao Pháp Vân, quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu) tại Mai Dịch và quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi) tại Thanh Xuân, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại Thạch Bàn.
Sau khi dự án đường vành đai 3 Hà Nội hoàn thành, giá trị bất động sản của tuyến đường này đã được nâng cao lên rõ rệt, điển hình như khu đô thị: Vinhomes Green Bay, The Manor Central Park, Athena Fulland, Eco Green Nguyễn Xiển… và rất nhiều dự án khác được hưởng lợi.
Tiến độ thi công dự án đường vành đai 3
Theo kế hoạch đề ra, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố Hà Nội định hướng sẽ hoàn thành đầu tư đồng bộ mặt cắt theo quy hoạch đối với các đoạn tuyến còn lại của đường vành đai 3. Tuyến đường này đã có một số đoạn đi vào hoạt động, toàn tuyến dài khoảng 65km, đi qua các quận, huyện: Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm.
Hiện tuyến vành đai 3 đã hoàn thiện 80% với hệ thống đường trên cao, kết hợp đường bộ từ Mai Dịch đến cầu Thanh Trì. Còn đoạn trên cao từ nút giao Mai Dịch đến cầu Thăng Long dài hơn 5 km đang được thi công, dự kiến hoàn thiện trong khoảng 2 năm tới.
Đường vành đai 3.5 Hà Nội
Đường vành đai 3.5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì, Gia Lâm. Tuyến này nằm ngoài đường vành đai 3 và nằm trong đường vành đai 4 so với vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội.
Đường vành đai 3,5 bao gồm các tuyến đường đã xây dựng như sau: đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường quốc lộ 5 kéo dài.
Đường vành đai 3.5 bắt đầu tư Phúc La – cao tốc Pháp Vân, điểm cuối kết thúc tại Quốc Lộ 2.
Theo quy hoạch Hà Nội đã được thủ tướng phê duyệt thì đường vành đai 3.5 là tuyến kết nối giữa bắc sông Hồng và nam sông Hồng. Đi qua nhiều quận, huyện: huyện Thanh Trì, quận Hà Đông, huyện Hoài Đức, quận Bắc Từ Liêm, huyện Mê Linh…
Tiến độ đường vành đai 3.5 Hà Nội
Tính đến thời điểm hiện tại, đường vành đai 3.5 đang được thi công đoạn từ quốc lộ 32 đến đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn huyện Hoài Đức). Đến năm 2014, việc thi công đoạn từ cầu Đông Trù đến đường trục khu công nghiệp Bắc Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn huyện Đông Anh) và đoạn từ đại lộ Thăng Long đến đường trục phía nam Hà Nội (đoạn đi qua địa bàn quận Hà Đông) đã được hoàn thành.
- Đoạn Trục Phía Nam đến Đại Lộ Thăng Long: Đã hoàn thành 80% (đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông). Đã cắm mốc để hoàn thiện toàn bộ.
- Đoạn Đại Lộ Thăng Long đến đường 32: ngày 28/10/2020 UBND Th Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3.5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32, dự án đang gấp rút triển khai để kịp đưa Hoài Đức lên Quận trước năm 2025.
- Đoạn Đại Lộ Thăng Long đến đường 32 có chiều dài 5.6km, chiều rộng mặt đường: 60m, mở rộng 70m tại vị trí nút giao Đại Lộ Thăng Long – Lê Trọng Tấn.
- Đoạn này đang được rất nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm, vì các dự án BĐS: Splendora Bắc An Khánh, An Lạc Green Symphony, Khu đô thị Vườn Cam, Vân Canh Hud, Hinode Royal Park…nằm ngay mặt đường vành đai 3.5.
- Đoạn Pháp Vân đến trục Xa La – Thanh Hà: Chưa có kế hoạch xây dựng (đường trục phía Nam)
- Đoạn còn lại và cầu Thượng Cát: Chưa có kế hoạch triển khai.
Tiến độ thi công dự án đường vành đai 3.5 hà nội đoạn Đại Lộ Thăng Long – Quốc Lộ 32 mới nhất:
Đường vành đai 4 Hà Nội
Tuyến đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của vùng thủ đô Hà Nội, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng, dự án sẽ được triển khai thi công và cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Theo quy hoạch, đường vành đai 4 có tổng chiều dài 98km đi qua 14 quận, huyện và các khu đô thị thuộc 3 tỉnh, thành phố. Điểm đầu tại km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối tuyến tại khoảng km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Trong đó, tuyến đường đi qua địa phận Hà Nội dài 56,5km chạy qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Hà Đông).
Theo thiết kế, đường vành đai 4 sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km, đi qua 16 huyện gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh); và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.
Tiến độ xây dựng tuyến đường vành đai 4
Đối với hệ thống đường hướng tâm, thành phố sẽ hoàn thành toàn bộ các đoạn tuyến trong vành đai 4 đối với các tuyến như: Quốc lộ 1A (phía Nam, phía Bắc); trục hồ Tây – Ba Vì; quốc lộ 6; Tây Thăng Long; quốc lộ 3…
Thời gian xây dựng đường vành đai 4 sẽ bắt đầu từ khoảng năm 2021, hoàn thành trước 2025.
Theo kế hoạch đề ra, dự án đường vành đai 4 Hà Nội sẽ được triển khai theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đoạn qua địa phận thành phố Hà Nội, từ đầu tuyến trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, tuyến đi theo hướng Tây-Nam giao Quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân và tiếp tục qua khu đô thị mới Mê Linh, tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà (phía Bắc cầu tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng).
- Giai đoạn 2: Tuyến giao Quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức và cắt Đại lộ Thăng Long tại khoảng Km12+600 và giao cắt Quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông), đi theo hướng Đông-Nam, giao Quốc lộ 1A và đường Pháp Vân-Cầu Giẽ tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở tại vị trí cách phà Mễ Sở khoảng 1km về phía thượng lưu. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 56,5km.
- Giai đoạn 3: Đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên, bắt đầu từ điểm giao Quốc lộ 5 tại khoảng Km17+900 theo lý trình Quốc lộ 5, vị trí cách trạm thu phí Quốc lộ 5 khoảng 150m về phía Hà Nội và giao vượt qua đường sắt Hà Nội-Hải Phòng tại khoảng giữa thôn Ngọc và ga Lạc Đạo, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, sau đó rẽ phải đi theo hướng Đông sang địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chiều dài đoạn tuyến này khoảng 20,3km.
- Giai đoạn 4: Đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, từ vị trí giáp ranh giữa tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, tuyến đường đi theo hướng Đông qua xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành và rẽ trái giao Quốc lộ 38 tại xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tiếp tục theo hướng Bắc vượt sông Đuống tại vị trí cách cầu Hồ (trên Quốc lộ 38 hiện tại) khoảng 1km về phía hạ lưu và kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long tại xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 21,2km.
Theo kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội trong giai đoạn tới của Sở GTVT Hà Nội, từ 2021 đến 2025 nhiều tuyến đường trọng điểm của TP sẽ được triển khai xây dựng đồng bộ. Trong đó, tuyến đường vành đai 4 là tuyến vành đai trọng điểm sẽ được xây dựng, đồng thời cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị trung tâm. Cụ thể, đường vành đai 4 sẽ triển khai thi công xây dựng và cơ bàn hoàn thành trong giai đoạn này, đường Vành Đai 4 Hà Nội sẽ được đầu tư theo hình thức BOT.
Video thể hiện quy hoạch đường vành đai 4 và 5 của Thành Phố Hà Nội chi tiết nhất:
Đường vành đai 5 Hà Nội
Dự án đường vành đai 5 Hà Nội có tổng chiều dài 331.5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và quốc lộ 3) – Quyết định số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy hoạch, tuyến đường vành đai 5 đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc). Tuyến đường này có tổng chiều dài hơn 331km; trong đó, đoạn qua thành phố Hà Nội dài khoảng 48km.
Quy hoạch đường vành đai 5 Hà Nội
- Thành phố Hà Nội: Thị xã Sơn Tây, các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa.
- Tỉnh Hòa Bình: Huyện Lương Sơn.
- Tỉnh Hà Nam: Thành phố Phủ Lý và các huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân.
- Tỉnh Thái Bình: Các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ.
- Tỉnh Hải Dương: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Hà, Nam Sách.
- Tỉnh Bắc Giang: Các huyện Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang và Tân Yên.
- Tỉnh Thái Nguyên: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ.
- Tỉnh Vĩnh Phúc: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường.
Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch khoảng 1.532 ha, trong đó: Thành phố Hà Nội khoảng 260 ha, tỉnh Hòa Bình khoảng 192 ha, tinh Hà Nam khoảng 152 ha, tỉnh Thái Bình khoảng 169 ha, tỉnh Hải Dương khoảng 290 ha, tỉnh Bắc Giang khoảng 238 ha, tỉnh Thái Nguyên khoảng 117 ha, tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 114 ha.
Đường Vành đai 5 chính tuyến đạt tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-2012 có đường gom, đường song hành, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 25,5 ÷ 33,0 m cho các đoạn Sơn Tây – Phủ Lý (từ đường Hồ Chí Minh đến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình) và Phủ Lý – Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) thuộc địa phận thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang; tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, quy mô 4 ÷ 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5 ÷ 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây).
Theo bản đồ quy hoạch, đường vành đai 5 được xây dựng với các hạng mục công trình gồm:
- 25 nút liên thông và các cầu vượt trực thông để đảm bảo liên hệ giao thông hai bên đường được thuận lợi;
- 02 vị trí hầm tại khu vực núi Voi và núi Bé thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hòa Bình, mỗi hầm dài khoảng 300m;
- 17 cầu lớn, 42 cầu trung và 45 cầu nhỏ trên toàn tuyến. Trong đó có 02 cầu đặc biệt lớn vượt sông Hồng đang được triển khai theo dự án khác là cầu Thái Hà dài 2,1 km và cầu Vĩnh Thịnh dài 4,4 km.
- Tổng vốn đầu tư đường Vành đai 5 – Vùng Thủ đô Hà Nội khoảng 85.561 tỷ đồng (tính theo giá năm 2013).
Tiến độ xây dựng đường vành đai 5
Trong giai đoạn 2021 – 2025, sau khi đường vành đai 4 triển khai thi công và cơ bản hoàn thành, đường vành đai 5 cũng sẽ được khởi công xây dựng. Cùng với đó, thành phố cũng cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao khu vực đô thị trung tâm.
Tuyến đường Vành đai 5 sau khi hoàn thành sẽ tạo ra một vòng tròn lưu thông khép kín giữa 8 tỉnh phía Bắc. Liên kết những khu đô thị xung quanh hướng tâm về Thủ đô, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở những vùng sâu vùng xa về trung tâm thành phố. Hay giúp cho quá trình di chuyển của người dân từ dự án này cũng sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Đồng thời, Vành đai 5 trong tương lai cũng sẽ là tuyến đường trọng điểm của phía Bắc, nâng tầm cảnh quan của thành phố hay những đô thị mà nó đi qua. Nhiều chuyên gia cũng dự báo rằng, tuyến đường nãy sẽ là bàn đạp cho sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực của 8 tỉnh thành nó đi qua nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.
Thực hiện theo quy hoạch và tiến độ đã đề ra, thành phố Hà Nội sẽ tập trung đầu tư hệ thống vành đai theo quy hoạch, trong đó tập trung xây dựng đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục; tiếp tục đầu tư hoàn thành đoạn cầu Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở và chuẩn bị đầu tư đoạn Ngã Tư Sở – Cầu Giấy để khép kín tuyến Vành đai 2; tiếp tục hoàn thiện 4 đoạn tuyến còn lại trên địa bàn quận Cầu Giấy và Thanh Xuân để khép kín tuyến Vành đai 2,5. Với tuyến Vành đai 3,5, thành phố sẽ tập trung hoàn thành đoạn Đại lộ Thăng Long – quốc lộ 32 và tiếp tục đầu tư các đoạn từ Đường 5 kéo dài đến cầu Thượng Cát; cầu Thượng Cát – quốc lộ 32; nút giao Đại lộ Thăng Long…
Cùng với tập trung hoàn thành, khép kín các tuyến đường từ Vành đai 1 đến Vành đai 3,5, Hà Nội cũng sẽ tích cực phối hợp với Bộ Giao thông – Vận tải và các địa phương liên quan đẩy nhanh thực hiện xây dựng các đoạn tuyến của đường Vành đai 4, Vành đai 5. Theo định hướng quy hoạch, tuyến Vành đai 4 dài khoảng 98km đi qua 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội (56,5km, đi qua 7 quận, huyện), Hưng Yên (20,3km) và Bắc Ninh (21,2km). Tuyến Vành đai 5 có tổng chiều dài khoảng 331,5km, đi qua 8 tỉnh, thành phố, trong đó đoạn thuộc địa phận Hà Nội dài 48km (đi qua 6 quận, huyện, thị xã). Những công trình quan trọng này nhằm tăng khả năng kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương trong Vùng Thủ đô.
Lợi ích từ các tuyến đường vành đai mang lại cho Tp Hà Nội
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thì vai trò của giao thông là vô cùng quan trọng. Hạ tầng giao thông đặt cơ sở, định hướng và thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các thị trường của vùng kết nối hiệu quả với thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng đều tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước.
Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đặc biệt ngành Giao thông vận tải đã tích cực đổi mới toàn diện, từng bước quy hoạch lại hạ tầng giao thông vùng có tác động không nhỏ tới sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và của thị trường bất động sản nói riêng.
Chính vì thế kế hoạch xây dựng tuyến đường Vành Đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 tại thành phố Hà Nội đang được gấp rút triển khai. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ là điểm cầu nối giao thương quan trọng của hàng loạt khu kinh tế đang phát triển ấn tượng tại miền Bắc như các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Nhiều chuyên gia trong giới bất động sản cũng nhận định bất động sản dọc trục đường vành đai 3.5 – 4 và 5 sẽ tăng giá đáng kể khi tuyến đường này hoàn thành.
Bên cạnh đó, khi các tuyến đường vành đai Hà Nội hoàn thành sẽ mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh ven thủ đô Hà Nội sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương mua bán trong khu vực để đưa kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển, hình thành nên vùng kinh tế hiện đại bậc nhất.
Kết luận
Trên đây là thông tin mới nhất về quy hoạch, tiến độ thi công và hình ảnh thực trạng của dự án đường vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 Hà Nội được cập nhật bởi Tuyến Mai. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho quý độc giả và nhà đầu tư nhiều thông tin hữu ích về thực trang quy hoạch đường vành đai tại Tp Hà Nội.
- Quy hoạch các tuyến đường vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 Hà Nội mới nhất
- Nguồn bài viết: https://tuyenmai.com/tin-tuc/duong-vanh-dai-1-2-3-4-5-25-35-ha-noi/
- Người chia sẻ: Mai Văn Tuyến
- Điện thoại: 0977403740
- Email: Tuyenmaiit@gmail.com
Lưu ý: Thông tin quy hoạch về các tuyến đường vành đai Hà Nội được chúng tôi tham khảo trên wikipedia.org, youtube.com, hanoimoi.com.vn, aeland.com.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn, baodautu.vn, quyhoach.hanoi.vn, laodong.vn, hanoi.gov.vn, cafef.vn, chinhphu.vn, chotot…và nhiều nguồn khác trên Internet. Thông tin, hình ảnh và video chỉ mang tính tương đối và có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn và tiến độ xây dựng của dự án. Quý khách đóng góp và chỉnh sửa thông tin vui lòng gửi về hòm thư điện thử: Tuyenmaiit@gmail.com để update những thông tin mới nhất và chính các nhất về các tuyến đường vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 của thành phố Hà Nội. Trân trọng!
Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 2 5
-
Toàn Cảnh đường Vành đai 2,5 đi Qua Nhiều Khu đô Thị ở Hà Nội
-
Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 2 5
-
Vành đai 2,5 Sẽ Mở Theo Quy Hoạch Qua Quận Thanh Xuân, Hà Nội
-
Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 2 5, Bản Đồ Chi Tiết Đường ...
-
Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 2 5
-
Tổng Hợp Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội - Goland
-
Thông Tin Về Quy Hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội) - GIA AN Property
-
Toàn Cảnh Dự án BT đường Vành đai 2,5 ở Hà Nội Sau 15 Năm Vẫn ì ...
-
Giải Phóng Mặt Bằng Vành đai 2.5 Trong Năm 2021: Đất Định Công ...
-
Hà Nội Dành 17.000 Tỷ đồng Cho Tuyến đường Vành đai 2,5 Và 3,5
-
Tiến độ Thi Công Tuyến đường Vành Đai 2.5 Tại Hà Nội
-
QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI Ở HÀ NỘI (PHẦN 1)
-
THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 TPHCM