Tiến độ Thi Công Tuyến đường Vành Đai 2.5 Tại Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường trọng điểm của Hà Nội. Tuy nhiên, sau 18 năm khởi công, dự án vẫn ì ạch khi chưa thể nào hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng. Cùng chúng tôi cập nhật những thông tin mới nhất của tuyến đường này.
Thông tin nhanh tuyến đường Vành đai 2.5
Tên dự án: Vành đai 2.5 | Quy mô: Dài 30km |
Điểm đầu: Khu đô thị Tây Hồ Tây | Thiết kế: Chia làm 3 đoạn |
Điểm giữa: Đi qua lần lượt Nguyễn Văn Huyên, Dương Đình Nghệ, Trung Kính, Hoàng Đạo Thúy, Khu đô thị Khương Đình - Định Công, Kim Đồng - Tân Mai | Vốn đầu tư: 1300 tỷ đồng |
Điểm cuối: Đền Lừ | Khởi công: 2002 (dự kiến 2020 hoàn thành giai đoạn 1) |
Quy hoạch tổng quan đường Vành đai 2.5
Theo quy hoạch, Tuyến đường Vành đai 2.5 dài 30km có chiều rộng mặt đường 40m (trong đó gồm 2 lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22m), vỉa hè rộng 7,5m, chia thành 3 giai đoạn để triển khai và xây dựng. Cụ thể
- Đoạn từ Vĩnh Tuy - Tân Mai - Kim Đồng và Khu đô thị mới Định Công;
- Đầu tư và mở rộng tuyến đường từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị Tây Hồ Tây;
- Đoạn từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị mới Định Công.
Hướng tuyến đường vành đai 2.5 bắt đầu từ khu đô thị Tây Hồ Tây, đi qua lần lượt các tuyến đường Nguyễn Văn Huyên - Dương Đình Nghệ - Trung Kính - Hoàng Đạo Thúy - đường trục Khu đô thị Khương Đình - Khu đô thị Định Công - Kim Đồng - Tân Mai, điểm cuối đặt tại Đền Lư. Đây là tuyến đường song song với quy hoạch đường vành đai 2 và đường vành đai 3, và có sự kết nối giữa những tuyến đường đã có sẵn, chủ yếu là những điểm giao thông trọng điểm của Thủ đô.
Đặc biệt, UBND Thành phố Hà Nội cũng vừa phê duyệt xây dựng dự án hầm chui tại nút giao giữa vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), Quận Hoàng Mai. Cụ thể, xây dựng hướng hầm chui của Vành Đại 2.5 nối đường Đầm Hồng - Giáp Bát (chui ngầm qua đường Giải Phóng) với đường Kim Đồng với tổng vốn đầu tư trên 671 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 - 2020.
Tiến độ thi công tuyến đường Vành Đai 2.5 vào đầu năm 2020: Một số tuyến đường như Đầm Hồng - Giáp Bát, đoạn qua khu công nghiệp Vĩnh Tuy, quận Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy, đoạn Công viên Cầu Giấy - Trung Kính, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính) và Hoàng Mai (đoạn Giáp Bát - Đền Lừ) đã được hoàn thành.
Tiến độ dự án đường Vành đai 2.5 năm 2023
1. Vành đai 2,5 ở Hà Nội vẫn chưa hẹn ngày về đích
Trong buổi gặp gỡ cử tri vào ngày 5/5/2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội - Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ về tình hình của dự án này. Theo ông Dũng, chi phí dự kiến cho việc xây dựng vành đai 4 của Hà Nội là 328 tỉ/km. Ông đã so sánh với 2 tuyến đường vành đai khác đang trong quá trình xây dựng.
Theo đó, tuyến Vành đai 2,5 Nguyễn Trãi - Đầm Hồng, với chiều dài hơn 1 km, đang yêu cầu một kinh phí ước tính lên đến 2.500 tỉ đồng, bao gồm cả việc giải phóng mặt bằng và xây dựng đường 4 làn xe. Tương tự, tuyến Vành đai 1 từ Hoàng Cầu đến Voi Phục, cũng có chi phí dự kiến lên đến 7.600 tỉ đồng cho hơn 1 km.
Ông Dũng nhấn mạnh: "Việc xây dựng đồng bộ và kịp thời là quan trọng, không chỉ từ góc độ kinh tế, mà còn về mặt đời sống của nhân dân. Ví dụ như tuyến Vành đai 1 và Vành đai 2,5, trong suốt hàng chục năm, cuộc sống của cộng đồng có được yên bình hay không? Có tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, hay ngày đêm lo lắng về giải phóng mặt bằng".
Ngoài ra, dự án Vành đai 2,5 tại Hà Nội đã gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng trong suốt nhiều năm. Khó khăn này được xem là nguyên nhân chính làm chậm tiến độ dự án, khiến cho 9 đoạn tuyến đang trong giai đoạn đầu tư và chờ đầu tư đều gặp trở ngại.
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Hà Nội, chia sẻ về đoạn Đầm Hồng - QL1A. Dự án bắt đầu từ 9/3/2014, dự kiến hoàn thành 2017, nhưng hiện chưa xong do vướng giải phóng mặt bằng. Đã hoàn thành 87% dự án, còn 200m do 14 hộ chưa giải phóng. Tiến độ thi công dừng từ tháng 1/2022, cố gắng xong giải phóng mặt bằng trong quý II/2023, mục tiêu mở thông xe cuối năm 2023.
Tuyến Vành đai 2,5, từ Đầm Hồng đến QL1A, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, và việc giải phóng mặt bằng đã được quyết định từ năm 2010. Tuy nhiên, sau 13 năm, công tác giải phóng mặt bằng vẫn gặp nhiều khó khăn, làm chậm tiến độ thi công một cách đáng kể.
Hiện, một số đoạn tuyến như sông Lừ đến QL1A vẫn đang gặp nhiều vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, tạo ra cảnh tượng lộn xộn với gạch, ngói và phế thải xây dựng. Song song đó, đoạn ngõ 192 Lê Trọng Tấn và đoạn Đường 2,5 dài khoảng 500 m cũng đang gặp khó khăn trong việc triển khai, trở thành nơi tập trung rác thải, lan tỏa mùi hôi không mong muốn.
Đối với đoạn nối từ đường Cầu Giấy đến Khu đô thị mới Dịch Vọng, cũng có vấn đề về tiến độ thi công và quản lý, khiến cho khu vực này trở thành nơi đỗ xe và chứa đựng rác thải, gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và cuộc sống hàng ngày của người dân trong khu vực.
Một số nguồn tin cho biết, để thực hiện dự án, công tác giải phóng mặt bằng và nhà tái định cư đang đối diện với nhiều khó khăn. Trong số này, có nhiều gia đình khó khăn, những người có hoàn cảnh đặc biệt như thương binh, người có công với cách mạng... Sự thiếu hụt vốn đầu tư cho việc tái định cư đã khiến cho tiến độ của dự án bị chậm lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Dự án Vành đai 2,5 dài 19,41 km và được chia thành 13 đoạn.
- 4 đoạn được đầu tư và triển khai (dài 9,59 km): Ngoại giao đoàn - Khu đô thị Tây Hồ Tây- Hoàng Quốc Việt - Đường 32; đoạn 2 gồm đường Dương Đình Nghệ - Trung Kính. Đoạn 3, Trần Duy Hưng - Ngụy Như Kon Tum; QL 1A - Hồ Vĩnh Hoàng.
- 5 đoạn tuyến đang triển khai đầu tư dài 5,97km: Khu đô thị Ciputra - Nguyễn Hoàng Tôn - Ngoại giao đoàn (do khu đô thị Ciputra và Tây hồ Tây đầu tư); Đường 32 - Khu đô thị mới Dịch Vọng (do quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư); Đầm Hồng - Quốc lộ 1A theo hình thức PPP loại hợp đồng BT. Ngoài ra, nút giao hầm chui Quốc lộ 1A cũng được đầu tư công, với Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư. Đoạn thứ 5 trùng với đường Lĩnh Nam, do UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư.
- 4 đoạn chưa được đầu tư xây dựng dài 3,85km: Đoạn 1, Khu đô thị mới Dịch Vọng - Dương Đình Nghệ, đoạn 2 Trung Kính - Trần Duy Hưng, đoạn 3 Nguỵ Như Kon Tum - Nguyễn Trãi - Đầm Hồng, đoạn 4 Hồ Vĩnh Hưng - Lĩnh Nam.
Trong tình hình này, các cơ quan chức năng đang nỗ lực để giải quyết các vướng mắc, nhằm đảm bảo việc giải phóng mặt bằng và tái định cư có thể diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng, giúp cho tiến độ của dự án Vành đai 2,5 tại Hà Nội được đẩy nhanh và hoàn thành theo kế hoạch.
2. Tổng vốn đầu tư liên tục “nhảy múa”
Tổng vốn đầu tư của dự án này đang trải qua biến động, không chỉ đối mặt với việc thi công chậm tiến độ mà dự án còn phải đối diện với tình trạng "nhảy múa" liên tục trong việc khái toán tổng mức đầu tư.
Ban đầu, theo quyết định được ban hành năm 2010, đoạn từ Đầm Hồng đến QL1A dự kiến có chiều dài 2,43km, lớn hơn 0,43km so với hiện tại, và chiều rộng 40m, với diện tích đất sử dụng là 97.000m2 (tương đương 9,7ha). Tại thời điểm đó, khái toán tổng mức đầu tư cho dự án này là 682,4 tỷ đồng.
Sau hai năm (tháng 7/2012), Hà Nội thông qua Quyết định số 2987 để phê duyệt Báo cáo khả thi dự án. Tuy nhiên, diện tích thực hiện dự án đã giảm xuống còn 6,7ha (67.125m2).
Trong khi đó, tổng mức đầu tư cho dự án (theo khái toán) lại tăng lên 1.317 tỷ đồng, tăng thêm 635 tỷ đồng so với con số ban đầu. Số liệu này, cũng được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư do Phó chủ tịch TP Hà Nội - ông Nguyễn Văn Khôi - ký.
Tuy nhiên, đến năm 2019, trong Báo cáo kết quả kiểm toán tổng hợp năm đó gửi đến Quốc hội, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã xác định rằng tổng mức đầu tư của dự án này giảm đi 251 tỷ đồng.
Ngoài ra, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho biết, sau kiểm toán, chủ đầu tư dự án đã điều chỉnh tổng mức đầu tư xuống 800 tỷ đồng, giảm đi 517 tỷ so với con số ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư ban đầu.
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, nhận xét rằng, việc khái toán sai lệch là vi phạm theo quy định hiện nay (Nghị định 16/2022/NĐ/CP). Hành vi này có thể bị xử phạt tiền và yêu cầu khắc phục hậu quả. Trong trường hợp dự án BT Vành đai 2,5, sự không chính xác trong khái toán có thể gây hậu quả cho ngân sách thông qua việc thanh toán bằng quỹ đất lớn hơn giá trị thực của dự án. Để rõ hơn, cơ quan chức năng cần điều tra có vi phạm hay không, và có mục đích tăng khái toán để lợi dụng quỹ đất đối ứng hay không.
3. Không gia hạn thêm, tại sao không tiến hành thu hồi?
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Anh Đức, Phó giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông TP Hà Nội, đã chia sẻ rằng theo kế hoạch ban đầu. Dự án bắt đầu thi công từ ngày 9/3/2014 và dự kiến phải hoàn thành trong năm 2017. Nhưng đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thành do gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã được triển khai trên tất cả các vị trí có đủ điều kiện để thi công, chiều dài đã thực hiện khoảng 1.381,7m, tương đương hơn 87%. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 200m chưa thể thực hiện do phải đối mặt với 14 hộ chưa hoàn tất việc giải phóng mặt bằng.
Ông Đức nói thêm, kể từ tháng 1/2022 đến nay, dự án gần như không có tiến triển trong việc thi công. Dự án đã cam kết với chính quyền quận Hoàng Mai và UBND TP rằng sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng vào quý I/2023. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công việc này vẫn chưa hoàn thành. “Chúng tôi đang yêu cầu trong quý II/2023 phải hoàn thành việc giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư, và dự kiến thông xe vào cuối năm 2023,” ông Đức nhấn mạnh.
Khi được hỏi về tác động của việc chậm tiến độ dự án đối với việc lưu thông của người dân và trách nhiệm của ai đối với vấn đề này, ông Đức đã cho biết: “Dự án chưa hoàn thành, việc lưu thông của người dân chưa thể thuận lợi, và công tác quản lý trật tự đô thị cũng bị ảnh hưởng. Trách nhiệm chính thuộc về nhà đầu tư, tuy nhiên, cũng có sự chia sẻ trách nhiệm từ một số đơn vị liên quan đến việc giải phóng mặt bằng.”
Phó chủ tịch phường Định Công - ông Đặng Xuân Chiến, cũng đã xác nhận rằng việc giải phóng mặt bằng đoạn đường 2,5 cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn khoảng 14 hộ liên quan đến đất ở. Toàn bộ diện tích đã giải phóng, và phường đã bàn giao cho nhà đầu tư quản lý. Ông Chiến cho biết: “Tiến độ triển khai dự án thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư, phường không có thông tin về việc này.”
Tuy nhiên, đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đã cho biết rằng nguyên nhân chậm tiến độ không chỉ nằm ở các yếu tố kỹ thuật, mà còn do tình trạng chậm bàn giao mặt bằng. Trách nhiệm này nằm trong phạm vi của UBND quận Hoàng Mai.
Đặc biệt, tại Kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội tại cuộc họp về tổ chức thực hiện công tác đầu tư, GPMB xây dựng Đường 2,5 (tháng 3/2018) có nêu rõ: Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà phải huy động, chuẩn bị đầy đủ vốn để kịp thời ứng cho UBND các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân chi trả cho công tác GPMB; hoàn thành công trình trước ngày 10/10/2018, thành phố không gia hạn thêm. Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn ngổn ngang.
Theo chủ đầu tư, Tuyến đường Vành đai 2.5 được chia thành 3 giai đoạn, cụ thể hiện tại, dự án vẫn còn nằm ở giai đoạn 1 vì vướng mắc vấn đề giải phóng mặt bằng, cụ thể:
Giai đoạn 1: Đoạn từ Vĩnh Tuy, Tân Mai, Kim Đồng và KĐT mới Định Công: Thực hiện việc giải phóng mặt bằng, nâng cấp mở rộng vành đai, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Tuy nhiên, hiện tại đoạn đường này đang có những bất cập về mặt bằng chưa được giải quyết nên công trình phải tạm dừng từ năm 2019. Theo như dự kiến ban đầu, để xây dựng đoạn qua cầu L3 qua sông Lừ, phải thu hồi khoảng 67.000m2, tương ứng với 557 hộ dân.
Số lượng di dời quá lớn, thêm việc với đủ loại công trình như nhà ở, đất đai,.. làm cho việc giải phóng mặt bằng càng khó khăn hơn. Như ở phường Định Công, từ 2.000m2 đất có nguồn gốc nông nghiệp nhưng hiện tại lại có nhiều hộ dân xây dựng nhà ở và đã định cư lâu năm trên đó.
Đầu năm 2020, diện tích đất thu hồi chỉ mới khoảng 40.000m2, phần còn lại chưa được giải phóng do chưa chịu thỏa hiệp với người dân. Chính quyền quận Hoàng Mai nhiều lần cũng kiến nghị tháo gỡ vấn đề trên, kiến nghị quận Hoàng Mai sớm giải phóng mặt bằng dứt điểm đối với các hộ dân tại đoạn từ cầu L3 đến ngõ 115 phố Định Công, cũng như 28 phương án thuộc địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, song vẫn chưa được thông qua.
Tiến độ thi công giai đoạn 2 và giai đoạn 3: Sau khi hoàn thành tuyến giai đoạn 1, vành đai 2.5 sẽ tiếp tục với giai đoạn tiếp theo. Cụ thể là giai đoạn 2 là mở rộng các tuyến đường từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị Tây Hồ Tây, dự kiến hoàn thành trong năm 2025; Giai đoạn 3 Thông xe từ đường Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị mới Định Công vào năm 2030.
Vì sao dự án đường Vành đai 2,5 chậm tiến độ?
Gần đây, một số phương tiện truyền thông đã báo cáo về tình trạng chậm tiến độ của Dự án Xây dựng tuyến đường nối từ đường Cầu Giấy đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (một phần của đường Vành đai 2,5), dẫn đến việc khu vực này trở thành nơi đỗ xe không hợp lệ và tập trung rác thải, tác động đến bức tranh đô thị và cuộc sống của người dân trong khu vực.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy đã chia sẻ rằng, để thực hiện dự án, các cơ quan chức năng cần phải tiến hành giải phóng mặt bằng với diện tích 21.459,7m2 đất/338 phương án. Đặc biệt, có hơn 200 trường hợp yêu cầu thu hồi toàn bộ diện tích và phải chuẩn bị nhà tái định cư. Nhưng hiện thời, quỹ nhà tái định cư để hỗ trợ dự án vẫn chưa có, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện giải phóng mặt bằng và tác động tiêu cực đến tiến độ của dự án.
Theo đó, chủ tịch UBND phường Dịch Vọng - ông Nguyễn Việt Trung - đã thêm vào đó, phần lớn người dân bị ảnh hưởng bởi việc giải phóng mặt bằng đều là những gia đình khó khăn, trong đó có những gia đình của thương binh liệt sĩ và những người đã có đóng góp cho cách mạng. Sự thiếu hụt quỹ nhà tái định cư đã khiến cho tiến độ của dự án bị chậm lại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là những hộ gia đình phải tham gia vào việc giải phóng mặt bằng.
Khi nhắc đến việc diện tích đất dự án trở thành nơi tập kết rác thải, ông Nguyễn Việt Trung cho biết rằng UBND phường và các đơn vị liên quan đã tổ chức hai cuộc họp, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan, đặc biệt là đơn vị chịu trách nhiệm tháo dỡ giải phóng mặt bằng và tổ dân phố để quản lý khu vực đã tháo dỡ mặt bằng.
Các biện pháp đã được thực hiện như lắp rào chắn để ngăn chặn tình trạng đổ rác không đúng quy định tại điểm đầu của dự án (khu vực tiếp giáp với đường Cầu Giấy). Tuy nhiên, do khu vực này nằm gần nhiều ngõ và ngách, tình trạng tập trung rác không đúng quy định vẫn tiếp tục diễn ra.
Ông Nguyễn Việt Trung cũng thông tin rằng, trong thời gian sắp tới, các cơ quan chức năng của phường sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, thúc đẩy nhân dân tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường, không vứt rác một cách bừa bãi. Họ cũng sẽ tăng cường việc giám sát để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm cố ý.
Ngoài ra, dự án tuyến đường nối từ đường Cầu Giấy đến Khu đô thị mới Dịch Vọng đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 7587/QĐ-UBND ngày 31/10/2017. Dự án bao gồm tuyến đường dài 420m (từ điểm giao với đường Cầu Giấy đến điểm kết thúc tại đường quy hoạch 50m tại Khu đô thị mới Dịch Vọng), với chiều rộng mặt cắt ngang 50m.
Tuyến đường có vai trò quan trọng của khu Nam thành phố
Khi tuyến đường Vành đai 2.5 đưa vào khai thác sử dụng, góp phần giảm bớt gánh nặng cho đường Vành đai 2 và Vành đai 3. Vì vậy, khu vực phía Nam chắc chắn có những thay đổi tích cực. Cụ thể, khi hàng loạt chung cư, công ty mọc lên ngày càng nhiều, thu hút đông đảo người lao động về đây làm việc và sinh sống.
Bên cạnh đó, đây là nơi tập trung của nhiều trường đại học như Bách Khoa, Kinh tế Quốc Dân, trường đại học Xây dựng,.. cùng hệ thống những bệnh viện lớn của thành phố. Có thể nói nhu cầu người dân đến đây ngày càng lớn. Nên tuyến Vành đai 2,5 sẽ giải quyết bài toán về hạ tầng giao thông, gỡ bỏ những nút ùn tắc vào giờ cao điểm, rút ngắn thời gian di chuyển của khu vực lân cận của thành phố.
Đồng thời, Vành đai 2.5 sau khi hoàn thiện cũng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ giúp cho giá trị của những bất động sản hiện tại hay hình thành trong tương lai gia tăng. Khi mà hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, dễ dàng liên kết với những khu vực khác, thị trường bất động sản Nam Hà Nội sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nghiên cứu và đánh giá khả quan. Dự đoán mức giá giao dịch thời gian sau này sẽ tăng gấp 2 -3 lần mức giá hiện tại.
Tuyến đường Vành đai 2.5 hiện tại đang có nhiều bất cập trong tiến độ hoàn thành, song những gì mà nó mang lại là không hề nhỏ. Mong rằng nhà đầu tư dự án sẽ có những đường lối khả quan, đẩy nhanh tiến độ để trả lại cảnh quan cũng như góp phần vào sự phát triển của Thủ đô.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024Nguồn: Invert.vn
Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 2 5
-
Toàn Cảnh đường Vành đai 2,5 đi Qua Nhiều Khu đô Thị ở Hà Nội
-
Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 2 5
-
Vành đai 2,5 Sẽ Mở Theo Quy Hoạch Qua Quận Thanh Xuân, Hà Nội
-
Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 2 5, Bản Đồ Chi Tiết Đường ...
-
Bản Đồ Quy Hoạch Đường Vành Đai 2 5
-
Tổng Hợp Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội - Goland
-
Thông Tin Về Quy Hoạch Vành đai 2.5 (Hà Nội) - GIA AN Property
-
Toàn Cảnh Dự án BT đường Vành đai 2,5 ở Hà Nội Sau 15 Năm Vẫn ì ...
-
Giải Phóng Mặt Bằng Vành đai 2.5 Trong Năm 2021: Đất Định Công ...
-
Hà Nội Dành 17.000 Tỷ đồng Cho Tuyến đường Vành đai 2,5 Và 3,5
-
QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI Ở HÀ NỘI (PHẦN 1)
-
Quy Hoạch đường Vành đai 1, 2, 3, 4, 5 & 2.5, 3.5 Hà Nội - Bản đồ
-
THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 TPHCM