Toàn Cảnh Dự án BT đường Vành đai 2,5 ở Hà Nội Sau 15 Năm Vẫn ì ...

dinh cong

Đoạn đường có chiều dài 2,1km từ Đầm Hồng đến Giải Phóng sau 15 năm triển khai vẫn ngổn ngang, dang dở

Để làm được tuyến đường vành đai 2,5 với chiều dài 2,1km nối từ Đầm Hồng ra đường Giải Phóng trên địa bàn quận Hoàng Mai cần giải phóng đến 67.000 m2 mặt bằng. Trong đó, quận Hoàng Mai trên 58.000m2. Đây chính là lý do khiến tuyến đường huyết mạch, giúp giải tỏa giao thông khu vực Linh Đàm chỉ dài 2,1km nhưng đã qua 15 năm chưa thể triển khai.

Theo đó, năm 2002, để giải tỏa lưu lượng phương tiện khu vực Linh Đàm, năm 2002, UBND TP. Hà Nội đã quyết định phê duyệt dự án đầu tư tuyến đường Đầm Hồng - Giáp Bát trên địa bàn huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai). Tuyến đường nối từ Khương Trung (Thanh Xuân) đến Giải Phóng (đối diện với đường Kim Đồng hiện nay) dài 2,1km.

Tuyến đường có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng được xây dựng theo hình thức BT. Nhà đầu tư là liên danh Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội cùng Công ty Xây dựng công trình Hoàng Hà, hai nhà đầu tư đã lập ra Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai trực tiếp quản lý dự án.

Theo phương án mở đường, quận Hoàng Mai sẽ có 557 hộ dân bị thu hồi đất để phục vụ xây dựng tuyến đường, nhưng đến nay mới chỉ chi trả tiền đền bù GPMB cho 269 hộ, phần còn lại hoặc chưa nhận tiền hoặc chưa có phương án giải quyết thấu đáo nên người dân chưa đồng thuận.

Điển hình như phường Định Công, còn khoảng 2.000m2 đất có nguồn gốc nông nghiệp, thuộc HTX Nông nghiệp Định Công trước đây đã giao cho 408 xã viên, trung bình mỗi hộ 2,5m2. Tuy vậy, diện tích này hiện lại có 38 hộ dân đã xây dựng nhà cửa kiên cố, sử dụng lâu năm.

Hay như khu vực ngõ 192 Lê Trọng Tấn, phần lớn toàn là cán bộ nghỉ hưu công tác tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Hà Nội được giới thiệu về đây mua đất, mua nhà ổn định cuộc sống, nhưng xét về nguồn gốc đất thì vẫn là đất nông nghiệp, có những hộ đã xây nhà ở ổn định từ những năm 1990-1991 đến nay.

Lãnh đạo Ban GPMB quận Hoàng Mai cho biết, đến nay quận đã phê duyệt, đền bù và giải phóng được trên 40.000 m2 trong tổng số diện tích thu hồi, phần còn lại chưa giải phóng được là do các hộ dân có đơn thư kiến nghị.

Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân cũng như đẩy nhanh tiến độ tuyến đường, quận Hoàng Mai cũng đã nhiều lần kiến nghị Thành phố cho áp dụng chính sách để tháo gỡ nhưng chưa được thông qua. Trong khi đó, vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chốt tiến độ phải hoàn thành dự án trong năm 2017.

Dưới đây là những hình ảnh toàn cảnh tuyến đường dài 2,1 km từ Đầm Hồng nối đường Giải Phóng:

map

Tổng chiều dài tuyến đường 2,1 km nối từ Đầm Hồng đến đường Giảng Phóng

dinh cong10

Tuyến đường khi đi qua khu đô thị Định Công tạo thành hình vòng cung

dinh cong6

Đường vành đai 2,5 được thiết kế với chiều rộng 40 m, hai lòng đường với 4 làn xe chạy rộng 22 m, mỗi bên vỉa hè rộng 7,5 m.

dinh cong 11

Đoạn giáp ranh giữa phường Khương Trung và Định Công đã hoàn thiện cơ bản với 200 m đường; dải phân cách rộng khoảng 3 m được làm xong nhiều tháng qua.

dinhcong 7

Trên cả tuyến đường dài hơn một km dù có mặt bằng thi công nhưng trong những ngày này chỉ lác đác vài công nhân làm việc.

dinh cong 1

Một cây cầu thi công lâu năm vẫn chưa hoàn thành

dinh cong 4

Hiện dự án đã có mặt bằng với khoảng hơn 600 m thuộc phường Định Công (Hoàng Mai) và Khương Trung (Thanh Xuân). Ở đây các đơn vị thi công phần cống thoát nước.

dinhcong2

Một số ngôi nhà mọc lên bên cạnh tuyến đường vừa được giải phóng mặt bằng

Trên bản đồ quy hoạch cũng như thực địa, tuyến đường khi đi qua khu đô thị Định Công tạo thành hình vòng cung. Nhưng đây cũng chính là lý do 45 hộ dân ở phường Định Công và Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) làm đơn kiến nghị vì cho rằng dự án đã làm sai quyết định quy hoạch của Thủ tướng trong những năm 1998 và 2002, "từ đường thẳng nắn thành cong, khiến họ bị lấy đất, lấy nhà để làm đường".

Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch đường Vành đai 2 5