Quy Hoạch Ngành Dệt May Và Giày Dép - Công Nghiệp Hỗ Trợ

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
  • Giới thiệu Giới thiệu Cổng thông tin CNHT Giới thiệu Cục Công nghiệp
  • Công nghiệp hỗ trợ Ô tô Điện tử Cơ khí chế tạo Dệt may Da giày Công nghiệp Công nghệ cao Các ngành khác Thống kê
  • Thị trường Thị trường trong nước Thị trường nước ngoài
  • Tin tức Tin hoạt động Tin chính sách Hợp tác quốc tế Chuyển giao công nghệ Phát triển nguồn nhân lực
  • Dịch vụ CNHT Chương trình phát triển CNHT Chính sách ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm CNHT Dự án trong lĩnh vực CNHT
  • Tài liệu tham khảo
  • Cơ sở dữ liệu Cơ khí chế tạo Ô tô Điện tử Dệt may Da giày Cụm công nghiệp, Cụm liên kết ngành Nhân lực tư vấn
  • Đa phương tiện Hình ảnh Video
  1. Trang chủ
  2. Công nghiệp hỗ trợ
Quy hoạch ngành dệt may và giày dép
Thứ Năm_8/12/2016 Chuyên mục: Da giày

Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về phát triển ngành dệt may, giày dép. Đây cũng là 2 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Do đó, việc quy hoạch phát triển ngành dệt may, giày dép rất được tỉnh chú trọng.

​Thông tin từ Công ty cố vấn tiêu dùng toàn cầu Wazir Advisors, quy mô tiêu thụ sản phẩm dệt may của thế giới năm 2015 là khoảng 2.110 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2012. Trong đó, có 4 thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới là: EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, chiếm hơn 78% quy mô tiêu thụ toàn cầu. Về sản xuất giày dép, Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. 

*Thu hút về vùng sâu

Theo phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030, thì ngành dệt may, giày dép sẽ ưu tiên thu hút đầu tư về các huyện vùng sâu, vùng xa như: Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Các địa phương cũng triển khai nhanh việc mời gọi đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư vào dệt may, giày dép và công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, giày dép. PGS.TS Trần Thị Xuân Hương (Trường đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh) cho rằng ngành dệt may, giày dép của Đồng Nai chủ yếu tập trung ở TP.Biên Hòa, các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Đây là các khu vực đông dân cư, vì thế trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh chỉ nên khuyến khích đầu tư mở rộng các dự án hiện hữu trong điều kiện mặt bằng sản xuất cho phép. Đồng thời, khuyến khích đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì mở rộng quy mô. Đến giai đoạn 2021-2030, tỉnh đẩy mạnh việc thu hút các dự án đầu tư vào ngành dệt may, giày dép, công nghiệp phụ trợ cho 2 ngành này về 5 huyện vùng sâu, vùng xa. Như vậy, sẽ đảm bảo được nguồn lao động phục vụ ngành và khai thác được tiềm năng của các địa phương, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và quá tải dân số ở TP.Biên Hòa và một số huyện có công nghiệp phát triển.“Dệt may và giày dép là 2 ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh nên quy hoạch từng giai đoạn để phát triển sẽ tận dụng được các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đồng thời, giúp cho ngành công nghiệp dệt may, giày dép của tỉnh phát triển bền vững, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và gia tăng chuỗi giá trị cho sản phẩm” - Giám đốc Sở Công thương Dương Minh Dũng nói. Cũng theo ông Dũng, những năm tới tỉnh sẽ ưu tiên mời gọi các dự án dệt may, giày dép về các huyện nông thôn, vùng núi để giúp các địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong vùng. Theo lãnh đạo các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, thì nếu thu hút được các dự án dệt may, giày dép về huyện sẽ giải quyết được việc làm ổn định cho nhiều lao động trẻ, giúp họ không phải ly hương để làm việc. Bên cạnh đó, cũng giúp cho thu nhập của người dân trong huyện tăng lên.*Chú ý thị trường nộiTrong 11 tháng của năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may của tỉnh là hơn 1,56 tỷ USD và giày dép trên 2,85 tỷ USD. Các doanh nghiệp của 2 ngành trên, gần 90% sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu sang khoảng 40 thị trường trên thế giới. Những công ty sản xuất dệt may, giày dép có vốn lớn chủ yếu thuộc về nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, trong đó phần lớn các doanh nghiệp gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới.Khoảng 2-3 năm trở lại đây, những dự án công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, giày dép như: xơ, sợi dệt, thuộc da, dệt nhuộm, các phụ liệu đầu tư vào tỉnh khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho 2 ngành trên cũng chưa chú ý nhiều đến tìm đối tác cung ứng hàng hóa trong nước mà phần lớn vẫn là xuất khẩu. Đơn cử, các doanh nghiệp sản xuất giày dép, dệt may lớn ở Đồng Nai: Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu), Công ty cổ phần Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa), Công ty TNHH Pouchen Việt Nam, Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai, Công ty cổ phần Đồng Tiến (TP.Biên Hòa) và Công ty TNHH Pousung Việt Nam (huyện Trảng Bom).Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Vĩnh nhấn mạnh: “Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, giày dép chưa chú ý đến thị trường nội địa, trong khi nhu cầu từ thị trường này rất lớn. Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ trên 200 triệu đôi giày dép, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được gần 90 triệu đôi/năm, còn lại là nhập khẩu. Vì thế, quy hoạch dệt may, giày dép trong thời gian tới, tỉnh sẽ khuyến khích doanh nghiệp tăng xuất khẩu và mở rộng tiêu thụ tại thị trường nội địa”. Mục tiêu phát triển ngành dệt may của tỉnh giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng nội địa 10-12%/năm, giày dép 10-12%/năm, giai đoạn 2021-2030, dệt may và giày dép là 8-9%/năm. Các tin khác
  • Quy hoạch ngành dệt may và giày dép
  • Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2017
  • Trở ngại của Việt Nam khi xuất khẩu linh kiện xe buýt sang Nga
  • Khánh thành Nhà máy Đúc VEAM giai đoạn 2
  • Nghịch lý trong việc sản xuất linh kiện ô tô
THÔNG BÁO MỚI
  • Thông báo về việc dừng thực hiện và điều chỉnh một số đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024
  • Thông báo lịch tuyển dụng viên chức năm 2024
  • THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 2 VIMEXPO 2024: CƠ HỘI GIAO THƯƠNG – MỞ RỘNG KẾT NỐI
Xem thêm VĂN BẢN PHÁP LUẬT
  • Hải Phòng tập trung thu hút nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Các dự án công nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đi vào hoạt động đã phát huy vai trò dẫn dắt, tạo sự quan tâm cũng như sức hút đối với công nghiệp phụ trợ và hoạt động của các doanh nghiệp khác có liên quan trong chuỗi cung ứng toàn cầu... Trong đó, trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường. Theo Ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chia sẻ:ba trụ cột phát triển kinh tế chính đã được Hải Phòng xác định, gồm: Công nghiệp công nghệ, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại. Hải Phòng phấn đấu đến năm 2030, công nghiệp-xây dựng sẽ chiếm 56-57% trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 41-43% vào năm 2025 và tăng lên chiếm 51-53% vào năm 2030... Với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học và công nghiệp hỗ trợ để phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học cơ khí, điện tử - tin học. Hai cụm công nghiệp mới được UBND Tp.Hải Phòng phê duyệt Quyết định 3271/QĐ-UBND là Cụm công nghiệp phụ trợ Tràng Duệ tại xã Hồng Phong và xã An Hòa, huyện An Dương, Tp.Hải Phòng có diện tích gần 59 ha và Cụm công nghiệp Lê Thiện - Đại Bản tại xã Lê Thiện và xã Đại Bản (cùng huyện An Dương) có diện tích gần 60 ha. Cả 2 cụm công nghiệp đều có tính chất là công nghiệp cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học; công nghiệp hỗ trợ (phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử - tin học cơ khí, điện tử - tin học). Việc UBND Tp.Hải Phòng phê duyệt bổ sung hai cụm công nghiệp tại huyện An Dương góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí về kinh tế, đô thị để lên quận trực thuộc Tp.Hải Phòng trong năm 2025. Đồng thời, giúp giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.
  • UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp (CCN) Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cụm công nghiệp Đông Sơn có diện tích 25 ha nằm trên địa bàn xã Đông Sơn, huyện Yên Thế. Các ngành nghề dự kiến đầu tư vào cụm công nghiệp bao gồm: Chế biến nông, lâm sản, điện tử, may mặc, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Tổng mức đầu tư của dự án là 257 tỷ đồng, do Công ty TNHH sản xuất giấy và bao bì Duy Khánh làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Quý IV/2022 - Quý II/2023, lập quy hoạch chi tiết, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập thiết kế bản vẽ thi công, đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Quý II/2023 - Quý II/2024, bồi thường giải phóng mặt bằng, khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải tập trung, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh. Quý II/2024 - Quý IV/2024, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của dự án và lấp đầy ít nhất 60%. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Sơn có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, tổ chức quản lý và đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp theo đúng tiến độ được duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Với mục tiêu phát triển toàn diện cho ngành các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ, TP Đà Nẵng tiếp tục nâng cao hoạt động Công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2022-2025. Theo kế hoạch này, Chương trình đã đặt ra những mục tiêu cục thể: - Tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ trong cơ cấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đến năm 2025 chiếm khoảng 30% , trong đó, tỷ trọng công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin - viễn thông chiếm trên 20% ; - Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn thành phố có trên 150 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ít nhất 10% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; - Hình thành và đưa vào hoạt động Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng; hình thành các phân khu dành cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Bên canh đó, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng đã được thể hiện rất rõ ở các nội dung: - Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; - Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; - Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; - Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; - Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về hạ tầng và bảo vệ môi trường; - Xây dựng và vận hành trang thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; - Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển Kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách theo quy định tại Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Chi tiết chương trình tại Phụ lục đính kèm).
  • Ngày 30/10/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 2793/QĐ-BCT ban hành kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
  • Nghị định 114/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 116/2020/QH14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác
  • Nghị quyết số 124/NQ-CP của Chính phủ : Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
  • Công văn 6162/BCT-CN của Bộ Công Thương về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
  • Nghị quyết 115/NQ-CP năm 2020 về giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghiệp hỗ trợ do Chính phủ ban hành
  • Nghị quyết Số: 214/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19
  • Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND Về Quy chế quản lý kinh phí phát triển Công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển Công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội
Xem thêm HỎI ĐÁP
  • Định hướng như thế nào để các doanh nghiệp điện tử Việt Nam có thể chớp được cơ hội cung cấp các linh phụ kiện cho các doanh nghiệp toàn cầu ở Việt Nam?
  • Thủ tục về xúc tiến hoạt động KM
  • Tình hình thị trường xuất khẩu ô tô Việt Nam trong tương lai?
  • Tại sao trong TPP lại có một chương riêng cho ngành dệt may? Điều này nói lên điều gì?
  • Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình trên của thị trường ôtô VN và giải pháp thúc đẩy thị trường và gia tăng đầu tư của các DN, các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng?
Nếu bạn có câu hỏi về Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam hoặc về nội dung hiển thị trên Cổng thông tin, vui lòng click Xem thêm

ĐỐI TÁC

Từ khóa » Dệt May Giày Dép