Quy Phạm Pháp Luật - Khái Niệm, Đặc Điểm, Kết Cấu Và Phân Loại
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Khái niệm quy phạm pháp luật
- 2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật
- 3. Kết cấu của quy phạm pháp luật
- 4. Phân loại quy phạm pháp luật
1. Khái niệm quy phạm pháp luật
Theo khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sđ, bs năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, có định nghĩa quy phạm pháp luật như sau:
“Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.”
Vậy chúng ta hiểu khái niệm quy phạm pháp luật này như thế nào? Làm sao có thể phân biệt được quy phạm pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
Để có thể hiểu rõ được khái niệm của quy phạm pháp luật, chúng ta cần hiểu quy phạm là gì? Quy phạm nói chung được giải thích đơn giản là các chuẩn mực, các quy tắc xử sự chung, các khuôn mẫu cho hành vi giao tiếp giữa các thành viên. Và quy phạm đặt ra nhằm đạt đến mục đích chung là trật tự xã hội.
Từ đó, chúng ta có thể phân biệt được quy phạm pháp luật khác với các quy phạm xã hội khác thông qua 3 đặc điểm cơ bản đã được nêu tại Luật BHVBQPPL trên. Các đặc điểm sẽ được liệt kê dưới đây.
2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật
2.1. Là quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung
Đặc điểm là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung là sự thể hiện một trong những thuộc tính cơ bản của pháp luật chính là tính quy phạm phổ biến. Đặc điểm này có 2 vế, thứ nhất là quy tắc xử sự chung mang nghĩa quy tắc này áp dụng cho mọi chủ thể. Và vế thứ hai có hiệu lực bắt buộc chung có nghĩa là nó mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể trong xã hội.
Khác với các quy phạm xã hội khác hay các quy tắc xử sự chung khác có trong xã hội rất nhiều nhưng chúng không bắt buộc đối với mọi chủ thể. Hoặc có những quy tắc xử sự khác mang tính bắt buộc nhưng lại không áp dụng cho mọi chủ thể. Đối với quy phạm pháp luật, tính bắt buộc và chung lúc nào cũng đi đôi với nhau không tách rời.
2.2. Do cơ quan có thẩm quyền ban hành
Đặc điểm chỉ có thể do các cơ quan có thẩm quyền ban hành mới được ban hành chính là một đặc điểm giúp phân biệt rõ giữa quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác. Ở những quy phạm xã hội khác có thể có hoặc không thể xác định được chủ thể ban hành. Nhưng ở quy phạm pháp luật, mỗi một loại văn bản quy phạm pháp luật đều được quy định cụ thể, rõ ràng các cơ quan có thẩm quyền ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật đó.
Có thể lấy ví dụ như Quốc hội có thể ban hành Bộ luật, luật hoặc nghị quyết; Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành lệnh hoặc quyết định; Chính phủ có quyền ban hành nghị định,…
2.3. Được nhà nước đảm bảo thực hiện
Ở đặc điểm thứ ba này, Nhà nước là chủ thể vừa có quyền vừa có trách nhiệm đảm bảo pháp luật chắc chắn được thực hiện. Biện pháp bảo đảm ở đây chính là cưỡng chế thi hành.
3. Kết cấu của quy phạm pháp luật
Với tư cách là phương tiện dùng để quản lý xã hội và thiết lập trật tự chung cho xã hội, việc nắm được kết cấu quy phạm pháp luật sẽ giúp chúng ta hiểu được nguyên lý, cách thức và những yêu cầu cơ bản nhất trong việc xây dựng nên các quy phạm pháp luật. Đồng thời, giúp nắm được nội dung của một quy phạm pháp luật dễ dàng hơn.
Kết cấu chung của một quy phạm pháp luật thông thường có 3 phần: giả định, quy định và chế tài.
3.1. Giả định
Giả định là bộ phận xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật tới các quan hệ xã hội. Hay cũng có thể hiểu rằng giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó, nó nêu ra những yếu tố giúp chủ thể có thể xác định được chủ thể có bị tác động bởi quy phạm pháp luật đó hay không.
Phạm vi tác động được xác định bởi hai yếu tố là hoàn cảnh cụ thể và chủ thể. Hai yếu tố này cần được nêu đầy đủ, rõ ràng, chính xác và sát với thực tế. Chỉ có như vậy, mới có thể xác định đúng quy phạm pháp luật tác động đến quan hệ chủ thể nào.
3.2. Quy định
Quy định được hiểu là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó chứa đựng thông tin về hành vi, xử sự của chủ thể rơi vào hoàn cảnh được nêu trong phần giả định. Được thể hiện dưới hình thức:
- Nêu cách thức, chuẩn mực xử sự của chủ thể rơi vào điều kiện, hoàn cảnh được nêu trong phần giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện những hành vi nhất định.
- Thông tin cho chủ thể biết những hành vi, xử sự nào không được chấp nhận và nếu thực hiện sẽ bị trừng phạt.
Vai trò của quy định là thông tin cho chủ thể biết:
- Hành vi nào không được thực hiện hoặc bị cấm.
- Hành vi nào phải thực hiện.
- Hành vi nào có thể lựa chọn thực hiện.
3.3. Chế tài
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước được nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật. Chế tài gồm có 2 loại là chế tài cố định và chế tài không cố định.
4. Phân loại quy phạm pháp luật
Để có thể phân tích, so sánh nội dung và phân tích mối quan hệ của các quy phạm pháp luật mà chúng ta cần phải phân loại chúng. Có 3 loại căn cứ để phân loại quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:
4.1. Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy phạm
- Quy phạm cấm: cấm thực hiện những hành vi nhất định, thường là những hành vi sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
- Quy phạm trao quyền: Trong quy phạm chủ thể có quyền lựa chọn xử sự trong khuôn khổ nhất định.
- Quy phạm bắt buộc: bắt buộc chủ thể phải thực hiện hành vi nhất định.
4.2. Căn cứ vào nội dung và mục đích
- Quy phạm định nghĩa: có nội dung xác định một vấn đề pháp lý, định nghĩa hay giải thích một khái niệm pháp lý.
- Quy phạm điều chỉnh: có nội dung tác động đến mối quan hệ xã hội bằng việc xác định loại và mức độ thực hiện hành vi.
- Quy phạm bảo vệ: có nội dung ghi nhận, bảo vệ trật tự một loại quan hệ xã hội nhất định và dự kiến những biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt, những hậu quả bất lợi phải gánh chịu đối với sự xâm phạm những loại quan hệ này.
4.3. Căn cứ vào tác dụng của quy phạm
- Quy phạm nội dung: có nội dung xác định quyền và nghĩa vụ các chủ thể khi tham gia vào những loại quan hệ xã hội nhất định.
- Quy phạm hình thức: xác định trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ khi chủ thể tham gia vào những quan hệ pháp luật.
Bài viết đã chia sẻ tất cả những nội dung liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật. Đây là một khái niệm vô cùng quan trọng đối với mỗi người nghiên cứu luật. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn sau khi đọc bài viết này.
Từ khóa » đặc điểm Của Quy Phạm Pl
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Các Yếu Tố Cấu Thành QPPL
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm, Cấu Thành Và Phân Loại?
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Cơ Cấu Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì ? Các Bộ Phận Cấu Thành Quy Phạm Pháp ...
-
Cơ Cấu Của Quy Phạm Pháp Luật Trong Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ?
-
đặc điểm Của Quy Phạm Pháp Luật. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Các đặc điểm Của Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Các Loại Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm, Những đặc điểm Chung Và Cơ Cấu Của Quy Phạm Pháp Luật
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm VBQPPL
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Đặc điểm Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Cơ Quan Quyền Lực Nhà ...