Quy Phạm Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật. Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
- Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
- Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
- Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các hình thức như Văn bản pháp, Tiền lệ pháp và Tập quán pháp (Luật tục)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008
- Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2003
- Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003
- Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003
- Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2004
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]- Quy phạm xã hội
- Luật pháp
- Thuật ngữ pháp lý
Từ khóa » đặc điểm Của Quy Phạm Pl
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Các Yếu Tố Cấu Thành QPPL
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm, Cấu Thành Và Phân Loại?
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Cơ Cấu Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì ? Các Bộ Phận Cấu Thành Quy Phạm Pháp ...
-
Cơ Cấu Của Quy Phạm Pháp Luật Trong Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật ?
-
đặc điểm Của Quy Phạm Pháp Luật. - Tài Liệu Text - 123doc
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Các đặc điểm Của Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Các Loại Quy Phạm Pháp Luật
-
Quy Phạm Pháp Luật - Khái Niệm, Đặc Điểm, Kết Cấu Và Phân Loại
-
Khái Niệm, Những đặc điểm Chung Và Cơ Cấu Của Quy Phạm Pháp Luật
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm VBQPPL
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Đặc điểm Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Cơ Quan Quyền Lực Nhà ...