Quy Phạm Pháp Luật Là Gì? Đặc điểm Và Cơ Cấu Quy Phạm Pháp Luật

Quy phạm pháp luật là những quy tắc chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, các đặc điểm của quy phạm pháp luật, cơ cấu của quy phạm phát luật là gì?, lấy ví dụ về quy phạm phát luật,… Các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây

Mục lục

  • 1. Quy phạm pháp luật là gì?
  • 2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?
  • 3. Cơ cấu quy phạm pháp luật
    • 3.1 Giả định
    • 3.2 Quy định
    • 3.3 Chế tài

1. Quy phạm pháp luật là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia thì: Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/ )

Còn theo định nghĩa về Quy phạm phát luật tại Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì quy định như sau:

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Vậy tóm lại quy phạm pháp luật là gì? Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.

Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là gì?

Xem thêm các tài liệu liên quan về ngành luật có thể sẽ rất hữu ích cho bạn dưới đây 

  • Luận văn hòa giải tranh chấp đất đai
  • Lý luận về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
  • Tổng hợp 10 mẫu luận văn về ly hôn có yếu tố nước ngoài

2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn có của một quy phạm xã hội như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo, là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.

Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hoạt động nào tráI với pháp luật.v.v. Ví dụ : Để biết được đâu là hoạt động tình cảm, đâu là hoạt động pháp luật chúng ta phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật. Để đánh giá hành vi nào là trộm, hành vi nào là cướp… phải căn cứ vào các quy phạm của luật hình sự.

Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?
Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?

Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì đặc điểm riêng của quy phạm pháp là gì?

– Quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà nước. Chúng do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.    

– Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước.

– Quy phạm pháp luật được đặt ra không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Vì vậy, quy phạm pháp luật được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung.

* Nội dung mỗi quy phạm pháp luật thường thể hiện hai mặt: cho phép hoặc bắt buộc.

Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các quy phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?
Đặc điểm của quy phạm pháp luật là gì?
Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC Sĩ LUẬT của chúng tôi. Với kinh nghiệm hơn 15 năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất.

3. Cơ cấu quy phạm pháp luật

Cơ cấu của quy phạm phát luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài. Trong đó:

3.1 Giả định

– Khái niệm: Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?

Chẳng hạn, Điều 95 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật”. Phần giả định của quy phạm này là: “ Cơ quan, tổ chức , cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân”.

– Mục đích, ý nghĩa của giả định

Phần giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nào? Thông qua phần giả định của quy phạm pháp luật chúng ta biết được tổ chức, cá nhân nào? khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện nào? thì chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Việc xác định tổ chức, cá nhân nào và những hoàn cảnh, điều kiện nào để tác động là phụ thuộc vào ý chí của nhà nước.

– Yêu cầu.

Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật phải rõ ràng, chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu mập mờ, khó hiểu dẫn đến khả năng không thể hiểu được hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật.

Trong phần giả định nêu phạm vi tác động của quy phạm pháp luật. Do vậy, khi xây dựng pháp luật cần phải dự kiến được mức tối đa những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà trong đó quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện pháp luật cần phải nhận thức thật chính xác xem chủ thể nào chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó. Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Hoàn cảnh ở đây là: “người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”, nhưng chủ thể chịu sự tác động của quy phạm này không phải là tất cả những người trong hoàn cảnh đó mà chỉ gồm những người: “tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”.

Như vậy, trong cùng một hoàn cảnh nhưng không phải mọi tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh ấy cũng chịu sự tác động của quy phạm đó mà chỉ là những chủ thể có liên quan đến phần chỉ dẫn (mệnh lệnh) của quy phạm mới chịu sự tác động của quy phạm (chủ thể được, buộc phải thực hiện quy phạm đó hoặc bị áp dụng quy phạm đó).

Giả định của quy phạm pháp luật có thể giản đơn (chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện). Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế  và lao động công ích theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp 1992) hoặc có thể phức tạp (nêu lê nhiều hoàn cảnh, điều kiện).

Ví dụ về quy phạm của pháp luật: “Người nào thấy người khác đang ở tring tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).

Những hoàn cảnh, điều kiện và chủ thể được nêu trong phần giả định các quy phạm pháp luật có thể được nêu theo cách liệt kê (kể tên tất cả các tình huống có thể xảy ra.

Chẳng hạn, Điều 29 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đô thị 1995 quy định: “Nghiêm cấm người điều khiển các loại xe trong các trường hợp sau đây: a. Do tình trạng sức khỏe không tự chủ điều khiển được tốc độ xe; b. Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80mmg/100mml máu hoặc 40mmg/1 lít khí thở và các chất kích thích khác; c. Không có đủ giấy tờ đã quy định…”), nhưng cũng có thể được nêu theo cách loại trừ (loại trừ những chủ thể hoặc những trường hợp không chịu sự tác động của quy phạm. Chẳng hạn, Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1992 quy định: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc”).

Giả định của quy phạm pháp luật có thể thay đổi do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…của đất nước hoặc sự thay đổi của các quan điểm chính trị – pháp lý  của nhà nước và sự nhận thức của những người có liên quan tới quá trình xây dựng pháp luật của nhà nước.

3.2 Quy định

– Khái niệm: Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

– Mục đích, ý nghĩa

Bộ phận quy định trả lời cho câu hỏi: “Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?”

Ví dụ về quy phạm pháp luật: Điều 1, Pháp lệnh thuế nông nghiệp có viết: “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp.” Trong quy phạm này bộ phận quy định (phải làm gì?) là: “phải nộp thuế nông nghiệp”.

Thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật các chủ thể pháp luật mới biết được là nếu như họ ở trong hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định của quy phạm thì họ phải làm gì? Được làm gì? Hoặc không được làm gì?

Như vậy, bộ phận quy định của quy  phạm pháp luật đã thiết lập cho các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh có các quyền và nghĩa vụ nhất định.

– Yêu cầu.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng: Cấm, không được, phải, thì, được, có… Mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của bộ phận quy định là một trong những điều kiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định có thể dứt khoát (chỉ có một sự lựa chọn cho chủ thể tham gia) hoặc không dứt khoát (nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân chủ thể lựa chọn). Trong một số trường hợp khác còn tồn tại trường hợp tùy nghi nó cho phép các chủ thể có thể tự lựa chọn và xác định quyền và nghĩa vụ của bản thân.

3.3 Chế tài

– Khái niệm: Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài sẽ được áp dụng đối với tổ chứ hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Nội dung của quy phạm pháp luật là gì?
Nội dung của quy phạm pháp luật là gì?

Ví dụ quy phạm pháp luật: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự 1999 đã nêu: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị  tù từ hai năm đến bảy năm.” Bộ phận chế tài của quy phạm này là “thì bị tù từ hai đến bảy năm”.

– Mục đích, ý nghĩa.

Bộ phận chế tài trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Chế tài là điều kiện đảm bảo cần thiết cho những quy định của nhà nước được thực hiện. Trong đó, các biện pháp mà nhà nước đưa ra rất đa dạng. Như là:

+ Những biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính trừng phạt có liên quan đến trách nhiệm pháp lý.  Loại chế tài này gồm có: Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự.

+ Có thể chỉ là những biện pháp chỉ gây cho chủ thể những hậu quả bất lợi như đình chỉ, bãi bỏ các văn bản sai trái của cơ quan cấp dưới.

– Yêu cầu với từng loại chế tài.

+ Chế tài cố định: Chế tài này quy định chính xác, cụ thể biện pháp tác động cần phải áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy phạm pháp luật đó.

+ Chế tài không cố định: Loại này không quy định các biện pháp tác động dứt khoát mà chỉ đưa ra quy định về mức thấp nhất và cao nhất.

Cần phải nói thêm rằng, ngoài việc sử dụng các biện pháp bất lợi cho chủ thể (chế tài) thì nhà nước còn dự kiến cả các biện pháp tác động khác mang tính khuyến khích để cho các chủ thể tự giác thực hiện pháp luật.

Hy vọng bài viết “Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm và cơ cấu quy phạm pháp luật” sẽ của Tri Thức Cộng Đồng đã cung cấp đầy đủ kiến thức mà bạn đang tìm kiếm.

Từ khóa » đặc điểm Của Quy Phạm Pl