Quy Tắc BE FAST: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Về Đột Quỵ - Tin Tức Sự ...
Có thể bạn quan tâm
Đột quỵ xảy ra rất nhanh và đột ngột, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới nhưng đứng đầu về tỷ lệ tàn tật. Đối với người bị đột quỵ, thời gian là vàng, quyết định sự sống cũng như là khả năng phục hồi của bệnh nhân. Vì vậy, người nhà bệnh nhân cần phải nắm rõ dấu hiệu để nhận biết được đột quỵ.
TIN LIÊN QUAN1. BE FAST: Quy tắc nhận biết sớm đột quỵ
BE FAST tiền thân là FAST là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị đột quỵ.
BE FAST quy tắc để nhận biết sớm đột quỵ
BE FAST là cụm từbao gồm 6 chữ cái, mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ:
B (BALANCE): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
E (EYESIGHT): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
2. Cấp cứu khi gặp bệnh nhân bị đột quỵ
Nên nhớ rằng khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ thì thời gian là vô cùng quan trọng. Bạn nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Ảnh minh họa: Người bệnh đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức
Trong lúc chờ cấp cứu bạn NÊN làm những việc sau:
- Dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị té ngã, chấn thương.
- Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30o
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân: tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mãn tính, để có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên 115 tới.
- Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 45o, móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân bị ngất, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo), bạn có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi bạn không biết cách làm.
Những việc bạn KHÔNG NÊN làm:
- Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân.
- Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay.
- Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
https://dotquy.kcb.vn/hieu-dung-ve-dot-quy/dot-quy-la-gi-/be-fast-dau-hieu-nhan-biet-som-ve-dot-quy.html
Bích Thủy (Nguồn: Chuyên trang thông tin về đột quỵ - Bộ Y tế)
Nguyễn Bích Thủy
Các tin khác- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 27/12/2024
- Cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 26/12/2024
- Bệnh viện đa khoa Ba Vì và Bệnh viện E ký kết hợp tác chuyển giao kỹ thuật trong khám chữa bệnh
- Hà Nội đề xuất mở rộng độ tuổi tiêm phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 25/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Mô Tả đột Quỵ
-
Đột Quỵ (Stroke) - Family Caregiver Alliance
-
7 Dấu Hiệu đột Quỵ Bạn Cần Biết | Vinmec
-
Đột Quỵ: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách Phòng Ngừa
-
Chẩn đoán Hình ảnh Trong đột Qụy Thiếu Máu Não
-
Đột Quỵ Khác Đột Tử Do Tim Như Thế Nào?
-
Quy Tắc BE FAST: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Về Đột Quỵ
-
Đột Quỵ Nhồi Máu Não - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và Xử Trí đột Quỵ Não - Health Việt Nam
-
Đột Quỵ - International - Christopher Reeve Foundation
-
Phân Biệt đột Quỵ Và Nhồi Máu Cơ Tim? Cách Phòng Tránh Bệnh Hiệu ...
-
Đột Quỵ Và Tai Biến Mạch Máu Não Có Giống Nhau Không?
-
Đột Quỵ Thầm Lặng - Những điều Cần Biết
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và Xử Trí đột Quỵ Não (P3) | BvNTP