QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ BẢO LÃNH THEO YÊU CẦU URDG ...
Có thể bạn quan tâm
QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ BẢO LÃNH THEO YÊU CẦU URDG 758. ICC 2009 Hiệu lực thi hành từ 0172010 Một yêu cầu bảo lãnh được phát hành vào hoăc sau ngày 0172010 sẽ tuân thủ theo quy định URDG mà không có quy định cụ thể là ấn bản năm 1992 hay bản được sửa đổi năm 2010 được áp dụng hay chỉ ra số ấn bản, yêu cầu bảo lãnh theo hoặc bảo lãnh đối ứng sẽ tuân thủ theo URDG 2010.
Trang 1QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ BẢO LÃNH THEO YÊU CẦU – URDG 758, ICC 2009 Điều 1: Phạm vi áp dụng của URDG
đối ứng nào mà nội dung của nó chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy tắc này Các quy tắc này rằng buộc tất cả các bên vào yêu cầu của bảo lãnh hoặc bảo lãnh đối ứng trừ khi trong phạm vi yêu cầu của bảo lãnh hoặc bảo lãnh đối ứng sửa đổi hay loại trừ chúng
phát hành theo URDG, thì bảo lãnh đối ứng cũng sẽ phải tuân thủ theo URDG, trừ khi bảo lãnh đối ứng không đề cập tới URDG Tuy nhiên, yêu cầu bảo lãnh không tuân theo URDG đơn thuần là bởi vì bảo lãnh đối ứng tuân theo URDG
theo yêu cầu hay bảo lãnh đối ứng được phát hành theo URDG, bên ra chỉ thị coi như đã chấp nhận quyền lợi và nghĩa vụ đã được gán cho nó cho những quy tắc này
ngày 1 tháng 7 năm 2010 sẽ tuân thủ theo URDG mà không có quy định cụ thể là ấn bản năm 1992 hay bản sửa đổi năm 2010 được áp dụng hay chỉ ra
số ấn bản, yêu cầu bảo lãnh theo hoặc bảo lãnh đối ứng sẽ tuân theo URDG
2010
Điều 2:Các định nghĩa
Trong các quy tắc này:
Bên thông báo là bên thông báo bảo lãnh theo yêu cầu của người bảo lãnh
Trang 2Người yêu cầu là người được chỉ định trong bảo lãnh thư, có nghĩa vụ tùy theo
mối quan hệ ràng buộc trên cơ sở được hỗ trợ bởi bảo lãnh thư Người yêu cầu có thể hoặc không phải là bên ra chỉ thị phát hành;
Đơn yêu cầu là lời đề nghị phát hành bảo lãnh
Đã được xác thực, áp dụng với chứng từ điện tử, nghĩa là người nhận chứng từ có
thể xác nhận về thông tin của người gửi và xác nhận dữ liệu nhận được có đầy đủ
và chưa bị sửa đổi hay không;
Người hưởng lợi là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một bảo lãnh được phát
hành
Ngày làm việc là ngày mà vào ngày đó nơi làm việc mở cửa làm việc thường lệ tại
nơi mà hành vi tuân thủ các quy định của URDG được thực hiện
Những khoản phải trả bao gồm các khoản hoa hồng, phí, lệ phí, phí tổn để các
bên tiến hành các hoạt động liên quan đến bảo lãnh mà các hoạt động đó chịu sự điều chỉnh bởi các quy tắc này
Yêu cầu tuân thủ là yêu cầu đáp ứng được những thủ tục của việc xuất trình hợp
lệ
Việc xuất trình chứng từ hợp lệ theo một bảo lãnh là việc xuất trình, đầu tiên là
phải phù hợp với các điều kiện và điều khoản được quy định trong thư bảo lãnh, thứ 2 là phù hợp với các quy tắc nằm trong phạm vi nhất quán với các điều kiện và điều khoản, thứ 3 là trong việc thiếu các quy định liên quan trong bảo lãnh, hoặc các quy tắc thực hành bảo lãnh theo yêu cầu tiêu chuNn quốc tế
Bảo lãnh đối ứng nghĩa là các cam kết đã được ký nhận mà người bảo lãnh đối
ứng cung cấp cho bất kỳ một bên nào khác để thực hiện phát hành bảo lãnh thư hoặc phát hành bảo lãnh đối ứng thư khác; bảo lãnh đối ứng thể hiện nghĩa vụ phải thanh toán khi trình yêu cầu theo đúng quy định của bảo lãnh đối ứng thư;
Trang 3Người bảo lãnh đối ứng là bên phát hành cam kết bảo lãnh đối ứng, theo chỉ thỉ
của một người bảo lãnh hoặc một người bảo lãnh đối ứng khác, và bao gồm một bên chuyên phụ trách các giao dịch tài khoản
Đơn yêu cầu là chứng từ được ký bởi người hưởng lợi, yêu cầu được thanh toán
theo cam kết bảo lãnh
Bảo lãnh theo yêu cầu hoặc bảo lãnh là bất kỳ cam kết nào được ký, dù được gọi
tên hoặc mô tả thế nào, để chuNn bị cho việc thanh toán dựa trên việc xuất trình một yêu cầu phù hợp
Chứng từ nghĩa là bản ghi chép thông tin đã được hoặc chưa được ký nhận;
chứng từ có dạng bản in hoặc bản điện tử có thể được sao chép ra dạng bản in bởi người được trình chứng từ Theo đó, chứng từ sẽ bao gồm yêu cầu và tuyên bố làm
rõ đi kèm;
Đáo hạn nghĩa là ngày đáo hạn hoặc sự kiện đáo hạn hoặc, nếu cả hai được quy
định, thì đáo hạn có nghĩa là ngày đáo hạn nếu ngày đáo hạn diễn ra trước sự kiện đáo hạn và là sự kiện đáo hạn nếu sự kiện đáo hạn diễn ra trước ngày đáo hạn;
Ngày đáo hạn nghĩa là ngày được quy định trong bảo lãnh thư, trùng với hoặc
trước ngày xuất trình
Sự kiện đáo hạn nghĩa là sự kiện mà theo đó, trên cơ sở các điều khoản của bảo
lãnh thư, thời hạn của một giao dịch đã kết thúc, có thể là đáo hạn ngay lập tức hoặc sẽ đáo hạn trong một khoảng thời gian định sẵn sau khi sự kiện đáo hạn xảy
ra, theo đó, sự kiện chỉ xảy ra:
a khi có văn bản chứng từ phản ánh về sự kiện đáo hạn được trình tới người bảo lãnh theo như quy định trong bảo lãnh thư, hoặc
b khi sự kiện được ghi nhận trong hồ sơ của người bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh thư không quy định cần phải có văn bản chứng từ phản ánh như nói ở trên)
Bảo lãnh, xem yêu cầu bảo lãnh
Trang 4Người bảo lãnh nghĩa là người phát hành cam kết bảo lãnh, bao gồm một bên
chuyên phụ trách các giao dịch tài khoản;
Bản tường trình của người bảo lãnh nghĩa là các nội dung tường trình của người
bảo lãnh trong đó ghi rõ số tiền ghi có hoặc ghi nợ trong tài khoản với điều kiện là các nội dung tường trình ghi có hoặc ghi nợ phải cho phép người bảo lãnh xác nhận được nội dung của bảo lãnh thư có liên quan
Bên ra chỉ thị phát hành nghĩa là ngoài người bảo lãnh đối ứng sẽ có một bên ra
chỉ thị để phát hành bảo lãnh thư hoặc bảo lãnh đối ứng thư, chịu trách nhiệm bảo đảm cho người bảo lãnh, hoặc, trong trường hợp là bảo lãnh đối ứng thư, chịu trách nhiệm bảo đảm cho người bảo lãnh đối ứng Bên ra chỉ thị phát hành có thể hoặc không phải là người yêu cầu;
Xuất trình nghĩa là bàn giao chứng từ theo quy định tại bảo lãnh thư cho người
bảo lãnh Ngoài xuất trình yêu cầu, ví dụ, còn bao gồm xuất trình mục đích đề nghị đáo hạn bảo lãnh thư hoặc mục đích thay đổi giá trị;
Người xuất trình nghĩa là người thực hiện việc xuất trình với tư cách là hoặc thay
mặt cho người thụ hưởng hoặc người yêu cầu, tùy theo trường hợp cụ thể;
Đã ký, áp dụng cho văn bản chứng từ, bảo lãnh thư hoặc bảo lãnh đối ứng thư,
nghĩa là bản gốc của chứng từ, bảo lãnh thư hoặc bảo lãnh đối ứng thư đã được ký nhận bởi người phát hành hoặc bởi đại diện của người phát hành, có thể sử dụng chữ ký điện tử được xác thực bởi bên nhận chứng từ, bảo lãnh thư hoặc bảo lãnh đối ứng thư, hoặc chữ ký trực tiếp, hoặc chữ ký fax, hoặc chữ ký dạng đục lỗ, dấu, biểu tượng hoặc bằng phương thức cơ học khác
Tuyên bố làm rõ nghĩa là nội dung tuyên bố được trình bày trong điều 15(a) hoặc
15(b);
Mối quan hệ cơ sở: là một hợp đồng, trong đó đưa ra các điều kiện hoặc quan hệ
khác giữa người yêu cầu và người thụ hưởng mà qua đó, cam kết bảo lãnh được phát hành
Trang 5c Bất kì yêu cầu xuất trình một hoặc nhiều hơn một bản gốc hoặc bản sao của một chứng từ điện tử được thỏa mãn bằng việc xuất trình một chứng từ điện tử
d Khi sử dụng một ngày hay nhiều ngày để xác định bắt đầu, kết thúc hoặc một khoảng thời gian bất kì nào đó, các thuật ngữ:
i “từ”, “đến”, “cho đến”, “cho đến khi”, “giữa” thì sẽ bao gồm cả ngày hoặc những ngày đó, và
ii “trước” và “sau” thì không bao gồm cả ngày hoặc những ngày đó
e Cụm từ “trong vòng”, khi được dùng để nối với một khoảng thời gian sau một ngày được đưa ra hoặc một sự kiện, không bao gồm ngày đó hoặc ngày xảy ra sự kiện đó nhưng bao gồm ngày cuối cùng của khoảng thời gian đó
“có thNm quyền” hoặc “nội bộ” sử dụng để mô tả người phát hành chứng từ, cho phép bất cứ người phát hành nào, trừ trường hợp là người thụ hưởng hoặc người yêu cầu phát hành chứng từ đó
Trang 6c Người thụ hưởng có thể xuất trình yêu cầu từ thời điểm bảo lãnh được phát hành hoặc thời gian sau đó hoặc trong trường hợp do bảo lãnh quy định
Điều 5: Tính độc lập của bảo lãnh và bảo lãnh đối ứng
a Bảo lãnh thư về bản chất là không phụ thuộc vào các mối quan hệ ràng buộc và việc áp dụng, theo đó người bảo lãnh cũng không liên quan hay phải chịu sự ràng buộc bởi mối quan hệ đó Việc bảo lãnh có đề cập tới mối quan hệ ràng buộc nhằm xác định rõ mối quan hệ này cũng không làm thay đổi bản chất độc lập của bảo lãnh thư Cam kết của người bảo lãnh trong việc thanh toán theo đúng bảo lãnh không phụ thuộc vào các khiếu nại hay khuyến cáo phát sinh từ mối quan hệ ràng buộc nào khác ngoài mối quan hệ ràng buộc giữa người bảo lãnh và người thụ hưởng
b Bảo lãnh đối ứng về bản chất là không phụ thuộc vào bảo lãnh thư, các mối quan hệ ràng buộc, việc áp dụng hay bất kỳ một bảo lãnh đối ứng nào khác có liên quan, theo đó người bảo lãnh đối ứng cũng không liên quan hay phải chịu sự ràng buộc bởi mối quan hệ đó Việc bảo lãnh đối ứng có đề cập tới mối quan hệ ràng buộc nhằm xác định rõ mối quan hệ này cũng không làm thay đổi bản chất độc lập của bảo lãnh đối ứng thư Cam kết của người bảo lãnh đối ứng trong việc thanh toán theo đúng bảo lãnh đối ứng không phụ thuộc vào các khiếu nại hay khuyến cáo phát sinh từ mối quan hệ ràng buộc nào khác ngoài mối quan hệ ràng buộc giữa người bảo lãnh đối ứng và người bảo lãnh hoặc người bảo lãnh đối ứng khác
mà bảo lãnh đối ứng này được bàn giao
Điều 6: Chứng từ so với hàng hóa, dịch vụ hoặc giao dịch
Các nhà bảo lãnh chỉ xem xét trên chứng từ mà không căn cứ vào hàng hóa, dịch
vụ hoặc các giao dịch mà các chứng từ đó có liên quan
Điều 7: Các điều kiện phi chứng từ
Một bảo lãnh không nên bao gồm điều kiện ngoài ngày hoặc một khoảng thời gian
mà không quy định cụ thể một chứng từ để thể hiện sự phù hợp với diều kiện đó
Trang 7Nếu bảo lãnh không quy định cụ thể một chứng từ nào và việc đáp ứng các điều kiện không thể xác định được từ ghi chép của chính người bảo lãnh hoặc từ một bản liệt kê được quy định trong bảo lãnh, thì người bảo lãnh sẽ coi như điều kiện
đó không được quy định và sẽ không quan tâm đến điều này trừ khi để xác định rằng dữ liệu có trong chứng từ được quy định và xuất trình theo bảo lãnh không mâu thuẫn với dữ liệu trong bảo lãnh
Điều 8: Nội dung các chỉ thị và bảo lãnh
Tất cả các chỉ thị phát hành các bảo lãnh cùng với bản thân các bảo lãnh nên rõ ràng và chính xác và tránh quá nhiều chi tiết Vì vậy, tất cả các bảo lãnh nên quy định:
a Người yêu cầu bảo lãnh
b Người hưởng lợi
c Người bảo lãnh
e Số hiệu dẫn chiếu hoặc các thông tin khác chứng thực cam kết bảo lãnh được phát hành, hoặc trong trường hợp bảo lãnh đối ứng, chứng thực cam kết bảo lãnh đối ứng được phát hành
f Số tiền hoặc số tiền tối đa có thể thanh toán và ngoại tệ có thể thanh toán
i Một yêu cầu hoặc chứng từ khác sẽ được xuất trình dưới dạng giấy hay dưới dạng điện tử
k Bên có trách nhiệm thanh toán các chi phí
Điều 9: Đơn yêu cầu không được tiếp nhận
Trang 8Vào thời điểm nhận được đơn yêu cầu, người bảo lãnh không sẵn sàng hoặc không thể phát hành thư bảo lãnh, người bảo lãnh nên thông báo không chậm trễ cho bên đưa ra chỉ thị cho người bảo lãnh
Điều 10: Thông báo bảo lãnh và sửa đổi
thông báo Bằng việc thông báo bảo lãnh, trực tiếp hoặc qua sử dụng các dịch vụ của một bên khác (“bên thông báo thứ hai”), bên thông báo báo cho người hưởng lợi và, nếu có thể áp dụng, cho bên thông báo thứ hai, rằng tự
nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của bảo lãnh và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của bảo lãnh mà bên thông báo đã nhận
lợi rằng tự nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của bảo lãnh và rằng thông báo phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của bảo lãnh mà bên thông báo thứ hai đã nhận
có bất cứ một tái xuất trình thêm nào hoặc bất cứ thỏa thuận nào với người hưởng lợi
sẵn sàng hoặc không thể làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trễ cho bên mà từ đó đã nhận được bảo lãnh, sửa đổi hoặc thông báo đó
e Nếu một bên được yêu cầu thông báo một bảo lãnh hoặc sửa đổi, và đồng ý làm việc đó nhưng tự nó không thể thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của bảo lãnh hoặc thông báo, nó phải thông báo không chậm trễ cho bên mà từ
đó đã nhận được chỉ thị Nếu bên thông báo hoặc bên thông báo thứ hai quyết định thông báo bảo lãnh đó, thì nó phải thông báo cho người thụ
Trang 9hưởng hoặc bên thông báo thứ hai biết rằng tự nó không thể thỏa mãn được tính chân thật bề ngoài của bảo lãnh hoặc thông báo
f Bên bảo lãnh sử dụng dịch vụ của một bên thông báo hoặc một bên thông báo thứ hai, cũng như bên thông báo sử dụng dịch vụ của bên thông báo thứ hai, để thông báo một bảo lãnh thì khi có thể nên dùng ngay bên đó để thông báo bất cứ sửa đổi nào của bảo lãnh đó
Điều 11: Sửa đổi
vì bất cứ lý do gì mà không sẵn sàng hoặc không thể phát hành sửa đổi đó, thì người bảo lãnh nên thông báo không chậm trễ cho bên mà người bảo lãnh đã nhận được chỉ thị
b Một sửa đổi được lập mà không có sự đồng ý của người hưởng lợi thì không ràng buộc người hưởng lợi Tuy nhiên người bảo lãnh bị ràng buộc không thể hủy ngang bởi sửa đổi từ lúc phát hành sửa đổi, trừ khi và cho đến khi người hưởng lợi từ chối sửa đổi đó
từ chối một sửa đổi của bảo lãnh bất kỳ lúc nào cho đến khi thông báo chấp nhận sửa đổi hoặc xuất trình mà xuất trình đó chỉ phù hợp với bảo lãnh như
đã sửa đổi
d Bên thông báo sẽ thông báo không chậm trễ cho bên mà từ đó nó nhận được sửa đổi của thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi đó của người hưởng lợi
báo từ chối sửa đổi
f Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực trừ khi
bị từ chối trong một khoảng thời gian nhất định sẽ không được xem xét đến
Trang 10Điều 12: Phạm vi nghĩa vụ của người bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh
Người bảo lãnh chỉ có trách nhiệm với người hưởng lợi, thứ nhất, theo các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh, thứ 2, theo các quy tắc này trong phạm vi nó nhất quán với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh, tới mức số tiền của bảo lãnh
Điều 13: Thay đổi số tiền bảo lãnh
Một bảo lãnh có thể cho phép giảm bớt hoặc thu hẹp số tiền của nó vào ngày quy định hoặc do sự xảy ra của một sự kiện đã quy định mà theo điều khoản của bảo lãnh làm thay đổi số tiền, và vì mục đích đó mà sự kiện đó được coi là đã xảy ra:
kiện được xuất trình cho người bảo lãnh, hoặc
việc xảy ra một sự kiện trở nên có thể xác định từ ghi chép của chính người bảo lãnh hoặc từ một danh mục đã được quy định trong bảo lãnh
Điều 14: Xuất trình
a Xuất trình phải được bàn giao cho người bảo lãnh:
i tại nơi phát hành, hoặc nơi khác được chỉ định trong bảo lãnh thư và,
ii vào ngày hoặc trước ngày đáo hạn
b Việc xuất trình phải được thực hiện theo đúng quy định trừ trường hợp có quy định sẽ thực hiện xuất trình chậm hơn so với tiến độ Trong trường hợp đó, việc xuất trình phải được thực hiện trước ngày đáo hạn
c Trong trường hợp bảo lãnh thư có quy định việc xuất trình phải được thực hiện theo phương thức điện tử thì phải quy định rõ về định dạng, hệ thống chuyển dữ liệu và địa chỉ thư điện tử để việc xuất trình được thuận lợi Nếu bảo lãnh thư không đề cập đến các nội dung trên thì phải kèm theo đó là văn bản bổ sung bản điện tử được xác thực hoặc văn bản bổ sung bản in Văn bản bổ sung bản điện tử
Trang 11nếu không được xác thực sẽ mặc nhiên được hiểu là không có hiệu lực (chưa xuất trình)
d Trong trường hợp bảo lãnh thư quy định việc xuất trình phải được thực hiện theo hình thức bản in thông qua phương thức bàn giao cụ thể nhưng lại có hàm ý không giới hạn phương thức bàn giao thì người xuất trình có thể sử dụng một phương thức bàn giao khác với điều kiện là văn bản xuất trình đến đúng nơi và đúng thời gian như quy định trong đoạn (a) của điều này
e Trường hợp bảo lãnh thư không quy định việc xuất trình phải được thực hiện bằng bản in hay bằng bản điện tử thì theo đó hình thức bản in sẽ được lựa chọn
f Việc xuất trình phải xác định rõ thông tin về bảo lãnh thư có liên quan, như số tham chiếu bảo lãnh thư của người bảo lãnh Nếu không, thời gian thNm định như quy định tại điều 20 sẽ được bắt đầu vào ngày xác định Toàn bộ nội dung trong đoạn này không ám chỉ việc gia hạn bảo lãnh thư hay giới hạn yêu cầu của điều 15 (a) hoặc (b) cho bất kỳ một chứng từ đã xuất trình riêng lẻ nào để xác định rõ yêu cầu có liên quan
g Trừ trường hợp bảo lãnh thư có quy định nào khác, nếu không các chứng từ sau khi được phát hành bởi hoặc thông qua người đại diện của người yêu cầu hoặc người thụ hưởng, bao gồm các yêu cầu và các tuyên bố bổ trợ, đều phải dùng chung một ngôn ngữ với bảo lãnh thư Các chứng từ được ban hành bởi người khác có thể dùng ngôn ngữ khác
Điều 15: Các quy định đối với yêu cầu
a.Yêu cầu của bảo lãnh thư phải được xác nhận bởi những văn bản mà bảo lãnh thư ghi rõ, và trong mọi trường hợp bằng bản tuyên bố, do người được hưởng tài sản viết trong đó nói rõ ở những khía cạnh nào người yêu cầu có thể gánh vác nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ ràng buộc Bản tuyên bố này có thế bao gồm trong yêu cầu hoặc trên một văn bản riêng đi kèm đã được ký kết hoặc xác nhận yêu cầu
Trang 12b Yêu cầu của bảo lãnh đối ứng thư trong mọi trường hợp phải được xác nhận bởi bản tuyên bố, do bên mà bảo lãnh đối ứng thư được đưa ra viết và phải chỉ rõ bên
đó đã nhận được yêu cầu được tuân thủ bởi bảo lãnh thư hay bảo lãnh đối ứng thư được đưa ra bởi bên kia Bản tuyên bố này có thế bao gồm trong yêu cầu hoặc trên một văn bản riêng đi kèm đã được ký kết hoặc xác nhận yêu cầu
c.Những quy định cho tuyên bố bổ trợ ở đoạn (a) hoặc (b) của điều khoản này được áp dụng cho tất cả ngoại trừ trường hợp bảo lãnh thư hoặc bảo lãnh đối ứng thư không bao gồm quy định này Những thụât ngữ như “ Tuyên bố bổ trợ ở điều 15[(a)] [(b)] không được bao gồm.” đáp ứng những quy định ở đoạn này
d.Cả yêu cầu và tuyên bố bổ trợ đều không thể được đề trước ngày người được hưởng tài sản có quyền đưa ra yêu cầu Bất kỳ văn bản nào khác có thể được đề trước ngày đó Cả yêu cầu và tuyên bố bổ trợ và bất kỳ văn bản nào khác đều không thể được đề sau ngày được công bố
Điều 16: Thông tin yêu cầu
Người bảo lãnh nên thông báo không chậm trễ cho bên thông báo hoặc, nếu có thể
áp dụng, cho người bảo lãnh đối ứng về bất kỳ một yêu cầu nào theo bảo lãnh và
về bất kì đòi hỏi nào, như một cách thức, để kéo dài thời hạn của bảo lãnh Người bảo lãnh đối ứng nên thông báo không chậm trễ cho bên thông báo hoặc, nếu có thể áp dụng, cho người bảo lãnh đối ứng về bất kỳ một yêu cầu nào theo bảo lãnh đối ứng và về bất kì đòi hỏi nào, như một cách thức, để kéo dài thời hạn của bảo lãnh đối ứng
Điều 17: Yêu cầu từng phần và yêu cầu nhiều lần; số tiền yêu cầu
phép (“yêu cầu từng phần”)
b Yêu cầu nhiều hơn một lần (“yêu cầu nhiều lần”) có thể được thực hiện
Từ khóa » định Nghĩa Của Bảo Lãnh Theo Urdg 758
-
Quy Tắc Thống Nhất đối Với Bảo Lãnh Nhu Cầu Là Gì? Đặc điểm Của ...
-
URDG 758 CÓ GÌ MỚI? * - Mr. Old Man
-
[DOC] URDG 758 Có Gì Mới
-
Xác định Lại Bản Chất Quan Hệ Bảo Lãnh Ngân Hàng Trong Các Quy ...
-
Pháp Luật Về Bảo Lãnh Ngân Hàng Có Yếu Tố Nước Ngoài
-
[DOC] BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
-
Góp ý Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
-
Những điểm Mới đáng Lưu ý Của Thông Tư 07 Quy định Về Bảo Lãnh ...
-
[PDF] HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN ...
-
[DOC] 3. Về Thời Hạn Thực Hiện Nghĩa Vụ Bảo Lãnh - Vibonline
-
Bảo Lãnh Của Ngân Hàng Thương Mại đối Với Trách Nhiệm Của Nhà Thầu
-
CỔNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-
QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG - In Bài Viết