Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Sâm Ngọc Linh

Nhằm đảm bảo về năng suất, sản lượng và đặc biệt hàm lượng hợp chất Saponin, ngoài việc mở rộng diện tích thì yếu tố quyết định là sinh trưởng, phát triển cây Sâm Ngọc Linh, trong khi cây Sâm Ngọc Linh đòi hỏi rất nghiêm ngặt về công tác chọn đất, hạt giống, cây giống, trồng, chăm sóc, …Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh Kon Tum ban hàng quy trình tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc Sâm Ngọc Linh tại Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 10/7/2017.

 Ảnh minh họa

Sâm Ngọc Linh là một trong chín sản phẩm chủ lực của tỉnh Kon Tum, với mục tiêu đến năm 2020 diện tích trồng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum là 1.000 ha, với sản lượng 190 tấn; tạo thương hiệu Quốc gia về sâm Ngọc Linh. Tầm nhìn đến năm 2025, trồng hết diện tích khoảng 9.343,6 ha; hàng năm khai thác bình quân khoảng 800ha và thực hiện trồng mới trên toàn bộ diện tích đã khai thác, đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum đã được UBND tỉnh Kon Tum xác định tại Quyết định 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011, về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020 và Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 17/4/2013, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc Linh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2020, tấm nhìn đến năm 2025.

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là loại sâm quý thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), còn gọi là Sâm Việt Nam, Sâm Khu 5 (K5), củ Ngải rọm con, hay cây Thuốc giấu…; được tìm thấy tại vùng núi Ngọc Linh thuộc 2 huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thân rễ của cây Sâm Ngọc Linh chứa 52 hợp chất saponin, trong đó có 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. 

Quyết định số 649/QĐ-UBND được đăng tải tại đây./. 

Bùi Đức Trung

Từ khóa » Trồng Cây Nhân Sâm Ngọc Linh