Quyền Của Người được ủy Quyền Từ đại Diện Theo Pháp Luật Của ...
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của pháp luật thì đại diện theo pháp luật là việc mà một người nhân danh vì lợi ích của người khác/tổ chức khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Đại diện theo pháp luật có thể đại diện cho cá nhân hoặc đại diện cho tổ chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào, Công ty tôi có thực hiện ủy quyền từ người đại diện pháp luật, vậy trên các hợp đồng giao dịch có cần thể hiện thông tin về giấy ủy quyền không? Xin tư vấn giúp tôi căn cứ thực hiện nội dung trên Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
Luật doanh nghiệp 2020.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm người đại diện theo quy định của pháp luật:
- 2 2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật:
1. Khái niệm người đại diện theo quy định của pháp luật:
Theo điều 134 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đại diện như sau :
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Có thể thấy theo quy định trên thì đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Đại diện là một quan hệ pháp lý giữa ba chủ thể gồm các quan hệ: quan hệ giữa người đại diện với người được đại diện, quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba và quan hệ giữa người thứ ba với người được đại diện. Trong các quan hệ trên thì quan hệ giữa người được đại diện với người thứ ba phát sinh trong giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, cho nên người đại diện có trách nhiệm về hành vi của người đại diện trước người thứ ba. Vậy đại diện là việc cá nhân, pháp nhân ( người đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của người khác ( người được đại diện). Ngoài ra cá nhân, pháp nhân có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhưng cũng có thể thông qua người đại diện vì lý do khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên, nếu giao dịch do pháp luật quy định không được thông qua người thứ ba thì các bên tự xác lập, thực hiện giao dịch đó. Trong trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện thì phải là người có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật:
Căn cứ Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân có năng lực hành vi dân sự, khi doanh nghiệp có xảy ra phát sinh trong quá trình hoạt động, thì tùy theo từng trường hợp người đại diện theo pháp luật sẽ là nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ tranh chấp của doanh nghiệp mà mình đứng ra đại diện cho doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đảm bảo các quyền và nghĩa vụ có liên quan của doanh nghiệp mà mình là người được ủy quyền từ người đại diện pháp luật đứng trước tòa án hoặc trọng tài thương mại. Đối với các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn thì theo điều lệ của công ty mà có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Để đảm bảo về trách nhiệm và các quyền và nghĩa vụ có liên quan của doanh nghiệp thì luôn phải có một người đại diện theo pháp luật ở trên Việt Nam. Người được ủy quyền từ người đại diện pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong phạm vi mà mình được ủy quyền, vì vậy người được ủy quyền nên lưu ý trước khi ký vào tránh trường hợp gặp bất lợi những thiệt hại ngoài khả năng mà mình có thể giải quyết được cho doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm gì?
Theo Điều 13 của luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Người được ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của công ty có trách nhiệm trong các thông tin, bí mật kinh doanh mà mình có nghĩa vụ được giao cho. Tuyệt đối không được lạm chức vụ của mình để đi trục lợi chiếm đoạt tài sản đem những thông tin bí quyết nội bộ của công ty chia sẻ hoặc cung cấp cho các đối thủ của doanh nghiệp mà mình được ủy quyền là người đại diện pháp luật. Khi có các thiệt hại cho doanh nghiệp mà những thiệt hại này mà chủ yếu do người được ủy quyền đại diện theo pháp luật gây ra thì người này sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường các thiệt hại đã ảnh hưởng đến lợi ích, dữ liệu , uy tín của doanh nghiệp mà mình là người đại diện.
Như vậy, nếu người đại diện theo pháp luật của công ty bạn không trực tiếp thực hiện các hợp đồng, giao dịch của công ty, ủy quyền cho cá nhân trong công ty thực hiện thay thì phải có giấy ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của công ty bạn. Trong các hợp đồng, giao dịch của công ty bạn, phải xuất trình giấy ủy quyền này.
Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Dương Gia chúng tôi về quyền của người được ủy quyền từ đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu còn vướng mắc nào khác liên quan đến pháp luật về vấn đề này thì bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật thông qua đường dây hotline: 1900.6568 để được luật sư và các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giúp bạn.Trân trọng.
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Của Người đại Diện Theo Pháp Luật
-
Giấy ủy Quyền Là Người đại Diện Theo Pháp Luật
-
Giấy ủy Quyền Do Người đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Doanh Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu Giấy Ủy Quyền Trong Công Ty Và Các Quy Định Liên Quan
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Pháp Nhân | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi ...
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Chuẩn Nghị định 30 Và Các Mẫu Phổ Biến Nhất
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Doanh Nghiệp - Luật LawKey
-
Mẫu Văn Bản ủy Quyền đại Diện Mới Nhất - Pháp Trị
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
-
Giấy ủy Quyền Là Người đại Diện Theo Pháp Luật
-
So Sánh Người đại Diện Theo Pháp Luật - đại Diện Theo ủy Quyền
-
Thủ Tục Thay đổi Người đại Diện Theo Pháp Luật (chết, Mất Tích..)