So Sánh Người đại Diện Theo Pháp Luật - đại Diện Theo ủy Quyền
Có thể bạn quan tâm
Người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền đều là đại diện hợp pháp. Tuy nhiên, mục đích, nghĩa vụ, trách nhiệm và các điều kiện kèm theo là không giống nhau. Vậy điểm khác và giống nhau giữa hai chức danh đó là gì? Bạn cần đọc bài viết này để tránh nhầm lẫn, gây ảnh hưởng quyền lợi và lãng phí thời gian của các bên.
Nội dung chính:
- Khái niệm
- Sự giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
- Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
- Các câu hỏi thường gặp về người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
Khái niệm
Tất cả các doanh nghiệp đều có người đại diện hợp pháp. Trong đó, người đại diện hợp pháp bao gồm:
Người đại diện theo pháp luật:
Là người đứng đầu doanh nghiệp, thay doanh nghiệp thực hiện mọi hoạt động về pháp luật với cơ quan nhà nước và các giao dịch kinh doanh với đối tác, khách hàng.
Tùy vào loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh, công ty TNHH hay công ty cổ phần, mà người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền, nghĩa vụ, chức danh khác nhau và được quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Đồng thời, các thông tin này phải được thể hiện đầy đủ trên các văn bản, giấy tờ giao dịch.
Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?
Người đại diện theo ủy quyền:
Người đại diện theo ủy quyền có thể là cổ đông, thành viên hoặc chủ tịch công ty với trách nhiệm xử lý các vấn đề phát sinh khi người đại diện theo pháp luật vắng mặt.
Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật ủy quyền hoặc được các hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, chủ sở hữu… ủy quyền.
Có thể hiểu đơn giản, nếu người đại diện theo pháp luật không thể kịp thời giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp, có thể cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện thay và phải thông báo bằng văn bản cho các đơn vị, công ty liên quan đến những vấn đề phát sinh đó.
Tùy vào quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp mà sẽ cần có người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền hoặc cả hai.
Xem thêm: Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp là gì?
Sự giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Nhìn chung, người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền đều là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, nhân danh doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong phạm vi được ủy quyền.
Phải tuân thủ quy định, pháp lý chung về căn cứ xác lập, cá nhân đại diện, phạm vi đại diện, chấm dứt đại diện, chẳng hạn phải đủ năng lực hành vi dân sự, không đang trong thời gian thi hành án hoặc không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp.
Có thể là người nước ngoài, đồng thời là đại diện (theo pháp luật và theo ủy quyền) của các pháp nhân khác.
Phải chịu trách nhiệm về tất cả những quyết định trong giao dịch, ký kết trước pháp luật với bên thứ ba (khách hàng, đối tác…). Đồng thời, phải thông báo bằng văn bản về phạm vi và thời hạn được ủy quyền cho bên thứ ba.
Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần không giới hạn số lượng. Tùy theo điều lệ của công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ.
Chức danh, vị trí không ảnh hưởng đến phạm vi thẩm quyền của người đại diện, mà sẽ căn cứ vào nội dung khi ủy quyền.
Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Bảng dưới đây sẽ nêu rõ những điểm khác nhau, khác nhau như thế nào của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Điểm khác nhau | Người đại diện theo pháp luật | Người đại diện theo ủy quyền |
Mục đích | Đại diện xử lý các vấn đề trong công ty | Khi người đại diện theo pháp luật vắng mặt thì người đại diện theo ủy quyền sẽ xử lý các vấn đề trong công ty |
Cơ sở xác lập đại diện | Theo quy định của pháp luật hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật, của đại hội cổ đông, đại hội thành viên, chủ doanh nghiệp... |
Phạm vi đại diện | Rộng hơn so với đại diện theo ủy quyền | Hẹp hơn so với người đại diện theo pháp luật và trong khuôn khổ được ủy quyền |
Chấm dứt đại diện | Đối với người đại diện thuê theo hợp đồng: được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm đại diện. Đối với người đại diện có vốn góp: không được quyền đơn phương chấm dứt đại diện (theo Điều 13, 14 Luật Doanh nghiệp 2014) | Căn cứ vào nội dung ủy quyền (theo Điều 15, 16 Luật Doanh nghiệp 2014) |
Bài viết này, Anpha đã so sánh cụ thể về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Nếu vẫn còn thắc mắc về hai chức danh trên, bạn hãy gọi cho Anpha để được tư vấn thêm.
Các câu hỏi thường gặp về người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
1. Điểm giống nhau của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền là gì?
6 điểm giống nhau của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền là: Đều là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; Cả 2 đều phải tuân thủ quy định và các pháp lý chung khi xác lập người đại diện; Phải chịu trách nhiệm với khách hàng và đối tác trước pháp luật; Đều có thể là người nước ngoài và là đại diện đồng thời của các pháp nhân khác; Không giới hạn số lượng đại diện đối với loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần; Chức danh và phạm vi thẩm quyền của người đại diện sẽ căn cứ vào nội dung ủy quyền.
2. Điểm khác nhau của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền là gì?
Nhìn chung, người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền sẽ khác nhau 4 điểm sau: Mục đích xác lập người đại diện; Cơ sở xác lập; Phạm vi quyền của người đại diện và việc đơn phương chấm dứt đại diện.
Xem chi tiết: Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đang diện theo ủy quyền.
3. Có bắt buộc phải có cả người đại diện theo pháp luật và theo ủy quyền không?
Không bắt buộc. Tùy vào quy mô hoạt động mà doanh nghiệp quyết định sẽ có người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền hoặc cả 2.
4. Mục đích của người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện cho công ty giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty.
5. Mục đích của người đại diện theo ủy quyền là gì?
Người đại diện theo ủy quyền sẽ thay mặt người đại diện theo pháp luật giải quyết các phát sinh, trong phạm vi được ủy quyền trong trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt hoặc không kịp thời xử lý các công việc đó.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Của Người đại Diện Theo Pháp Luật
-
Giấy ủy Quyền Là Người đại Diện Theo Pháp Luật
-
Giấy ủy Quyền Do Người đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Của Doanh Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
-
Mẫu Giấy Ủy Quyền Trong Công Ty Và Các Quy Định Liên Quan
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Pháp Nhân | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi ...
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Chuẩn Nghị định 30 Và Các Mẫu Phổ Biến Nhất
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Của Doanh Nghiệp - Luật LawKey
-
Mẫu Văn Bản ủy Quyền đại Diện Mới Nhất - Pháp Trị
-
Người đại Diện Theo ủy Quyền Trong Doanh Nghiệp
-
Giấy ủy Quyền Là Người đại Diện Theo Pháp Luật
-
Quyền Của Người được ủy Quyền Từ đại Diện Theo Pháp Luật Của ...
-
Thủ Tục Thay đổi Người đại Diện Theo Pháp Luật (chết, Mất Tích..)