Quyền định đoạt Là Gì? Quy định Về Quyền định đoạt Tài Sản?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền định đoạt về tài sản?
- 2 2. Điều kiện định đoạt:
- 3 3. Chủ thể có quyền định đoạt tài sản:
- 4 4. Quyền định đoạt tài sản có bị hạn chế không?
- 5 5. Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản không?
1. Quyền định đoạt về tài sản?
Quyền định đoạt về tài sản theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, quyền định đoạt tại Điều 192 Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định như sau: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
2. Điều kiện định đoạt:
Pháp luật quy định cho cá nhân là chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản, tuy nhiên cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định về năng lực hành vi và các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
– Về năng lực hành vi: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật
– Trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về định đoạt tài sản: Trong trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt thì cần phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục đó
Theo đó mà các Chủ thể có quyền định đoạt bằng hành vi, và làm chủ về ý chí của mình thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản, tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của chủ thể. Có thể thấy quyền định đoạt được thực hiện ở hai góc độ khác nhau:
Thứ nhất, Đối với định đoạt dưới góc độ thực tế của tài sản. các chủ thể có thể sư dụng các cách như tác động trực tiếp lên tài sản bằng cách tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản theo quy định. Tiêu dùng là việc chủ thể đưa tài sả vào sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống của các chủ thể. Tiêu hủy tài sản là việc chủ thể bằng một hành vi cụ thể làm cho tài sản không còn tồn tại theo các cách khác nhau để tài sản đó biến mất vĩnh viễn
Thứ hai, Việc định đoạt dưới góc độ pháp lý của tài sản. Định đoạt dưới góc độ pháp lý được hiểu đó là việc chủ thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khácn theo quy định, hay việc từ bỏ tài sản làm phát sinh chủ thể có quyền mới đối với tài sản đó. Đối với Định đoạt dưới góc độ pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Chủ thể thực hiện quyền thông qua các giao dịch dân sự phù hợp cụ thể như thừa kế, tặng cho, bán tài sản,…theo quy định của pháp luật
3. Chủ thể có quyền định đoạt tài sản:
Pháp luật hiện hành, mà cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cho cho chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản
Thứ nhất: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cho chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật đã trao quyền rất lớn cho chủ sở hữu khi thực hiện quyền định đoạt tài sản.
Thứ hai: Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản sẽ có những hạn chế và trong những trường hợp nhất định.
“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu” ( Điều 198 Bộ luật dân sự năm 2015)
4. Những hạn chế của quyền định đoạt tài sản (Điều 196 Bộ luật dân sự năm 2015)
– Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do pháp luật quy định
– Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chủ thể khác có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Ví dụ: Chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên có những hạn chế sau:
“Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán” ( Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).
hay dựa trên các quy định về ủy quyền định đoạt tài sản như tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản, BLDS 2015 dã quy đinh việc ủy quyền định đoạt. và đối với việc định đoạt này thì Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác định đoạt tài sản, và người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Và theo đó, các chủ thể vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định,Tại Điều 196 BLDS 2015 còn quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Cụ thể đó là những trường hợp tài sản bị kê biên, hoặc các trường hợp mà tài sản đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. hay Nếu các quan hệ đặt cọc, thế chặp chấm dứt, quyết định kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không còn hiệu lực, thì quyên đinh đoạt của chủ sở hữu được khôi phục và căn cứ dựa trên thực tế có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, và chủ sở hữu không uỷ quyền, đối với việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữu nhưng theo quy định pháp luật những người đó vẫn có quyền.
4. Quyền định đoạt tài sản có bị hạn chế không?
Tại Điều 196 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.
Như vây, căn cứ dựa trên các Điều luật này chỉ ra nguyên tắc định đoạt đối với tài sản, đó là chủ thể có toàn quyền định đoạt tài sản theo ý mình (như chọn người nhận chuyển giao quyền sở hữu, cách thức định đoạt…) và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp luật quy định. và Để cụ thể hóa thì điều luật quy định hai trường hợp mà chủ thể phải dành ưu tiên mua cho những chủ thể này và Nhà nước có quyền ưu tiên mua khi tài sản định đoạt là di tích, lịch sử văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
5. Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản không?
Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền định đoạt tài sản. Tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:
– Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.
– Theo quy định của pháp luật. Theo đó thì Những người không phải chủ sở hữu theo quy định thì có quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Như vậy đối với các trường hợp thì các cơ quan thi hành án có quyền ký hợp đồng thuê bán đấu giá tài sản theo quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những tài sản vi phạm quy định của pháp luật để sung công quỹ, đối với bên giữ tài sản có quyền bán tài sản nếu những tài sản đó có nguy cơ hư hỏng, mất giá trị nếu không được xử lý ngay…theo quy định
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Từ khóa » Sự định đoạt Là Gì
-
Quyền định đoạt Là Gì ? Quyền định đoạt Tài Sản Có Bị Hạn Chế Không?
-
Quyền định đoạt Là Gì ? Phân Tích Nội Dung Quyền định đoạt Tài Sản ?
-
Quyền định đoạt Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quyền định đoạt Là Gì? Ví Dụ Minh Họa Về Quyền định đoạt - HILAW.VN
-
Quyền định đoạt Là Gì? Quy định Quyền định đoạt Của Cá Nhân?
-
Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Quyền định đoạt Là Gi? Điều Kiện Thực Hiện Quyền định đoạt.
-
Định đoạt Tài Sản Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Nguyên Tắc Tự định đoạt Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Bị Hạn Chế Khi Nào?
-
Quyền định đoạt Là Gì? Ví Dụ Minh Họa Về Quyền định đoạt
-
Định đoạt Tài Sản Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản: Quyền Chiếm Hữu, Sử Dụng Và định đoạt
-
Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Là Gì?