Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Bị Hạn Chế Khi Nào?

Quyền định đoạt là một quyền cơ bản của con người khi sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền định đoạt tài sản bị hạn chế. Vậy, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào? Pháp luật quy định về việc hạn chế này ra sao? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Quyền định đoạt tài sản là gì?

Theo điều 192 Bộluật dân sự 2015:“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”

Chủ thể có quyền định đoạt bằng hành vi, ý chí của mình thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản, tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của chủ thể.

Điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Điều kiện về chủ thể

Theo Điều 193 Bộ luật dân sự 2015:

“Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Theo đó, chủ thể có quyền định đoạt được tự do thực hiện quyền của mình; nhưng không phải chủ thể nào cũng được thực hiện quyền định đoạt. Chủ thể thực hiện quyền định đoạt phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị rơi vào các trường hợp bị hạn chế; mất năng lực hành vi; có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

Việc định đoạt tài sản phải do người có nhận thức đầy đủ; đúng đắn về tài sản đó và việc định đoạt tài sản không được trái quy định của pháp luật; tức việc định đoạt tài sản không được xâm phạm đến lợi ích của chủ thể khác, gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Người không có năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền định đoạt tài sản thông qua người đại diện.

Điều kiện về trình tự, thủ tục

Theo Điều 193 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp pháp luật có quy định trình tự; thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự; thủ tục đó”Đối với một số trường hợp nhất định pháp luật quy định khi định đoạt tài sản phải tuân theo trình tự; thủ tục do pháp luật quy định, thì chủ thể phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Quy định về trình tự, thủ tục định đoạt tài sản mang tính mệnh lệnh; quyền uy bắt buộc các chủ thể phải thực hiện.

Chủ thể có quyền định đoạt tài sản

Thứ nhất: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cho chủ sở hữu có quyền bán; trao đổi; tặng cho; cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật đã trao quyền rất lớn cho chủ sở hữu khi thực hiện quyền định đoạt tài sản.

Thứ hai: Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản sẽ có những hạn chế và trong những trường hợp nhất định.

Theo Điều 198 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu”

Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?

Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.”

Như vậy, để đảm bảo lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định. Đó là những trường hợp tài sản bị kê biên; hoặc tài sản đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu các quan hệ đặt cọc; thế chấp chấm dứt; quyết định kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không còn hiệu lực, thì quyền định đoạt của chủ sở hữu được khôi phục.

Trong thực tế có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu; chủ sở hữu không uỷ quyền, việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữu nhưng theo quy định pháp luật những người đó vẫn có quyền.

Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản của mình trong mọi trường hợp không?

Không phải trong mọi trường hợp chủ sở hữu đều có quyền định đoạt tài sản của mình. Để thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thì phái đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Điều 193 Bộ luật dân sự 2015

Điều 193. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Người không phải chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản không?

Quyền định đoạt tài sản thuộc về chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp không phải chủ sở hữu những vẫn có quyền định đoạt tài sản.

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Như vậy, khi một chủ thể không phải chủ sở hữu nhưng lại có quyền định đoạt đối với tài sản khi có căn cứ:

  • Theo sự ủy quyền định đoạt của chủ sở hữu.
  • Theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng?
  • Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự?
  • Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi liên quan

Tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dung đất. Tài sản bảo đảm cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử đụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba là gì?

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba hay còn có cách gọi là hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm. Hiện nay khái niệm về hiệu lực đối kháng với người thứ ba chưa được quy định trong Bộ luật dân sự. Hiện tại Khoản 1 Điều 297 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: “1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.”

Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là gì?

Là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo nguyên tắc suy đoán của pháp luật dân sự; hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ là không ngay tình; vậy chủ thể chiếm hữu muốn khẳng định hành vi chiếm hữu của mình tuy không dựa trên căn cứ luật định nhưng là ngay tình thì phải có các chứng cứ để chứng minh.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Sự định đoạt Là Gì