Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Dân sự
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu là gì?
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Quyền định đoạt tài sản là gì?
- Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
- Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
- Quy định về ủy quyền định đoạt
Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu là một trong các quyền sở hữu được pháp luật dân sự quy định. Vậy quyền định đoạt tài sản là gì? Pháp luật quy định thế nào về loại quyền này?
Quyền định đoạt tài sản là gì?
Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt biểu hiện ở hai khía cạnh: Định đoạt về số phận thực tế của các vật. Định đoạt về số phận thực tế của các vật (làm cho vật không còn trong thực tế nữa) như: tiêu dùng hết, huy bố, hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật. Trong việc định đoạt số phận thực tế của vật, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến vật. Định đoạt về số phận pháp lý của vật
Định đoạt về số phận pháp lý của vật là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với vật từ người này sang người khác. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của vật phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sở hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế… thông qua việc định đoạt mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết; chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong hợp đồng cho thuê, cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác bằng hợp đồng bán, đổi, cho…
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự. Đối với hình thức định đoạt này, BLDS đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi. Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sàn ít giá trị (chủ yếu là động sản) việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức giản đơn: thỏa thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục, thì phải tuân theo những quy định đó
Việc một người thực hiện quyền định đoạt đối với vật sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến vật đó.
Ví dụ: Tiêu dùng hết tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản đó. Khi bán một tài sản sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu của người đã bán nhưng lại làm phát sinh quyền sở hữu về tài sản đó đến với người mua,
Xem thêm: Đòi lại tài sản mang đi cầm cố bằng cách nào?
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.
Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Quy định về ủy quyền định đoạt
Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu khi định đoạt tài sản, BLDS đã quy định việc uỷ quyền định đoạt. Chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho người khác định đoạt tài sản, người được uỷ quyền phải thực hiện việc định đoạt theo phương pháp, cách thức phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu.
Ngoài ra, vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định, Điều 196 BLDS còn quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đó là những trường hợp tài sản bị kê biên, hoặc tài sản đã được đem đi làm vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu các quan hệ đặt cọc, thế chấp chấm dứt, quyết định kê biên tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không còn hiệu lực, thì quyền định đoạt của chủ sở hữu được khôi phục.
Trong thực tế có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, chủ sở hữu không uỷ quyền, việc định đoạt có thể không theo ý chí của chủ sở hữu nhưng theo quy định pháp luật những người đó vẫn có quyền.
Xem thêm: Quyền chiếm hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
- Từ khóa
- quyền định đoạt tài sản
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpQuyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật
Trần Thu Thủy
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Dân sựThủ tục giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?
Kiến thức Dân sựPhân biệt chi tiết về quyền con người và quyền công...
Kiến thức Dân sựNăng lực chủ thể của cá nhân là gì? Những yếu...
Kiến thức Dân sựLàm sao khi hàng xóm xây nhà lấn chiếm không gian...
Kiến thức Dân sựNgười bị loạn thị có đi nghĩa vụ quân sự không?...
Hành chínhQuyết định hành chính là gì? Các loại quyết định hành...
Kiến thức Dân sựXuất khẩu lao động singapore 2022 có nên hay không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.5 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.43983 sec| 1008.203 kbTừ khóa » Sự định đoạt Là Gì
-
Quyền định đoạt Là Gì ? Quyền định đoạt Tài Sản Có Bị Hạn Chế Không?
-
Quyền định đoạt Là Gì ? Phân Tích Nội Dung Quyền định đoạt Tài Sản ?
-
Quyền định đoạt Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quyền định đoạt Là Gì? Ví Dụ Minh Họa Về Quyền định đoạt - HILAW.VN
-
Quyền định đoạt Là Gì? Quy định Quyền định đoạt Của Cá Nhân?
-
Quyền định đoạt Là Gì? Quy định Về Quyền định đoạt Tài Sản?
-
Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Quyền định đoạt Là Gi? Điều Kiện Thực Hiện Quyền định đoạt.
-
Định đoạt Tài Sản Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Nguyên Tắc Tự định đoạt Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Quyền định đoạt Tài Sản Của Chủ Sở Hữu Bị Hạn Chế Khi Nào?
-
Quyền định đoạt Là Gì? Ví Dụ Minh Họa Về Quyền định đoạt
-
Định đoạt Tài Sản Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quyền Sở Hữu Tài Sản: Quyền Chiếm Hữu, Sử Dụng Và định đoạt