Rau Bám Thấp: Cảnh Báo Nguy Hiểm Cho Cả Mẹ Và Con

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sản - Phụ khoa
Rau bám thấp: Cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ và con

Triệu Thị Kim Anh

09-12-2020

goole news Thay đổi font chữ 16

Rau bám thấp là hiện tượng bất thường về vị trí bám của nhau thai. Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, tình trạng này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé. Bởi vậy chị em cần phải thăm khám và theo dõi nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

  • Sinh mổ 8 tháng có thai lại: Nhiều nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi

Nội dung chính
  • Nhau thai (rau thai) là gì?
  • Hiện tượng nhau thai bám thấp là gì?
  • Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rau thai bám thấp
  • Triệu chứng nhận biết rau thai bám thấp có rõ ràng không?
  • Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
  • Cách xử trí khi nhau tiền đạo bám thấp
  • Nhau bám thấp có sinh thường được không?
  • Mẹ bầu bị nhau thai bám thấp cần lưu ý điều gì?

Nhau thai (rau thai) là gì?

Nhau thai là một cơ quan được hình thành và phát triển trong tử cung của bạn trong thai kỳ. Nó có tác dụng cung cấp oxy và các dưỡng chất cho thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ đồng thời loại bỏ các chất thải từ máu của em bé. Nhau thai khi đủ ngày sẽ nặng khoảng 500g, vị trí bình thường của nhau thai sẽ bám ở mặt trước, mặt sau hoặc đáy tử cung.

Nhau thai khi hình thành sẽ bám vào thành tử cung của người mẹ và dây rốn của em bé cũng phát sinh từ đó. Cơ quan này thường được gắn vào phía trên, bên cạnh, phía trước hoặc phía sau tử cung. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nhau thai cũng có thể bám vào một vị trí không thuận lợi đó là vùng tử cung dưới.

Hiện tượng nhau thai bám thấp là gì?

Rau bám thấp là hiện tượng bánh nhau không bám ở đáy tử cung. Thay vào đó một phần của nó lại bám ở đoạn dưới tử cung (tức vị trí gần cổ tử cung). 

Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, hiện tượng nhau bám thấp có thể tự hết khi thai nhi lần dớn lên và tử cung của người mẹ phát triển về phía đáy. Điều này đã giúp bánh nhau kéo dần lên cao. 

Triệu chứng rau thai bám thấp sẽ rõ ràng hơn vào 3 tháng cuối thai kỳTriệu chứng rau thai bám thấp sẽ rõ ràng hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ

Ngoài rau thai bám thấp, nhau tiền đạo còn có các dạng như: Nhau tiền đạo trung tâm, nhau tiền đạo bán trung tâm và nhau bám mép. Tất cả những trường hợp bất thường này đều gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Vậy triệu chứng nhận biết rau thai bám thấp có rõ ràng không? Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, hiện tượng này sẽ dễ nhận biết hơn khi chị em đã bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ với. Lúc này, các triệu chứng nhau bám thấp sẽ xuất hiện bao gồm:

  • Đột ngột ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân và không kèm đau bụng.
  • Máu ra đỏ tươi, khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài tạo thành cục máu đông. 

Lượng máu bong ra do nhau thai bám thấp ở những tháng cuối thai kỳ  thường ít ở những ngày đầu. Thời gian tiếp theo, tình trạng xuất huyết âm đạo có thể lặp lại nhiều lần, lần sau ra nhiều máu hơn lần trước. Những thai phụ hay đi lại nhiều, làm việc nặng hay quan hệ tình dục chắc chắn sẽ bị ra  máu nhiều hơn.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của y học cũng như máy móc hỗ trợ, thông qua qua siêu âm bác sĩ có thể định vị được vị trí bám của bánh nhau ở tử cung một cách chính xác. Chính vì vậy, khi mang thai, chị em cần đi siêu âm và khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường ,đặc biệt là tình trạng nhau tiền đạo để có biện pháp xử lý an toàn. Nhờ vậy, nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé cũng được hạn chế tối đa.

Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?

Vấn đề nhau bám thấp có nguy hiểm không đã được các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu cặn kẽ. Theo đó cả thai nhi và những mẹ bầu gặp phải tình trạng này có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng, đầu tiên  là băng huyết trong thai kỳ và khi chuyển dạ sinh con.

Biến chứng nguy hiểm đối với mẹ bầu

Khi bị rau thai bám thấp, tình trạng chảy máu sẽ diễn ra nhiều lần trong suốt thời kỳ mang thai do vậy sản phụ dễ thiếu máu và dễ sinh non. Đoạn dưới tử cung bị thiếu cơ thắt nên thường xuyên xảy ra tình trạng xuất huyết sau sinh, sản phụ có thể bị sốc do mất máu quá nhiều, dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Các trường hợp rau thai bám thấp thường được bác sĩ chỉ định đẻ mổCác trường hợp rau thai bám thấp thường được bác sĩ chỉ định đẻ mổ

Tuy nhiên, không phải 100% các trưởng hợp nhau thai bám thấp đều cần mổ lấy thai. Thông thường nhau sẽ bám ở vị trí thấp trong những tháng đầu thai kỳ và trên thực tế chỉ có khoảng 10% số trường hợp sẽ tiến triển thành nhau tiền đạo dạng nguy hiểm. Do vậy mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu bị nhau bám thấp.

Mỗi dạng nhau tiền đạo mẹ bầu gặp phải đều có những tác động nhất định đến sức khỏe và cả việc sinh đẻ sau này. Cụ thể, có 4 dạng nhau tiền đạo là một phần, nhau bám thấp, nhau bám mép hoặc bám thành và hoàn toàn. Mẹ vẫn có khả năng sinh thường được nếu ở dạng nhau tiền đạo một phần, nhau bám thấp hoặc bám thành tử cung.

Tùy vào thể trạng của từng sản phụ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ quyết định để mẹ sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp mẹ bị rau bám thấp chảy máu nặng hoặc chảy máu không kiểm soát được thì chỉ định mổ ngay bắt buộc phải đưa ra để cứu cả mẹ và em bé.

Mẹ bầu bị nhau thai bám thấp cần lưu ý điều gì?

Khi bị bác sĩ chẩn đoán nhau bám thấp, chị em cần lưu ý hơn về cách ăn uống sinh hoạt và thăm khám thai định kỳ đầy đủ.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Vấn đề ăn uống, sinh hoạt rất quan trọng đối với mẹ bầu, nhất là những ai bị rau bám thấp. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, chị em nên:

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chú ý ăn những thức ăn dễ tiêu,các loại hoa quả giàu vitamin. Bên cạnh đó cũng cần uống bổ sung sắt, axit folic và canxi dạng hữu cơ để cơ thể dễ hấp thụ, tránh gây táo bón, đầy bụng. Đây đề là những tác dụng phụ rất không tốt cho bà bầu khi bị nhau bám thấp.
  • Không quá lo lắng vì tình trạng nhau thai bám thấp mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi tuyệt đối. Ngoài ra, bà bầu cũng nói rõ tình trạng của mình với chồng và gia đình để được hỗ trợ tuyệt đối trong việc sinh hoạt, ăn uống.
  • Bà bầu bị rau bám thấp nên hạn chế vận động nhiều, không đi xe máy khi mang thai những tháng cuối.
  • Tuyệt đối tránh quan hệ vợ chồng để ngăn ngừa tình trạng xuất huyết gây mất máu.

Khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa

Khám thai định kỳ là việc mà tất cả mẹ bầu đều cần thực hiện, nhất là những người bị nhau thai bám thấp. Nhờ đó bác sĩ mới có thể phát hiện sớm và kiểm soát tốt những biến chứng nguy hại cho mẹ và bé nếu có. Ngoài ra, trường hợp bị ra máu khi đi tiểu, có thể không kèm đau bụng, bà bầu cũng cần đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra chính xác tình trạng thai của mình.

Từ khóa » Chẩn đoán Nhau Bám Thấp