Rau (nhau) Bám Thấp Là Hiện Tượng Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Nếu đang mang thai thì chắc hẳn bạn đã nghe thấy hiện tượng rau thai bám thấp. Không phải ai cũng gặp phải tình trạng này nhưng đây cũng không phải là điều hiếm gặp khi mang thai. Vậy rau (nhau) thai bám thấp là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
Mục lục bài viết
Rau thai là gì? Có vai trò gì?
Rau thai hay nhau thai là “sợi dây” liên kết giữa mẹ và bé, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng mẹ. Nhau thai bắt đầu phát triển ngay sau khi trứng được thụ tinh và nó tự bám vào thành tử cung.
Toàn bộ chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ đi qua nhau thai và dây rốn để đến em bé, nuôi dưỡng em bé trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Ở những tháng đầu thai kỳ, nhau thai sản xuất một số hormone cần thiết trong thai kỳ, chẳng hạn như lactogen, estrogen và progesterone. Nó giữ cho máu của mẹ tách biệt với máu của em bé để bảo vệ em bé chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Nhau thai cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi trong suốt thai kỳ
Trong những tháng cuối thai kỳ, nhau thai truyền các kháng thể từ mẹ sang thai nhi để tăng miễn dịch. Những kháng thể này có thể cung cấp khả năng miễn dịch từ ba đến sáu tháng cho trẻ sau khi được sinh ra.
Đồng thời, nhau thai cũng hoạt động như một lá phổi và thận của em bé khi giúp truyền oxy qua nhau thai và dây rốn. Các chất thải không cần thiết như carbon dioxide sẽ được đưa ra ngoài qua nhau thai.
Sau khi sinh 5 – 30 phút, nhau thai sẽ bong ra khỏi thành tử cung và được đưa ra bên ngoài.
Rau (nhau) bám thấp là hiện tượng gì?
Thông thường, nhau thai sẽ bám ở phí bên cạnh hoặc trên tử cung, có thể phát triển và di chuyển khi thai nhi bắt đầu lớn dần lên, tử cung căng giãn ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhau thai bám ở gần hoặc che phủ hoàn toàn cổ tử cung. Hiện tượng này được gọi là rau bám thấp hay nhau tiền đạo.
Nguy cơ bị nhau bám thấp
Rau bám thấp thường xảy ra phổ biến ở một số thai phụ có những đặc điểm sau đây:
– Đã từng mang thai và sinh con.
– Có vết sẹo ở tử cung do phẫu thuật cắt u xơ tử cung, sinh mổ hoặc nạo phá thai.
– Đang mang song thai hoặc đa thai.
– Thai phụ lớn tuổi.
– Thường xuyên sử dụng chất kích thích.
Nhau bám thấp sẽ che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung
Chẩn đoán nhau bám thấp
Hiện tượng nhau bám thấp thường được phát hiện và chẩn đoán qua quá trình siêu âm thai. Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của thai nhi cũng như nhau thai.
Triệu chứng rau bám thấp
Có rất nhiều trường hợp được chẩn đoán bị nhau bám thấp nhưng có thể tự khỏi khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Khi mà tử cung bắt đầu phát triển là giãn khoảng cách giữa nhau thai và cổ tử cung.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nhau thai vẫn tiếp tục che lấp phần cổ tử cung dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo không đau trong thai kỳ.
Vì vậy, nếu thấy có hiện tượng bị ra máu tươi ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nhau thai có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong suốt thai kỳ. Nhau thai bám thấp không chỉ ảnh hưởng tới thai nhi mà còn nguy hiểm cho cả thai phụ.
Nhau thai bám thấp nguy hiểm cho thai nhi
Sinh non, dọa sảy thai
Khi vị trí nhau thai bám gần cổ tử cung trong những tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Chảy máu nhiều lần dễ dẫn đến sinh non, nhau bong non.
Sinh non và thiếu oxy do nhau thai bám thấp là nguyên nhân phổ biến khiến thai chết lưu.
Thiếu oxy cho thai nhi
Chèn ép nhau bám thấp có thể gây thiếu máu, thiếu oxy cho thai nhi gây ra tình trạng ngạt thai, dị tật bẩm sinh…
Do nhau thai che hết phần cổ tử cung nên ngăn không cho đầu thai nhi xoay về phía khung chậu trong những tháng cuối thai kỳ. Điều này dẫn đến vị trí thai nằm ở hướng bất thường.
Nhau thai bám thấp nguy hiểm cho thai phụ
Băng huyết sau sinh
Biến chứng nguy hiểm đầu tiên khi nhau thai bám thấp đối với thai phụ là xuất huyết sau sinh (băng huyết sau sinh). Trong quá trình sinh nở, mô cơ phần dưới tử cung tương đối yếu, khả năng co bóp kém. Nếu nhau bám thấp thì sau khi sinh, cổ tử cung sẽ không dễ dàng co và đóng lại, ra máu không ngừng. Tình trạng băng huyết kéo dài có thể dẫn đến mất máu và tử vong.
Nhiễm trùng hậu sản
Vì nhau thai thấp nằm rất gần cổ tử cung nên sau khi sinh em bé sẽ để lại vết thương. Lúc này bản thân người mẹ mới sinh còn rất yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập theo đường âm đạo và tìm đến vết thương do nhau thai để lại gây nhiễm trùng hậu sản.
Làm gì để hạn chế nguy cơ bị nhau bám thấp khi mang thai?
Không phải ai mang thai cũng đều bị nhau bám thấp. Nhưng để hạn chế nguy cơ rau bám thấp khi mang thai thì các chị em nên lưu ý một số điều sau trước khi có em bé:
– Không sử dụng thuốc lá hay các chất kích thích.
– Nên mang thai trước 35 tuổi.
– Không không phải trong trường hợp bắt buộc cần mổ lấy thai thì nên để chuyển dạ tự nhiên và sinh thường.
– Không nạo, phá thai nhiều lần, tốt nhất là hạn chế để vừa phòng ngừa nguy cơ rau bám thấp vừa bảo vệ chức năng sinh sản về sau.
Khi bị nhau bám thấp thì nên làm gì?
Thường xuyên kiểm tra và khám thai định kỳ khi được chẩn đoán nhau bám thấp
Nếu như đã không thể ngăn chặn trước được tình trạng nhau thai bám thấp thì thai phụ nên làm theo những lời khuyên sau đây:
– Hạn chế vận động mạnh, tốt nhất là nên nghỉ ngơi và nằm tại chỗ.
– Kiêng quan hệ tình dục.
– Khi nằm nên nghiêng về phía bên trái để cung cấp đủ dưỡng chất và oxy cho thai nhi.
– Quan sát và chú ý đến cử động thai. Bắt đầu từ tuần thứ 20, thai máy nhiều hơn, các mẹ bầu nên để ý để phát hiện sớm nếu có những cử động thai bất thường.
– Khám thai và siêu âm thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
– Khi đi tiểu nên để ý màu nước tiểu, xem có bị lẫn máu hay không vì nhau bám thấp thường gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo không đau.
– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Địa chỉ khám thai định kỳ uy tín cho mẹ bầu
Không phải chỉ khi bị nhau bám thấp mới đi khám thai định kỳ mà trong suốt thời gian mang thai, thai phụ cần theo dõi cả sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, hãy tìm cho mình một địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng.
Khám thai tại TPHCM hiện nay không khó để tìm được một bệnh viện, phòng khám chất lượng. Nếu các mẹ bầu không muốn phải xếp hàng chờ đợi cũng như chủ động được thời gian thăm khám thì có thể đến phòng khám của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp.
Phòng khám bác sĩ Điệp được nhiều chị em lựa chọn là địa chỉ khám thai uy tín tại TPHCM
Phòng khám sản phụ khoa của bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp nằm tại số 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10, TPHCM. Để lấy số và đặt hẹn trước, các chị em có thể liên hệ tới hotline 0335 155 192 hoặc gửi tin nhất tới fanpage:https://www.facebook.com/Sanphukhoatudu.bsdiep/
Là BS.CKII chuyên sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ có 20 năm kinh nghiệm, phòng khám BS Điệp đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều bà bầu. Tại đây, các mẹ bầu được theo dõi thai bằng những thiết bị y tế hiện đại, máy siêu âm cho hình ảnh rõ nét.
Vì vậy, đối với những trường hợp bị nhau bám thấp hay các bất thường ở thai nhi đều được phát hiện kịp thời.
Ngoài ra, phòng khám còn quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa được đào tạo chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Các chị em được tư vấn miễn phí trước khi đến khám và đặt hẹn lấy số để không mất thời gian chờ đợi.
Thời gian làm việc linh hoạt, hỗ trợ khám thai ngoài giờ không tính phí từ thứ 2 đến chủ nhật. Điều này giúp các mẹ bầu chủ động sắp xếp thời gian, không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh khám và theo dõi thai, phòng khám bác sĩ Điệp còn cung cấp nhiều dịch vụ chuyên khoa khác như:
– Khám và điều trị bệnh phụ khoa.
– Làm xét nghiệm di truyền, tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
– Chẩn đoán và điều trị vô sinh – hiếm muộn.
– Tư vấn và làm thủ thuật kế hoạch hóa gia đình.
Chi phí khám thai, siêu âm thai và các dịch vụ khác luôn có bảng giá niêm yết, công khai và minh bạch theo quy định. Dịch vụ thăm khám chất lượng với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo.
Chính những ưu điểm trên đã tạo nên uy tín cho phòng khám của bác sĩ Điệp, trở thành địa chỉ được nhiều chị em tại TPHCM tin tưởng lựa chọn.
Đối với trường hợp bị nhau bám thấp hay bất cứ vấn đề gì bất thường xảy ra trong thai kỳ, các chị em có thể liên hệ với bác sĩ Điệp để được tư vấn miễn phí. Đồng thời, thăm khám và điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Từ khóa » Chẩn đoán Nhau Bám Thấp
-
Nhau Bám Thấp Mặt Sau Có Gây ảnh Hưởng đến Thai Kỳ? | TCI Hospital
-
Thế Nào Là Hiện Tượng Nhau Bám Thấp? | Vinmec
-
Nhau Thai Bám Thấp: Dấu Hiệu, Nguy Cơ Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
NHAU THAI BÁM THẤP – MẸ CÓ SINH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?
-
[Nhau Thai Bám Thấp] Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Nhau Tiền đạo: Phân Loại, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
-
Nhau Tiền đạo Là Gì? - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Siêu âm Trong Phụ Khoa Và Sản Khoa: Các Bất Thường Của Bánh Nhau
-
Theo Dõi Nhau Bám Thấp ở Tam Cá Nguyệt Hai Thai Kỳ - Hosrem
-
Rau Tiền đạo - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhau Bám Thấp, Liệu Có Thành Nhau Tiền đạo Không? - Suckhoe123
-
Rau Bám Thấp: Cảnh Báo Nguy Hiểm Cho Cả Mẹ Và Con
-
Nhau Thai Là Gì, Các Vấn đề Về Nhau Thai Mẹ Bầu Cần Biết
-
Cập Nhật Một Số Khái Niệm Nhau Tiền đạo