Rầy Nâu Là Gì - Cách Nhận Biết Và Trị Rầy Nâu Hại Lúa - AZ Farming

Skip to content Trang chủ / Nghề Nông / Sâu Bệnh / Rầy nâu là gì – Cách nhận biết và trị rầy nâu hại lúa

Rầy nâu hại lúa là một loại côn trùng gây hại phổ biến thường gặp của cây lúa và chúng gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không có biện pháp phòng trị đúng cách.

Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin đặc điểm nhận dạng và một số cách phòng và trị loài Rầy nâu này nhé!

#1 Rầy nâu là gì?

Rầy nâu tên tiếng anh thường gọi Brown planthopper là một loài côn trùng gây hại cây trồng đặc biệt là cây lúa gạo. Chúng là một trong những loài gây hại phổ biến nhất đối với lúa, Chúng phá hại lúa trực tiếp thông qua việc ăn các bộ phận của cây và cũng có thể truyền hai loại vi rút (vi rút gây bệnh lùn sọc lá lúa và vi rút lùn sọc đen) gây hại lúa.

Trên Thế giới Rầy nâu hại lúa phân bố khắp nhiều ở: Australia, Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.

Một số thông tin bạn cần biết về loài Rầy nâu:

Tên khoa họcNilaparvata lugens
Tên thường gọiBrown planthopper
Bộ (ordo)Homoptera
Họ (familia)Delphacidae
Loài (species)N. lugens
Lớp (class)Insecta
Chi (genus)Nilaparvata
Giới (regnum)Animalia
Vòng đời25-30 ngày

#2 Đặc điểm nhận diện Rầy nâu hại lúa

Đặc điểm nhận diện Rầy nâu

Trứng: Rầy nâu thường đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát nhau, có dạng giống quả chuối tiêu, trứng mới đẻ có màu trong suốt, khi sắp nở thành màu vàng và có hai điểm mắt đỏ.

Rầy non: Có 5 tuổi, thân hình tròn. Lúc mới nở có màu xám trắng, sang tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng. Chúng rất linh hoạt.

Rầy nâu trưởng thành: Có 2 dạng cánh là cánh dài và cánh ngắn, con đực nhỏ hơn con cái.

#3 Dấu hiệu nhận biết cây lúa bị Rầy nâu gây hại

Rầy nâu gây hại trực tiếp cây lúa:– Rầy non (ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 5) và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa cây lúa làm nghẽn mạch dẫn, khi mật số cao gây ra hiện tượng cháy rầy.– Lúa thời kỳ đẻ nhánh: Khi bị nhiễm bệnh thì hình thành các vết màu nâu đậm, nếu bị hại nặng thì làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết.– Lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông: Khi mật độ rầy tấn công cao sẽ làm cây khô héo, hạt và bông lép đen một phần hoặc cả bông.

Nhấn biết rầy nâu gây hại cây lúa

Rầy nâu gây hại lúa gián tiếp:– Rầy nâu là môi giới truyền vi-rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa.– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do hai chủng vi rút gây ra (vi rút gây bệnh lùn sọc lá lúa và vi rút lùn sọc đen).

#4 Cách phòng trừ Rầy nâu hại lúa

Biện pháp canh tác

Sử dụng giống lúa chống chịu sâu bệnh tốt, có khả năng chống chịu tốt với rầy nâu

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch lúa chét và cỏ quanh ruộng và ven bờ.

Không trồng lúa liên tục trong năm, thời gian cách ly giữa hai vụ ít nhất 20 – 30 ngày.

Không gieo sạ quá dày. Duy trì mực nước phù hợp để hạn chế rầy nâu chích hút vào thân lúa.

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, theo dõi mật độ rầy nâu để kịp thời xử lý.

Cày ruộng kỹ sau khi thu hoạch, loại bỏ những gốc rạ nếu không sẽ tạo điều kiện cho rầy nâu hại lúa tiếp tục sinh sản.

Biện pháp phòng trị Rầy nâu bằng sinh học

Sử dụng thiên địch như: nhện ăn thịt, chuồn chuồn, bọ rùa, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, ong ký sinh trứng rầy, nấm gây bệnh cho rầy nâu…. cũng góp phần ngăn ngừa và hạn chế mức độ thiệt hại mà rầy nâu gây ra cho đồng lúa.

Biện pháp trị Rầy nâu hại lúa bằng hóa học

Nếu quan sát đồng lúa thấy số lượng rầy nâu ở mức trung bình: 3 con/khóm lúa trở lên, thì cần xem xét số lượng thiên địch so với số rầy nâu:

Nếu thiên địch nhiều gấp rưỡi so với rầy nâu trở lên thì cần điều chỉnh các biện pháp canh tác nhằm thay đổi điều kiện thuận lợi tránh rầy nâu tiếp tục phát triển và tăng sức chống chịu, bổ xung chất dinh dưỡng thêm cho cây lúa.

Trong trường hợp số lượng thiên địch ít hơn rầy nâu thì cần sử dụng một số loại thuốc trừ rầy nâu ít gây hại cho các loài côn trùng có lợi như:  Butyl 40 WDG , Actara 25 WG, Chess 50WG, Dupont Pexena 106SC, Dantotsu 50WG, Regent 800WG 

Bà con có thể pha thêm vào mỗi bình phun khoảng 25-30ml dầu khoáng SK-Enspray 99EC để tăng hiệu quả trừ rầy.

#5 Mố số lưu ý khi sử dụng thuốc trừ rầy nâu gây hại cây lúa

Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào, thì bà con cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Trong việc sử dụng thuốc trừ Rầy nâu hại lúa bà con cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách:

Đúng thuốc: Sử dụng đúng loại thuốc theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, không pha trộn nhiều loại thuốc..

Đúng nồng độ và liều lượng: Pha thuốc theo đúng nồng độ, liều lượng và phun đúng lượng nước theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Đúng lúc: Phun thuốc trừ sâu khi cần thiết không quá lạm dụng thuốc; thời gian phun thuốc tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát.

Đúng cách: Phun trực tiếp vào gốc cây lúa. Trước khi phun thuốc bà con nên cho nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên tăng khả năng thuốc tiếp xúc với rầy.

⭐ Người đọc bài viết này thường mua sản phẩm ⭐ -10% Thuốc trừ sâu Chess 50WG gói 20g Xem Nhanh

Thuốc trừ sâu Chess 50WG mới (gói 20g)

50.000 45.000 Thêm vào giỏ hàng Thuốc trừ sâu Dupont Pexena 106SC gói 20ml Xem Nhanh

Thuốc Dupont Pexena 106SC – Trị rầy hại lúa (gói 20ml)

115.000 Thêm vào giỏ hàng Thuốc trừ sâu Dantotsu 50WG gói 5g Xem Nhanh

Dantotsu 50WG thuốc trừ sâu – đặc trị rầy (gói 5g)

25.000 Thêm vào giỏ hàng SK Enspray 99ECChai xịt tiện lợi SK Enspray 99EC 650ml Xem Nhanh

SK Enspray 99EC thuốc trị sâu bệnh sinh học

20.000110.000 Lựa chọn các tùy chọn

Các loại sâu bọ côn trùng gây hại phổ biến

  • Bọ trĩ
  • Rầy mềm
  • Bọ dừa
  • Bọ dưa
  • Nhện Đỏ
  • Sâu đục thân lúa
  • Sâu cuốn lá lúa
  • Nhện gié
  • Sâu vẽ bùa
  • Rệp sáp
  • Rệp vảy
  • Rầy phấn trắng
  • Sâu tơ (sâu bắp cải)
  • Sâu xanh ăn lá
  • Bọ nhảy
  • Ruồi vàng đục quả
  • Sâu khoang
  • Sâu xám
Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng AZ Farming Nếu bài viết này bổ ích. Bạn đừng quên chia sẻ với cộng đồng nhé! Thanks You! tác giả Bao PhamBao Pham

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.

Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy

  • Nhấn tin
  • Chat zalo
  • Messenger
  • Gọi điện
  • Đầu trang
  • Đăng nhập

    Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

    Mật khẩu *

    Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

    Quên mật khẩu?

Từ khóa » Các Loại Rầy Nâu