Rò Hậu Môn Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Và Triệu Chứng

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Bệnh rò hậu môn là gì?
  • Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rò hậu môn là gì?
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân nào gây ra rò hậu môn?
  • Những ai thường mắc bệnh rò hậu môn?
  • Điều trị rò hậu môn
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rò hậu môn?
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rò hậu môn?
  • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rò hậu môn?

This post is also available in: English

Rò hậu môn là tình trạng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ ở vùng hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy nhạy cảm và ngần ngại điều trị nên thường chủ quan trước căn bệnh này. Rò hậu môn kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến vùng trực tràng, gây nên nhiều biến chứng sức khỏe.

Bệnh rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là tình trạng khi có một rãnh nhỏ ở giữa phần cuối ruột và da gần hậu môn. Hậu môn là nơi loại bỏ phân ra khỏi cơ thể. Bên trong hậu môn có rất nhiều tuyến nhỏ. Khi bạn bị rò hậu môn, một trong những tuyến này bị tắc có thể là do áp xe hoặc một khoang sâu bị nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị áp xe hậu môn là phẫu thuật thoát lưu, mặc dù một vài áp xe có thể thoát lưu tự phát. Khoảng 50% những áp xe này có thể phát triển thành rò.

rò hậu môn

Rò hậu môn khiến cuộc sống của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, bất tiện

Mặc dù rò hậu môn có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái (như khó chịu, kích ứng da và thường không tự bớt), nhưng đây không phải là một tình trạng phức tạp. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rò hậu môn là gì?

Một số dấu hiệu và triệu chứng rò hậu môn thường gặp có thể bao gồm:

  • Đau liên tục, đau nhói, có thể tồi tệ hơn khi bạn ngồi xuống, di chuyển, đi tiêu hoặc ho
  • Chảy dịch hôi ở gần hậu môn
  • Đi vệ sinh ra mủ hoặc máu
  • Sưng, đỏ quanh hậu môn và sốt cao nếu bị áp xe
  • Khó kiểm soát cử động ruột (tiêu thường xuyên) trong một số trường hợp
  • Kích ứng da quanh hậu môn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Áp xe hậu môn tái phát
  • Đau và sưng quanh hậu môn
  • Đau khi đi tiêu
  • Chảy máu
  • Thoát dịch hôi hay máu (mủ) từ chỗ mở xung quanh hậu môn. Cơn đau có thể giảm sau khi thoát lưu rò
  • Kích ứng da xung quanh hậu môn do thoát lưu liên tục
  • Sốt, ớn lạnh và cảm giác mệt mỏi toàn thân. (Tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của các bệnh khác).

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

rò hậu môn

Thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác

Nguyên nhân nào gây ra rò hậu môn?

Áp xe hậu môn thường là nguyên nhân chính dẫn đến rò hậu môn. Chúng có thể xảy ra nếu áp xe không lành sau khi mủ được dẫn lưu. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của rò hậu môn bao gồm:

  • Bệnh Crohn. Tình trạng hệ thống tiêu hóa bị viêm lâu dài
  • Viêm túi thừa. Nhiễm trùng các túi nhỏ có thể dính vào bên cạnh ruột già (đại tràng)
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Tình trạng da lâu dài gây áp xe và sẹo
  • Nhiễm trùng lao hoặc HIV
  • Biến chứng của phẫu thuật gần hậu môn.

Những ai thường mắc bệnh rò hậu môn?

Rò hậu môn là tình trạng rất thường gặp. Bệnh ảnh hưởng ở nam giới nhiều hơn nữ giới và xuất hiện ở bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

rò hậu môn

Rò hậu môn có nguy hiểm hay không?

Điều trị rò hậu môn

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rò hậu môn?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị rò hậu môn, bác sĩ sẽ khám trực tràng, nhưng một số bệnh nhân có thể được yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để sàng lọc các bệnh sau:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Bệnh viêm đại tràng
  • Bệnh túi thừa
  • Ung thư trực tràng
  • Trong một số ít trường hợp, bác sĩ sẽ gây tê bạn để khám bệnh. Bác sĩ cũng có thể cho siêu âm, chụp CT hoặc MRI.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rò hậu môn?

Nếu không được điều trị, bạn cần phải phẫu thuật vì chúng hiếm khi lành. Các phương pháp chính bao gồm:

  • Cắt đường rò. Một thủ thuật liên quan đến việc cắt mở toàn bộ chiều dài của lỗ rò để nó lành thành một vết sẹo phẳng.
  • Thủ thuật seton. Bác sĩ sẽ đặt seton trong đường rò và để lại trong đó vài tuần để giúp nó lành lại trước khi tiến hành thủ tục điều trị tiếp theo.
  • Các kỹ thuật khác. Phương pháp này bao gồm lấp đầy lỗ rò với keo đặc biệt, khóa vết rò bằng một phích đặc biệt hoặc bao phủ nó bằng một vạt mô.

Tất cả các thủ thuật này đều có những lợi ích và rủi ro khác nhau. Bạn có thể thảo luận điều này với bác sĩ phẫu thuật. Nhiều người không cần ở lại bệnh viện qua đêm sau khi phẫu thuật, mặc dù một số có thể cần ở lại bệnh viện vài ngày.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rò hậu môn?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với rò hậu môn:

  • Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ sẽ hỗ trợ tiêu hóa và chuyển động ruột. Chất này cũng làm giảm cholesterol máu và duy trì sức khỏe ruột.
  • Uống thật nhiều nước. Nước sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
  • Sử dụng chất làm mềm phân.
  • Da cũng bị ảnh hưởng do các chất tiết. Bạn hãy giữ da quanh hậu môn sạch sẽ và lau khô ráo.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Pacific Cross Việt Nam chuyên cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch. Dịch vụ của chúng tôi có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ, tư vấn tận tâm để đảm bảo rằng bạn tìm được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh trĩ: Căn bệnh khó nói của nhiều người
  • Viêm dạ dày: Căn bệnh thông thường hay bị bỏ qua

Nguồn tham khảo

  • Anal Fistula.
  • http://www.webmd.boots.com/digestive-disorders/anal-fistula
  • Ngày truy cập 14/04/2017
  • Anal Fistula
  • https://my.clevelandclinic.org/health/articles/anal-fistula
  • Ngày truy cập 14/04/2017
  • Anal Fistula.
  • http://www.nhs.uk/Conditions/Anal-fistula/Pages/Introduction.aspx.
  • Ngày truy cập 14/04/2017
  • Anal Fistula – Taking Care And Prevention
  • http://www.sooperarticles.com/health-fitness-articles/diseases-articles/anal-fistula-taking-care-prevention-578038.html
  • Ngày truy cập 14/04/2017

Từ khóa » Viêm Hậu Môn Là Gì