Rủi Ro Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Nhập Khẩu - Dịch Vụ Hải Quan

  • CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG
    • CẤM XUẤT NHẬP KHẨU
      • Cấm nhập khẩu
      • Cấm xuất khẩu
    • KIÊM TRA CHUYÊN NGÀNH
      • Kiểm tra chất lượng
      • Dán nhãn năng lượng
      • Kiểm dịch
      • An toàn thực phẩm
    • XNK CÓ ĐIỀU KIỆN
      • Hạn ngạch Quota
      • XNK theo giấy phép
    • NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU
      • Điện tử gia dụng
      • Hóa chất
      • Hóa phẩm
      • Máy móc cũ
      • Mỹ phẩm
      • Thực phẩm thường
    • NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU
      • Gỗ và lâm sản
      • Khoáng sản
      • Nông sản
  • C/O
  • Dịch vụ hải quan
  • Dịch vụ logictics
  • Góc tư vấn
  • Văn bản
    • KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH
    • CHÍNH SÁCH XNK HÀNG HÓA
    • THỦ TỤC HẢI QUAN
    • QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
  • Bản tin XNK
  • Liên hệ
  • Chính sách mặt hàng
  • C/O
  • Dịch vụ hải quan
  • Dịch vụ logistics
  • Góc tư vấn
  • Văn bản
  • Bản tin XNK
  • Liên hệ

Tìm kiếm văn bản

Tìm theo An toàn bức xạAn toàn thực phẩmBộ Công thươngBộ Công thươngBộ Khoa học và Công nghệBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônBộ Y tếCẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNHCây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụChất làm suy giảm tâng ô zônChất phóng xạChiếu xạ, hun trùngCHÍNH SÁCH XNK HÀNG HÓAChứng nhận lưu hành tự doChứng nhận xuất xứ C/ODán nhãn năng lượngDịch vụ XNK, LogisticsDN không hiện diện tại Việt NamDoanh nghiệp ưu tiênĐại lý hải quanĐăng kí kinh doanhĐo lườngĐộng thực vật hoang dãGạoGiám định hàng hóaGiám định văn hóa phẩmGiống cây trồngGiống thủy sảnGiống vật nuôiGỗHải quan một cửa, điện tửHàng cấm XK, NKHàng cấp phép XK, NKHàng độc quyền kinh doanhHàng không khuyến khích NKHàng khuyến mãi, hội chợ, triển lãmHàng kinh doanh có điều kiệnHàng mua bán qua biên giớiHàng ngoại giaoHàng nhập khẩu của nhà thầu nước ngoàiHàng nhập khẩu ưu đãi đầu tưHàng NK chống bán phá giá, tự vệHàng NK theo hạn ngạchHàng tạm ngưng XK, NKHóa chấtHóa chất, chế phẩm diệt côn trùngHợp pháp hóa lãnh sựKHIẾU NẠI, TỐ CÁO, BỒI THƯỜNGKhoáng sản, vật liệu xây dựngKhu kinh tế cửa khẩuKiểm dịchKiểm tra chất lượngKIỂM TRA CHUYÊN NGÀNHKiểm tra sau thông quanKim cươngKinh doanh của DN không hiện diện tại Việt NamKinh doanh hàng miễn thuếMã số, mã vạch hàng hóaMa túy, tiền chấtMẫu bệnh phẩmMáy móc, thiết bị đã qua sử dụngMỹ phẩmNgoại hốiNhãn hàng hóaNhượng quyền thương mạiÔ tôÔ tô, xe máy nhập khẩu không kinh doanhPhân bónPhân tích phân loại hàng hóaPHÂN TÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HÓAPháo hiệu hàng hảiPháo hoaPhế liệuPhế liệu, chất thảiPhí, lệ phíPhụ gia thực phẩmPhương tiện bayQuản lý cửa khẩu biên giớiQuản lý thuếQuy chuẩn tiêu chuẩnQuy định chungQuy định chungQuy định chungQuy định chungQUY ĐỊNH LIÊN QUANQUY ĐỊNH QUỐC TẾQuy trình nghiệp vụ hải quanRượuSản phẩm an toàn thông tin mạngSản phẩm biến đổi gen, nguồn genSản phẩm xử lý, cải tạo môi trườngSở hữu trí tuệTàu biểnTàu cáTem bưu chínhTem hàng nhập khẩuThanTheo bộ ngành quản lýTheo nhóm hàngThiết bị cơ yếu, mật mãThiết bị ngành in, xuất bản phẩmThiết bị ngành ngân hàngTHỦ TỤC HẢI QUANThủ tục XNC phương tiệnThủ tục XNK hàng hóaThức ăn chăn nuôiThuếThuế bảo vệ môi trườngThuế giá trị gia tăngThuế tiêu thụ đặc biệtThuế xuất nhập khẩuThuốc bảo vệ thực vậtThuốc lá điếu, xì gàThuốc thú yThuốc, mỹ phẩmTrang thiết bị y tếTrị giá tính thuếVăn hóa phẩmVăn hóa phẩm, cổ phẩmVăn phòng, chi nhánh NNVàngVật liệu nổ công nghiệpVũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợXăng, dầu, khí hóa lỏngXe gắn máy từ 175CC trở lênXỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHXuất xứ hàng hóa Chọn loại văn bản 1. VĂN BẢN HIỆN HÀNH2. Văn bản cần lưu ý khi áp dụng3. Văn bản mới ban hành4. Văn bản sắp có hiệu lực5. văn bản có thời hạn hiệu lực6. văn bản mới hết hiệu lực7. Văn bản sắp hết hiệu lực8. Vướng mắc và đề xuất tháo gỡ9. Văn bản sửa đổi/ Văn bản bị sửa đổibộ thông tin và truyền thôngbộ xây dựngBVHTTDLC/OcitesCOCO form AK 2019công bố mỹ phẩmdanh mục rủi ro HS codedanh mục rủi ro về giáđại lý hải quanđo lườngđo lường chất lượngEVFTAgiám địnhgỗhải quanhàng hóa nhóm 2hiệu suất năng lượnghợp quyhợp quy bộ thông tin và truyền thôngkiểm tra chất lượngkiểm tra chuyên ngànhmáy mócmỹ phẩmnhập khẩuphân bónquản lý mỹ phẩmquy định mới về CO form EQuy tắc xuất xứquyết định 583/qđ-tchqsửa đổi thông tư 39/2015thiết bịTHÔNG TƯ 08/2019/TT-BKHCNthông tư 12/2019/tt-bctThông tư 13/2019/TT-BCTthông tư 60 2019thông tư hướng dẫn form AKthủ tục chuyên ngànhthuế gtgttrị giá hải quanvăn hóa phẩmvật liệu xây dựngvật tưvi phạm hành chínhxuất khẩuxuất xứ hàng hóa TÌM

Tìm năng cao

Trang chủKIẾN THỨC CHUNGRủi ro thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu Rủi ro thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu 29 Tháng Mười, 2018 Tweet Lượt xem: 7020 Lượt xem

RUI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Rủi ro thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu là vấn đề khá được quan tâm. Gần đây Mr Ha Le có cậu bạn vừa hỏi, rồi có một vài đơn vị xuất nhập khẩu muốn được tư vấn, rồi cả mấy bạn học viên cũng băn khoăn nhờ giải đáp về vấn đề khá khó nhai.

Là người chủ điều hành của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bạn phải quan tâm tới sự an toàn cho đồng tiền của mình. Là nhân viên xuất nhập khẩu giỏi, bạn phải có trách nhiệm với đồng tiền của công ty.

Thế nhưng không phải mọi cá nhân hay công ty đều trải qua những rủi ro về xuất nhập khẩu, đặc biệt về thanh toán quốc tế.

Hôm nay, Mr Ha Le xin chia sẻ với các bạn những bài học xương máu về rủi ro trong thanh toán quốc tế Xuất Nhập Khẩu. Tại sao bạn nên đọc bài này? Vì 100% các rủi ro này đối tác của chúng tôi đều đã thực tế trải qua. Tại sao các bạn nên coi đây là bài học quý? Vì 100% tình huống trên chúng tôi đều đã gặp phải và đã biết cách để xử lý hiệu quả nhất, khi mà những tình huống thực tế phát sinh không như trong sách vở.

Và vì bạn sẽ không thấy nó ở sách vở nào khác đâu!

Đã làm xuất nhập khẩu, về mảng thanh toán quốc tế thì có 3 thứ quy tắc mà doanh nghiệp nên nằm lòng: UCP 600, ISPB 745 và URC. 3 bộ quy tắc này là cơ bản nhất, được dùng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam và toàn cầu, ai làm xuất nhập khẩu cũng phải nên biết, chứ không phó mặc toàn bộ cho ngân hàng nhé.

Nhưng câu chuyện mà thực tế làm việc Mr Ha Le đã trải qua là: hình như CHẲNG CÓ BỘ QUY TẮC NÀO CHUẨN MỰC CHO TOÀN CẦU CẢ! Đều có những vấn đề riêng phát sinh và cần có những giải pháp riêng.

1. Rủi ro thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. PHÉP VUA CÓ THUA LỆ LÀNG?

Năm 2014, công ty bạn của Ha Le có làm ăn với khách hàng Algeria, bán lô hàng 3conts đi cảng Port of Alger, bán giá CIF đó chứ. Lần đầu giao dịch mua bán, cũng lựa chọn phương án L/C trả ngay cho thanh toán, vì không thật tin nhau, là an toàn hơn cả.

Hàng hóa chuẩn bị xong, book tàu, đóng hàng và tàu chạy. Mọi chứng từ xuất nhập khẩu được hoàn thiện thật nhanh, nên vèo cái tàu đi được 2 ngày là có đủ bộ chứng từ rồi. Xuất trình cho ngân hàng Việt Nam kiểm tra và gửi chứng từ gốc, đòi tiền ngân hàng phát hành bên Algeria.

Bộ chứng từ hoàn hảo, đã gửi đi. 5 ngày, LC trả ngay đó, theo UCP là người xuất khẩu sẽ nhận được tiền đó. Thế nhưng 5 ngày, 10 ngày, rồi 30 ngày. 1 điện, 2 điện rồi 5 điện swift đòi tiền mà không có hồi âm, khá lo lắng. Các bạn ạ, luật là thế, nhưng thực tế ra sao, bạn thấy rồi đó. Và cả hơn 1 tháng nhà xuất khẩu mới nhận được tiền của lô hàng, may mắn làm sao. Sau đó, công ty Việt Nam cũng cạch mặt khách hàng Algeria này tới già luôn!

Câu chuyện là gì? Ngân hàng Algeria đã tự ý giải phỏng hàng cho khách hàng đem đi tiêu thụ mà không hề bắt người mua trả đủ tiền cho LC để chuyển cho bên xuất khẩu Việt Nam. Ngân hàng Algeria im lặng, không feedback ngân hàng Việt Nam. Đó, với một số thị trường, đặc biệt châu Phi, L/C cũng không phải là thứ an toàn HOÀN HẢO để doanh nghiệp xuất khẩu tin tưởng tuyệt đối. Phép vua có bị thua lệ làng? Khi mà luật lệ quốc tế được “địa phương hóa” theo quan điểm, ý thích và hành động đơn lẻ của một số đất nước.

Theo ý kiến của Kiến với trường hợp như này, các đơn vị xuất khẩu của Việt Nam cần cân nhắc cẩn thận trước khi mua bán với các đối tác khối châu Phi. Để đảm bảo cho sự an toàn về thanh toán, dù cho có mở L/C, doanh nghiệp của Việt Nam hãy yêu cầu ngân hàng phát hành bên nước ngoài chỉ định thêm 1 ngân hàng trung gian xác nhận lại LC trên (chọn các ngân hàng lớn như HSBC, JP Morgan hay Standard Charter…). LC của bạn sẽ an toàn 2 lần, có sự cam kết thanh toán. Mất thêm một chút phí xác nhận, nhưng đổi lại chúng ta nhận được sự hỗ trợ và cam kết cao nhất của những ngân hàng thuộc tốp đầu thế giới. Hãy làm như Mr Ha Le nói nhé.

2. KHÔNG CÓ SỰ AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

Lại thêm một câu chuyện, có một đối tác công ty Việt Nam xuất khẩu mảng nông sản làm L/C với khách hàng Bangladesh, đất nước vẫn còn khá nghèo, nghèo hơn Việt Nam. Vẫn là LC trả ngay, vẫn là thứ mà doanh nghiệp cho rằng nó an toàn nhất, gần như hoàn hảo nhất. Lần này công ty Việt Nam có 2 containers hàng thôi, khách hàng cũng lần đầu.

Nói chung, một lần nữa, khôn ngoan không lại với trời, nhà xuất khẩu lại dính phải trường hợp hi hữu này. Thời điểm đó là cuối tháng 12/2015, hàng đi rồi, mọi chứng từ đã chuẩn bị hoàn hảo phục vụ việc xuất trình. Chứng từ gửi đi, lý thuyết thì cũng chắc mẩm chỉ 5-7 ngày hoặc cùng lắm là 10 ngày có tiền thanh toán. Điệp khúc cứ 1 tuần lại phải nhờ ngân hàng Việt Nam đánh điện đòi tiền bên đó một lần, và đều không có hồi âm.

Hàng đã sang tới cảng Chittagong, Tết thì gần tới. 45 ngày chưa nhận được tiền, khó có thể chịu đựng được hơn, ngân hàng cũng hỗ trợ đòi tiền nhưng không được. Công ty Việt chuẩn bị book vé máy bay sang đó xử lý trực tiếp rồi đó. Nhưng cuối cùng, 45 ngày, con số này dừng lại, họ nhận được tiền.

Bản chất không thay đổi, khi ngân hàng kí hậu vận đơn cho khách lấy hàng về kho, bán thương mại, thu được lãi rồi mới quay về thanh toán cho ngân hàng Bangladesh. Có sự thông đồng giữa ngân hàng và người mua mở LC, những nguyên tắc tuân thủ của UCP chẳng còn giá trị với họ.

Bài học rút ra, ý kiến tư vấn của Mr Hà Lê như sau: Hãy yêu cầu ngân hàng Việt Nam của chúng ta kiểm tra khả năng tín dụng của ngân hàng mở thư tín dụng kĩ càng. Vì có thể xếp hạng tín dụng của ngân hàng nước ngoài quá thấp, dẫn tới việc rủi ro thanh khoản cực lớn. Song song, hãy yêu cầu sử dụng L/C xác nhận của những ngân hàng lớn như HSBC, PNP, JP Morgan hay Standard Charter. Hãy biết tự lo cho sự an toàn của chính doanh nghiệp Việt

3. LỪA ĐẢO CÔNG NGHỆ CAO

Vào năm 2013 khi công ty bạn chúng tôi làm việc cùng khách hàng Indonesia, khách hàng ruột đã làm việc 1 năm. Chính vì thói quen làm việc quen thân, nên nhiều khi chúng tôi nhận thông tin và đọc mail của nhau qua loa.

Điều này được hacker theo dõi kĩ càng, hacker sẽ đánh vào sự chủ quan và thói quen làm việc đã lâu của các đối tác lâu năm. Email của nhà xuất khẩu Việt Nam đã bị hacked, kiểm soát bởi hacker. Điều đó dẫn tới việc mọi email gửi cho khách hàng đều bị chặn lại ở giữa, sau đó hacker sẽ đổi thông tin của đoạn thư.

Lô hàng đó chỉ có 1cont trị giá 11.000 usd, sau khi giao hàng và làm chứng từ đòi tiền khách theo T/T (Telegraphic transfer) như mọi lần. Đợi 7 ngày chưa thấy tiền, sốt ruột hỏi khách, khách báo đã chuyển, lại tin tưởng nên cũng không cần khách gửi biên lai chuyển tiền. Đợi 10 ngày,vẫn chưa thấy tiền đâu, phải gọi khách hàng báo vấn đề này.

Khách hàng gửi Receipt chuyển tiền, thì không thể tin được, tài khoản nhận không phải  của chúng tôi.

Công ty Việt Nam ngay lập tức liên lạc với khách hàng, trao đổi thì mọi chuyện đã được giải thích rõ ràng: Hacker đã chặn đứng email, báo rằng nhà xuất khẩu đổi tài khoản sang 1 ngân hàng ở Singapore và yêu cầu khách hàng chuyển vào đó. Khách hàng đã hoàn toàn tin tưởng và cái giá của việc này là 11000 usd.

Vấn đề đáng trách ở đây: khách hàng thấy thông tin người nhận hay tài khoản đổi so với thường lệ nhưng không hề gọi điện cho chúng tôi xác nhận lại vấn đề này. Nếu nhân viên kế toán của họ là người cẩn thận, việc đổi tài khoản là điều tối kỵ và họ sẽ phải hỏi lại bên nhận tiền, nhưng họ không làm vì TIN TƯỞNG. Một bài học xương máu.

Lời khuyên với các doanh nghiệp Việt: 100% yêu cầu gửi bank receipt sau mọi giao dịch chuyển tiền. Hãy kiểm tra cẩn thận đảm bảo mọi thông tin của doanh nghiệp mình chính xác.

Một trường hợp khác, công ty nhập khẩu là đối tác của chúng tôi tại Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhưng may mắn sao, trước khi chuyển tiền, kế toán của công ty Việt đã nhận thấy bất thường của thông tin tài khoản khác trước, tên người thụ hưởng cũng khác. Và họ đã tạm dừng việc chuyển tiền, tránh mất đi số tiền 32000 usd.

Bài học từ Kiến: NÊN BẢO MẬT EMAIL bằng việc đổi password theo định kì. Nếu nhận được email thay đổi về tên tài khoản hay số tài khoản nhận tiền thì phải xác nhận qua điện thoại với đối tác nhé.

Khi nhận được email với Người gửi là Ha Le Kientap với Id: halegoldtrans.89@gmail.com (chính chủ Mr Ha Le) thì hãy dành 1 phút đọc kĩ, để tránh trường hợp nhìn nhầm với Id: halegoldtrans.899@gmail.com (email của hacker) để rồi chuyển tiền cho email fake kia nhé.

4. CẨN TRỌNG CHO CHÍNH MÌNH TRƯỚC 

Cũng có kinh nghiệm làm việc với khách hàng khối Châu Phi, Trung Đông nên tôi cũng muốn luôn lưu ý với các đối tác bên khu vực này. Và đây cũng chính là sự chia sẻ của chúng tôi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Khối Trung Đông, nhất là các nước vùng Vịnh như Dubai UAE, Arap Saudi, Kuwait, Quatar rất giàu tài chính.

Các nước châu Phi cũng có nhu cầu khá lớn nhập khẩu hàng Việt Nam nên Mr Hà Lê cũng đẩy mạnh bán hàng cho các bạn hàng này, và Goldtrans còn triển khai hỗ trợ xuất khẩu cho các công ty Việt Nam có nhu cầu xuất hàng.

Nhưng, xin nhấn mạnh với các doanh nghiệp Việt Nam khi làm việc với các bạn hàng khu vực trên rằng, hãy chú ý vấn đề thanh toán nhé. Bởi lẽ, phần đa họ đều thích làm theo Nhờ thu (D/P hoặc D/A). Vậy có đáng tin cậy để các doanh nghiệp Việt làm theo?

Câu trả lời là gì, hãy cẩn trọng và CHỈ NÊN lựa chọn phương thức thanh toán L/C trả ngay hoặc T/T với tiền cọc tối thiểu 50% khi xuất khẩu sang các nước trên (đặt cọc 20% hay 30% vẫn rất rủi ro).  Liên hệ chặt chẽ với đại sứ quán và thương vụ Việt Nam tại các thị trường trên để nhờ xác minh thông tin công ty nhập khẩu trước khi quyết định triển khai đơn hàng.

Hãy thương lấy bản thân mình, bảo đảm an toàn cho tiền của mình. Dẫu biết bán hàng như đánh bạc, đều có rủi ro nhưng doanh nghiệp Việt cần hạn chế tối đa rủi ro của mình, bạn có thể đọc và làm theo lời khuyên của Mr Ha Le.

5. KIẾM TIỀN RẤT KHÓ – MẤT TIỀN RẤT DỄ

Qua quá trình làm việc xuất nhập khẩu với đối tác từ hàng chục thị trường quốc tế, hiểu về văn hóa kinh doanh cũng như đặc thù của các nước, Kiến muốn đưa ra một vài lưu ý tham khảo cho doanh nghiệp Việt Nam:

  • Nghiên cứu thị trường và đối tác mục tiêu kỹ càng trước khi quyết định mua bán hàng hóa
  • Nên sử dụng phương thức thanh toán L/C trả ngay (có LC xác nhận nếu thấy có rủi ro hoặc thiếu tin tưởng với một số thị trường) hoặc T/T đặt cọc trước khi giao hàng để tăng sự tin cậy, an toàn khi thanh toán. Mọi trường hợp nếu có thể, hay yêu cầu đặt cọc số tiền cao nhất có thể qua đàm phán, bởi KHÔNG THỂ TIN AI NGOÀI BẢN THÂN khi mua bán quốc tế
  • Hạn chế (hoặc không nên) sử dụng phương thức D/P hay D/A hoặc CAD cho các khách hàng không phải chiến lược hay lâu năm bởi rủi ro là rất lớn
  • Kiểm tra kĩ càng các điều kiện xuất nhập khẩu, các vấn đề về hàng rào kỹ thuật hay ngôn ngữ khi tiến hành mua bán với các đối tác nước ngoài
  • Xây dựng mối quan hệ và thường xuyên liên lạc với Đại Sứ Quán, Thương Vụ Việt Nam tại các thị trường xuất nhập khẩu chính yếu để có thông tin xác thực về các đối tác làm ăn. Hãy tự bảo vệ công ty của mình
  • Khi chưa thật tự tin với kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc xuất nhập khẩu, hãy thường xuyên học hỏi từ những chuyên gia hay đơn vị hỗ trợ để đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro trên. Chúng tôi rất sẵn lòng giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam điều này.

Những bài học xương máu trên đây và chúng tôi chúng muốn chia sẻ lại kinh nghiệm này với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hãy nghiêm túc học hỏi và rút kinh nghiệm để tránh các rủi ro không đáng có.

Hãy chú ý để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động mua bán ngoại thương. Hãy thường xuyên nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm để đủ tỉnh táo trong quá trình đẩy mạnh hàng Made in Vietnam ra toàn cầu. Và nếu bạn cần có 1 chuyên gia hỗ trợ xuất khẩu hàng của công ty ra quốc tế, với mức độ an toàn tối đa, hãy để Goldtrans được làm giúp bạn điều này.

Vậy các bạn hãy chú ý giảm thiểu Rủi ro thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu với đơn vị mình.

Chúc các bạn học tập và làm việc hiệu quả nhất!

Mr Ha Le

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG

Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam

Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu Yên Thế, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM

Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.

Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn Email: duc@goldtrans.com.vn

Hotline: Mr. Hà 0985774289 – Mr. Đức 0867776886

nghiệp vụ xuất nhập khẩu, rủi ro thanh toán LC, rủi ro thanh toán quốc tế, thanh toán quốc tế

  • Previous
  • Next

BÀI LIÊN QUAN

  • CÁC KÝ HIỆU TRONG BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2022
  • Những thay đổi chính của Incoterms 2020
  • Các loại cước vận chuyển quốc tế hàng không
  • Yếu tố lựa chọn dịch vụ vận chuyển quốc tế
  • Tổng hợp các lỗi vi phạm và mức phạt trong lĩnh vực Hải quan mới nhất năm 2019
CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG
  • CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG
    • CẤM XUẤT NHẬP KHẨU
      • Cấm xuất khẩu
      • Cấm nhập khẩu
    • XNK CÓ ĐIỀU KIỆN
      • XNK theo giấy phép
      • Hạn ngạch Quota
    • KIÊM TRA CHUYÊN NGÀNH
      • Kiểm tra chất lượng
      • Kiểm dịch
      • Dán nhãn năng lượng
      • An toàn thực phẩm
    • NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU
      • Điện tử gia dụng
      • Hóa chất
      • Hóa phẩm
      • Máy móc cũ
      • Mỹ phẩm
      • Thực phẩm thường
    • NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU
      • Gỗ và lâm sản
      • Khoáng sản
      • Nông sản

BẢN TIN XUẤT NHẬP KHẨU

https://youtu.be/g3WyIjXxB4o Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé! BẤM VÀO ĐÂY
  • Đường dây nóng Nếu Quý khách cần tư vấn trực tiếp, vui lòng liên lạc với Mr Đức – PGĐ công ty qua SĐT sau: 0969 88 38 38 Xin lưu ý: Nếu bạn không liên lạc được, vui lòng gọi lại sau hoặc có thể gửi thông tin qua email duc@goldtrans.com.vn . Trân trọng! Đóng
  • Hỗ trợ trực tuyến 24/24h Hãy kết nối với chúng tôi bằng các hình thức sau để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin lưu ý: tất cả những yêu cầu đều được chúng tôi ghi nhận và trả lời sớm nhất có thể. Hãy gọi cho chúng tôi qua SĐT 0969 961 312 để được tư vấn trực tiếp Trân trọng Đóng
  • Đường dây nóng Chúng tôi luôn mong nhận được yêu cầu của Quý khách và luôn sẵn sàng giải đáp. Quý khách vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: duc@goldtrans.com.vn Xin lưu ý: Nếu trong vòng 30 phút email của Quý khách chưa nhận được được phản hồi, hãy gọi cho chúng tôi qua SĐT 0969 961 312 Trân trọng! Đóng
Dịch vụ hải quan Góc tư vấn Dịch vụ Logistics Bản tin XNK Về chúng tôi Văn bản Youtube Fanpage Copyright by GOLDTRANS Corp. All rights reserved Trang web trực thuộc công ty goldtrans xingiayphep.vn DMCA.com Protection Status

Call Now

Showroom Liên hệ Zalo Phone x x

Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế