Thanh Toán Thương Mại Quốc Tế Bài Học Từ Những Rủi Ro - Consosukien
Có thể bạn quan tâm
- HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
- Tin tức - sự kiện
- Thống kê tập trung
- Thống kê Bộ, ngành
- KINH TẾ - XÃ HỘI
- Thời sự - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa - Xã hội - Môi trường
- TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
- Số liệu thống kê
- Kinh tế - Xã hội
- Chuyên đề cơ sở
- NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- SÁCH HAY THỐNG KÊ
- QUỐC TẾ
- Thống kê nước ngoài
- Hội nhập quốc tế
- LIÊN HỆ
- THƯ VIỆN
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Thư viện tài liệu
- GIỚI THIỆU
Tăng trưởng vượt bậc của thương mại quốc tế trong nhiều năm trở lại đây đã kéo theo sự đa dạng hóa các hình thức thanh toán quốc tế phù hợp với các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các quốc gia có giao thương trên thế giới. Tuy nhiên, trong các giao dịch vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định có thể gây thiệt hại đến tài chính và uy tín của cả bên bán và bên mua. Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục trang bị kiến thức, chuẩn bị sẵn phương án đối phó và tỉnh táo, đề cao cảnh giác trong các thương vụ quốc tế.
Tính đến hết năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện, có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Với 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam đang bước qua cánh cửa lớn, đa chiều để định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, đầy đủ và hiệu quả hơn, đồng thời phát triển thương mại xuất nhập khẩu lên tầm cao mới với trị giá ngày càng cao. Theo Tổng cục Thống kê, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 của Việt Nam đạt 668,54 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD. 3 tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa có sự phục hồi mạnh mẽ từ sau những ảnh hưởng của đại dịch với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%, nhập khẩu tăng 15,9%. Trị giá của các giao dịch thương mại quốc tế ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu đa dạng hóa và tiện lợi hóa các hình thức thanh toán cho các giao dịch xuất - nhập khẩu. Ảnh minh họa, nguồn Internet Hiện nay, có nhiều hình thức thanh toán trong thương mại quốc tế như: Phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T), phương thức tín dụng chứng từ, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu hộ, bảo lãnh và tín dụng dự phòng… với các điều kiện cam kết về: Tiền tệ, địa điểm, phương thức thanh toán quốc tế, thời gian… Hai hình thức thanh toán phổ biến thời gian qua được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng là phương thức thanh toán tín dụng thư và phương thức thanh toán thu hộ kèm chứng từ. Trước đây, đa số các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng thư (Letter of Credit – L/C). Với phương thức này, thanh toán được thực hiện thông qua ngân hàng của cả người mua và người bán. Sau khi xác nhận các điều khoản và điều kiện thương mại, người mua yêu cầu ngân hàng của mình thanh toán số tiền đã thỏa thuận của cả 2 bên cho ngân hàng của người bán. Sau đó, ngân hàng của người mua sẽ gửi L/C làm bằng chứng về số tiền đủ và hợp pháp cho ngân hàng của người bán. Và thanh toán chỉ được chuyển sau khi cả 2 bên đáp ứng tất cả các điều kiện đã nêu và lô hàng được vận chuyển. Đây được cho là một trong những phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho nhà xuất nhập khẩu, vì có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính đã thành lập như ngân hàng làm trung gian và có mức độ cam kết nhất định của 2 bên. Phương thức L/C cũng cân bằng được lợi ích của cả đôi bên và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của bên mua và bên bán. Gần đây, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán thu hộ kèm chứng từ (Documents against Payment – D/P). Phương thức này cũng khá phổ biến trong thương mại quốc tế và được doanh nghiệp ở nhiều quốc gia sử dụng do tính linh hoạt và chi phí thấp hơn nhiều so với phương thức L/C. Theo đó, người bán nộp các chứng từ mà người mua cần, chẳng hạn như vận đơn cần thiết cho việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho ngân hàng của họ. Sau đó, ngân hàng của người bán sẽ gửi các chứng từ này đến ngân hàng của người mua cùng với hướng dẫn thanh toán. Các tài liệu chỉ được phát hành để đổi lấy khoản thanh toán, khoản tiền này sẽ được chuyển ngay lập tức hoặc vào một ngày cụ thể trong tương lai. Về cơ bản chính là dùng bộ chứng từ để đổi lấy hàng hóa và người bán đang giao trách nhiệm thu tiền thanh toán cho ngân hàng của mình. Tuy nhiên, bất kỳ phương thức thanh toán hàng hóa thương mại quốc tế nào cũng luôn tiềm ẩn mức độ rủi ro nhất định. Thống kê của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ từ năm 2013-2016, đã có khoảng 22 nghìn vụ lừa đảo, gây thiệt hại trên 3 tỷ USD. Các vụ lừa đảo thương mại này diễn ra ở 79 quốc gia và tội phạm tham gia chủ yếu đến từ các tổ chức tại Đông Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông, Mỹ, Hà Lan, Italia... Từ con số vừa nêu có thể thấy, thương mại quốc tế đã và đang đối diện với nguy cơ bị lừa đảo trong hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán điện tử, khi cơ sở pháp lý bị giới hạn bởi rào cản biên giới của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có thể gây ra khá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp ở cả bên bán và bên mua. Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng trong nước và thương vụ nước ngoài liên tục cảnh báo về hiện tượng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế mà không ít doanh nghiệp Việt Nam đã từng mắc phải. Đặc biệt, trong bối cảnh các thị trường đang bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tình trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế càng có xu hướng tăng lên với thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện. Nhất là đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam do chưa nắm vững các kiến thức và hiểu biết pháp lý về thanh toán thương mại quốc tế. Các rủi ro trong thanh toán thương mại quốc tế cũng khá đa dạng với các điển hình như: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro tỷ giá hối đoái… Theo Bộ công Thương, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn với đa dạng thức như: Giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phán, khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì “hack” email hoặc tạo tài khoản email giả mạo để gửi thông tin tài khoản, khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất. Các doanh nghiệp này còn lợi dụng sự bất cẩn, thiếu chuyên nghiệp của các doanh nghiệp trong nước, như không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc… để chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng, hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường… Ngoài ra, do mong muốn bán được hàng nên doanh nghiệp thường dành cho đối tác một số lợi thế trong các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là điều khoản về thanh toán. Thêm vào đó, rủi ro lớn nhất doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải là điều khoản hợp đồng không chặt chẽ, doanh nghiệp khá chủ quan, doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ đối tác khi đặt quan hệ làm ăn và tìm đối tác qua Internet nhưng chưa có khâu kiểm tra, xác thực nguồn thông tin về đối tác nước ngoài. Khi xảy ra rủi ro trong thanh toán, phần lớn thiệt hại thường ở phía người bán hay chính là các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2020, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại New York (Mỹ) đã phát đi cảnh báo về việc một số doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại trong việc thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác tại thị trường này, chủ yếu do bị lừa hoặc đối tác phá sản, không có khả năng thanh toán. Đầu tháng 3/2022, đã xảy ra vụ việc lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành Điều và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử 30 năm giao dịch quốc tế có nhiều doanh nghiệp cùng bị cú lừa lớn như vậy. Theo đó, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã ký hợp đồng với một số khách hàng Ý thông qua 1 công ty môi giới để xuất khẩu hạt điều sang Ý với phương thức thanh toán D/P – thanh toán nhờ thu kèm chứng từ gốc. Tuy nhiên, bộ chứng từ gốc của các doanh nghiệp Việt Nam gửi đi đã bị thất lạc và doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng số hàng mà chưa nhận được thanh toán. Với khối lượng 100 container hàng, tổng giá trị thiệt hại đã có thể lên đến gần 1 nghìn tỷ đồng nếu như doanh nghiệp không sớm phát hiện ra các dấu hiệu của một vụ lừa đảo và kịp thời ngăn chặn. Từ những rủi ro trong thanh toán các thương vụ quốc tế, các doanh nghiệp cần rút ra bài học để tránh vướng phải những tình huống tương tự, giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Quan trọng nhất là tránh gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch. Một số giải pháp đặt ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm tránh những rủi ro trong thương mại và thanh toán quốc tế được khuyến cao gồm có: Đối với việc tìm kiếm đối tác: Cần kiểm tra kỹ thông tin đối tác, nhất là những đối tác giao dịch lần đầu, yêu cầu cấp các giấy tờ liên quan như: Giấy phép kinh doanh, ID của chủ doanh nghiệp. Luôn nâng cao cảnh giác với những doanh nghiệp mới quen biết hoặc chưa có giao dịch làm ăn với nhau, đặc biệt lưu ý kiểm tra độ tin cậy khi có đơn hàng trả giá quá cao hoặc quá thấp so với mặt bằng chung. Trao đổi trực tiếp với đối tác hoặc thông qua bạn hàng, hiệp hội, công ty tư vấn, thương vụ, đại sứ quán để sàng lọc đối tác có uy tín. Cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài thông qua các nguồn tin công khai, từ các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra tín dụng, qua Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan ngoại giao, Thương vụ tại nước nhập khẩu nhằm xác minh độ tin cậy của đối tác, nhất là với các đối tác không tiếp xúc trực tiếp hoặc tìm kiếm trên internet. Việc liên hệ với đối tác cần được tiến hành qua các kênh chính thức của doanh nghiệp như email, fax chính thức. Với khâu lựa chọn phương thức thanh toán: Doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và mua bảo hiểm tỷ giá để phòng trường hợp tỷ giá biến động phức tạp và khó dự báo. Lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng và nghiên cứu bổ sung các điều khoản thanh toán chặt chẽ. Nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Đối với thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 50% trở lên) và có các điều kiện phù hợp đi kèm. Doanh nghiệp cũng cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhằm tăng khả năng thu hồi công nợ thông qua ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng. Với doanh nghiệp Việt: Bên cạnh việc đề cao cảnh giác và thực hiện cẩn trọng từng khâu trong giao dịch với các đối tác, bản thân doanh nghiệp cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế của đội ngũ nhân lực làm công tác ngoại thương, phát triển thị trường của doanh nghiệp mình. Việc gặp rủi ro trong thanh toán thương mại quốc tế là điều không mong muốn nhưng hàng năm vẫn có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vướng phải, vì vậy, việc tự thân doanh nghiệp trang bị cho mình kiến thức, nâng cao cảnh giác, linh hoạt xử lý tình huống, rút kinh nghiệm từ những thương vụ gặp rủi ro ít nhiều sẽ giúp doanh nghiệp tự tin phát triển sản phẩm, tránh được những thiệt hại không mong muốn, góp phần tăng trưởng thương mại Việt Nam./. ThS. Phạm Thị Thanh Lê Khoa Kinh tế Tài chính - Đại học Nông Lâm Bắc Giang Về trang trước In trang Các bài viết khác Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá29/11/2024
M&A là kênh huy động vốn hiệu quả khi kinh tế phục hồi28/11/2024
Việt Nam góp mặt trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới26/11/2024
Vài nét đo lường khu vực phi chính thức ở Việt Nam, giai đoạn 2020-202225/11/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh kết nối đầu tư và chuyển giao công nghệ25/11/2024
Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 202421/11/2024
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số20/11/2024
Chuyển đổi số tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực19/11/2024
Thị trường mua bán - sáp nhập Việt Nam năm 2024: Khởi sắc trong những tháng cuối năm15/11/2024
Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 202414/11/2024
Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công12/11/2024
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, với nhiều điểm sáng12/11/2024
Chủ động ứng phó với thách thức trong công tác điều hành giá những tháng cuối năm11/11/2024
Việt Nam sẽ vươn lên đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn08/11/2024
Quyết tâm tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC07/11/2024
Việt Nam tiếp tục xuất siêu 2 con số trong 10 tháng năm 202407/11/2024
Bức tranh kinh tế cả nước 10 tháng nhiều điểm sáng07/11/2024
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bắt nhịp đà tăng trưởng tiêu dùng cuối năm06/11/2024
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 205006/11/2024
Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười và 10 tháng năm 202406/11/2024
Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 202406/11/2024
Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh04/11/2024
Từng bước chinh phục thị trường thực phẩm Halal toàn cầu31/10/2024
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử31/10/2024
Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024: Kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD30/10/2024
Tận dụng lợi thế EVFTA đem lại hiệu quả tích cực30/10/2024
Đến năm 2030, hệ thống đô thị và nông thôn sẽ được sắp xếp, phân bố thống nhất, hiệu quả, toàn diện25/10/2024
Kinh doanh trạm sạc xe điện - lối đi đầy tiềm năng cho chủ cây xăng tư nhân25/10/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ phát triển ngành Halal chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả24/10/2024
Phát triển công nghiệp ô tô - Lực đẩy từ chính sách và thị trường23/10/2024
Chính phủ đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 7-7,5%22/10/2024
Tọa đàm trao đổi về thông tin đầu vào xây dựng Báo cáo Ổn định Tài chính - Tình hình kinh tế Việt Nam21/10/2024
Đánh giá các rủi ro chính của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam21/10/2024
Đến năm 2025, hàng thủ công mỹ nghệ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 4 tỷ USD17/10/2024
Du lịch Việt Nam với giải pháp tăng tốc đón khách quốc tế những tháng cuối năm17/10/2024
Một số điểm sáng nổi bật của sản xuất công nghiệp trong quý III và 9 tháng năm 202416/10/2024
Tin tức nổi bật Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024 Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Thư viện ảnh Hội nghị Bàn giao và tiếp nhận nhiệm vụ biên tập, quản lý, vận hành trang Thông tin điện tử TCTK (A) Video Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiếnĐánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!
Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếuTẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN
Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 177 Tổng truy cập: 54.953.655 TopTừ khóa » Các Loại Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế
-
Những Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế - Xuất Nhập Khẩu Lê Ánh
-
Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế? Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế?
-
Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế
-
[PDF] CÁC LOẠI RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
-
[Cảnh Báo!] Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế Và Giải Pháp Cho Doanh ...
-
Rủi Ro Trong Hoạt động Thanh Toán Quốc Tế - Tài Liệu Text - 123doc
-
Rủi Ro Trong Thanh Toán Và Bài Tập Môn Nghiệp Vụ Thương Mại Quốc Tế
-
Rủi Ro Trong Hoạt động Thanh Toán Quốc Tế | Xemtailieu
-
Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế
-
Rủi Ro Của Nhà Xuất Khẩu Trong Từng Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
-
Giải Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu
-
Cảnh Giác Với Rủi Ro Trong Thanh Toán Quốc Tế - Báo Chính Phủ
-
Rủi Ro Thanh Toán Quốc Tế Trong Xuất Nhập Khẩu - Dịch Vụ Hải Quan