Sặc Sữa Nhận Biết Và Xử Trí - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
( Ngọc Trang - TP.HCM)
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển và còn là nguồn kháng thể để giúp trẻ chống lại nhiễm trùng trong giai đoạn đầu đời. Vì vậy, việc cho bé đúng cách để tận hưởng nguồn sữa mẹ quý giá trên là vô cùng cần thiết, nhất là một số bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ hay nữ chuẩn bị hay bắt đầu làm mẹ.
Về sặc sữa có thể do nhiều nguyên nhân, như: do lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp; một số trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ, miệng ngậm vú sữa vẫn chảy nhưng không nuốt; khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc; trẻ 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc.
Về triệu chứng để nhận biết, khi đang bú, bé bỗng ho sặc sụa kèm theo tím tái. Đó là tình trạng bé bị sặc sữa, tình trạng này là do sữa tràn vào đường hô hấp, có thể vào khí quản, đôi khi vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp, nếu cấp cứu không kịp thời bé sẽ tử vong vì thiếu oxy. Khi gặp tình trạng này, không ai khác chính là người mẹ ra phải cấp cứu một cách khẩn trương, thật bình tĩnh, nhanh chóng làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp, nhanh nhất, đơn giản nhất là dùng miệng mình hút mạnh vào miệng và mũi bé, hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau khi hút xong kích thích mạnh vào đầu trẻ, để bé khóc và thở được. Sau đó mới khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện để tiếp tục điều trị, tuyệt đối không đưa đi bệnh viện khi trẻ chưa thở lại được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không hồi phục, mà chỉ đưa đi bệnh viện khi đã khai thông cho bé thở lại. Về phòng sặc sữa, không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, không đùa với trẻ khi đang bú. Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá, vì gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.
Từ khóa » Cách Nhận Biết Sặc Sữa
-
Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh Rất Nguy Hiểm - Hướng Dẫn Nhận Biết Và Sơ Cứu
-
Đề Phòng Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Nhận Biết Biểu Hiện Của Trẻ Bị Sặc Sữa Vào Phổi Giúp Con Vượt Qua ...
-
Dấu Hiệu Trẻ Bị Sặc Sữa Vào Phổi Bạn Cần Chú ý để Ngăn Ngừa Rủi Ro
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa: Hướng Dẫn Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa Hiệu ...
-
Không Chủ Quan Với Triệu Chứng Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh - Báo Đắk Lắk
-
Chăm Sóc Và Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sặc Sữa - CDC Bắc Ninh
-
CÁCH NHẬN BIẾT VÀ XỬ TRÍ KHI BÉ CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN ...
-
Cách Xử Trí Khi Bé Bị Sặc Sữa Lên Mũi | Sở Y Tế Nam Định
-
Hướng Dẫn Xử Lý Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh - Điều Dưỡng Phạm Thị Vân ...
-
Bé Sơ Sinh Suýt Tử Vong Do Sặc Sữa, Bác Sĩ Chỉ 3 Cách Sơ Cứu ... - Eva
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Sặc Sữa Vào Phổi, Ba Mẹ Cần Phải Biết
-
Trẻ Bị Sặc Sữa, Bột, Cháo Những điều Các Mẹ Cần Biết
-
XỬ TRÍ SẶC SỮA Ở TRẺ NHỎ - Bệnh Viện Phụ Sản Nhi Bình Dương