Sài Hồ Nam: Cây Thuốc Thông Dụng Chữa Cảm, Sốt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Sài hồ nam là gì?
- Tác dụng của Sài hồ nam
- Cách sử dụng Sài hồ nam
- Bài thuốc có Sài hồ nam
- Kiêng kỵ
Sài hồ nam làm một cây thuốc thông dụng, quen thuộc ở Việt Nam. Nó thường được dùng thay cho Sài hồ bắc trong trị cảm sốt. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về cây Sài hồ nam, cách nhận biết và sử dụng trong trị bệnh
Sài hồ nam là gì?
Sài hồ nam có tên khác là Lức, Hài Sài. Nó có tên khoa học Pluchea pteropoda Hemsl thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Nhận diện cây thuốc
Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 40 – 60 cm. Thân hình trụ nhẵn, phân nhiều cành ở gần ngọn, vỏ ngoài màu đỏ nâu. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, dài 3 – 4 cm, rộng 1 – 2cm. Mép là có răng cưa, phiến dày. Lá có mùi thơm hắc.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu đỏ nhạt hơi tím. Quả 10 cạnh, có lông. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Nơi phân bố và sinh thái
Sài hồ nam phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới chây Á, từ phía nam Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, … Ở nước ta, cây cũng chỉ thấy ở các tỉnh vùng ven biển, nhiều nhất ở khu vực miền trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Gặp ở các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên.
Loài cây này thích nghi đặc biệt với các vùng nước lợ, đồng thời cây vẫn có thể sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc nhiễm mặn. Do đó nơi sống của nó chủ yếu thuộc khu vực các cửa sông, trên bờ các kênh rạch, ven đường đi, bờ ruộng cao ở khu vực ven biển.
Đây là loài cây ưa sáng, thường mọc thành từng khóm riêng lẻ. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Hạt phát tán nhờ gió hoặc theo các dòng nước. Những cây đã trưởng thành có thể chịu được ngập úng vài ngày trong mùa mưa. Nó có thể được trồng dễ dàng bằng cành.
Tác dụng của Sài hồ nam
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng của sài hồ nam là rễ là lá. Người ta thường thu hái rễ quanh năm. Sau khi đào về cắt bỏ rễ con rồi rửa sạch, phơi hay sấy khô. Có thể tẩm rượu hoặc mật ong sao thơm.
Cành mang lá non cũng thu hái quanh năm, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu trong cây là tinh dầu. Phần trên mặt đất của cây chứa các chất triterpenoid như taraxasteryl acetat. Còn chiết từ rễ thu được Hop ‐ 17 (21) ‐en ‐ 3β ‐ yl acetate, 2- (pent-1,3-diynyl) -5- (3,4-dihidroxybut-1- ynyl) -tiophene.
Người ta nghiên cứu thấy các hoạt chất trong Sài hồ nam có tác dụng ức chế 1 số loại vi khuẩn thường gây bệnh ở người như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Proteus mirabilis và Proteus vulgaris.
Tính vị, công năng theo Y học cổ truyền của Sài hồ nam
Theo Y học cổ truyền, cây có vị đắng, tính hơi lạnh. Có công năng phát tán phong nhiệt, giải uất, lợi tiểu, điều kinh. Tức tác dụng với trường hợp cảm nắng, cảm do nhiệt nóng. Khi cơ thể thường cáu gắt tức giận là khí huyết vận hành không thông. Hoặc hoạt động các tạng phủ không điều hòa, ức chế lẫn nhau. Giải uất chính là điều trị các tình huống này.
Rễ thường được dùng chữa cảm phong nhiệt, phát nóng, nhức đầu, khát nước, tức ngực, khó chịu. Lá làm toát mồ hôi.
Cách sử dụng Sài hồ nam
Ngày dùng 8 – 20g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Sài hồ nam thường dùng thay Sài hồ bắc để chữa sốt, cảm, cúm. Thường phối hợp các vị thuốc khác như Mạn kinh tử, Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân hoa.
Lá có hương thơm, thường dùng để xông. Người ta còn giã nát là và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng, đắp lên nơi đau 2 bên thắt lưng chữa đau nhức.
Bài thuốc có Sài hồ nam
Chữa sốt cao kèm nhức đầu, khát nước
Rễ Sài hồ nam 20g, Lá tre 12g, Cam thảo dây 12g, Ngũ gia bì 20g, Rau má 16g, Bán hạ 12g sao vàng, Gừng tươi 6g. Phơi khô rồi sắc với 400ml nước còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày trước bữa ăn.
Viên cảm cúm của Viện Y học dân tộc TP. Hồ Chí Minh
Mỗi viên có bột lá sài hồ nam 150mg, bột Trần bì 24mg, bột Cam thảo nam 16mg, bột lá Bạc hà 24mg, bột mịn Phèn phi 20mg. Ngày uống 2 – 4 viên, chia thành 2 lần.
Một công thức Viên giải cảm khác
Bột lá Sài hồ nam 6,25g, bột Cam thảo 0,3g, bột Bạc hà 6,25g, tá dược vừa đủ 100 viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn
Chè giải cảm
Dùng cây khô, chặt nhỏ, đóng gói, dùng pha nước uống.
Hoặc phối hợp theo công thức Lá Sài hồ nam 4 phần, Nhân trần 1 phần, Bạc hà 1 phần, Cam thảo nam 1 phần. Hãm uống như trà.
Kiêng kỵ
- Người âm hư và can dương vượng kiêng dùng.
- Phụ nữ có thai không tự ý sử dụng.
Tóm lại, Sài hồ nam hay Lức là cây thuốc nam thông dụng ở nước ta. Nó được sử dụng trong điều trị cảm sốt, và có tác dụng tương tự Sài hồ bắc như giải uất, điều kinh, lợi tiểu. Chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về cây này, hiện tại ta thấy nó có tác dụng kháng khuẩn
Từ khóa » Cây Thuốc Sài Hồ
-
Vị Thuốc Sài Hồ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tác Dụng Của Vị Thuốc Sài Hồ - Vinmec
-
{Tìm Hiểu} Sài Hồ: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Sài Hồ - Vị Thuốc Tốt, Chữa Nhiều Bệnh
-
Cây Sài Hồ: Phân Loại, Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
-
Sài Hồ: Vị Thuốc để “giải Cơn Uất” Hiệu Quả - YouMed
-
Công Dụng Của Sài Hồ Bắc Và Những Bài Thuốc Hay
-
Sài Hồ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sài Hồ
-
Sài Hồ Nam (Cây Lức) - Vị Thuốc Quý, Trị Nhiều Bệnh
-
Đặc Điểm Của Sài Hồ - Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán Dược ...
-
Sài Hồ: Cây Thuốc Thông Dụng "giải Uất" Và Các Tác Dụng Khác Của ...
-
Sài Hồ
-
Cây Sài Hồ Nam: đặc điểm, Hình ảnh Và Công Dụng