Sai, Người Khmer Có Mặt ở Vùng đất Nam Bộ Từ Thế Kỷ 12 - VnExpress

Người Khmer là tộc người thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của tộc người này hơn 1,2 triệu, phân bố ở nhiều tỉnh thành thuộc Nam Bộ nhưng tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có nhiều người Khmer cư trú là: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tây Ninh, TP HCM.

Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam (nhà xuất bản Thông tấn, năm 2011), tổ tiên của người Khmer Nam Bộ là lớp cư dân cổ ở Đông Nam Á cư ngụ tại vùng hạ Lào, đông bắc Campuchia ngày nay. Tộc người này từ thế kỷ 5-6 đã tạo dựng được một quốc gia với tên gọi Bhavapura, thư tịch cổ Trung Quốc gọi là Chân Lạp.

Sau sự tàn lụi của nền văn hóa Óc Eo và quá trình biển tiến (cuối thế kỷ 7), vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung trở nên hoang vu. Tình trạng đó kéo dài nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 12 khi biển rút dần làm nổi lên những giồng đất cao màu mỡ ở vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp Mười..., thu hút cư dân Khmer trốn chạy sự bóc lột hà khắc của triều đại Ăngko đến đây cư trú.

Người Khmer trong trang phục truyền thống. Ảnh: Cinet.

Người Khmer trong trang phục truyền thống. Ảnh: Cinet.

Cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, người Khmer đã có mặt đông đúc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Họ lập thành 3 vùng dân cư tập trung lớn là: vùng Sóc Trăng - Bạc Liêu, An Giang - Kiên Giang và vùng Trà Vinh. Người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam và người Khmer ở Campuchia do đó có chung nguồn gốc lịch sử tộc người, chung tiếng nói, gần gũi về những đặc trưng văn hóa.

Tại vùng đất mới Nam Bộ, cứ 5-7 gia đình Khmer trong mối quan hệ chặt chẽ về huyết thống quy tụ gần nhau tạo thành một đơn vị gọi là phum. Một số phum như vậy quần tụ xung quanh một ngôi chùa tạo thành một điểm cư dân lớn hơn gọi là sóc. Các phum/sóc này là đơn vị xã hội tự quản không phải đơn vị hành chính nhà nước, không nằm dưới quyền kiểm soát của bất cứ quốc gia nào.

Từ thế kỷ 17, những lớp cư dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng - Trung Bộ thuộc vương triều của chúa Nguyễn bắt đầu đến khai khẩn đất hoang ở vùng Nam Bộ và nhanh chóng phát triển cộng đồng. Để quản lý cư dân, năm 1698 nhà Nguyễn đã thiết lập một hệ thống chính quyền nhà nước ở đây.

"Với những chính sách mềm dẻo của triều Nguyễn, công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam của người Việt đến tận mũi Cà Mau được hoàn tất năm 1757. Người Khmer Nam bộ trở thành bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ đấy", tác giả cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam viết.

Câu 3: Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer Nam Bộ có gì đặc biệt?

a. Không thờ tổ tiên tại gia

b. Bàn thờ có tượng của người đã chết

Quỳnh Trang - Tổng hợp

Từ khóa » Dân Tộc Khmer Sống ở Vùng Nào