Sáng Kiến Kinh Nghiệm Vận Dụng Phương Pháp Dạy Học Dự án Vào ...

a) Giải pháp cũ thường làm:

Đã từ rất nhiều năm nay, việc dạy học môn Toán ở Việt Nam vẫn theo phương pháp truyền thống là giáo viên giảng bài, học sinh ghi chép, ghi nhớ kiến thức, giải bài tập máy móc theo phương pháp mà giáo viên đã đưa ra sau đó viết lại những kiến thức đó trong bài kiểm tra, bài thi. Gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạy học môn Toán cũng có một số thay đổi nhất định như chú ý tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh, tăng cường thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu Tuy nhiên nhìn chung sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiểu quả. Đa phần các giờ học Toán vẫn rất thụ động, giáo viên dạy lí thuyết sau đó phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải các dạng bài, sau đó chia nhóm để các nhóm vận dụng giải bài tập Phương pháp dạy và học như trên có những ưu và nhược điểm như sau:

*) Ưu điểm

- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng để phục vụ kiểm tra, thi cử.

- Khi lên lớp giáo viên thực hiện chương trình theo từng tiết học đã quy định sẵn. Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học, hình thức tổ chức các tiết học bám sát mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra câu hỏi dạng mở yêu cầu học sinh phải trình bày nội dung trả lời các câu hỏi trong một bài viết để giải quyết vấn đề nêu ra, hoặc phân dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cụ thể học sinh nắm được phương pháp của từng dạng bài để giải các bài tập.

- Giúp học sinh tái hiện được kiến thức vừa học, lí giải được các khía cạnh của kiến thức, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn.

- Có thể thấy quá trình tư duy của học sinh đi đến đáp án.

- Đơn giản, dễ dạy cho giáo viên, dễ nhớ cho học sinh.

 *) Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục

- Do khoa học phát triển nhanh chóng nên nội dung chương trình dạy học phần nào bị lạc hậu so với tri thức hiện đại.

- Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập, hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, luôn thụ động ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

 - Kiến thức thu nhận từ các bài học ít gắn với thực tế cuộc sống, không phát triển năng lực, kĩ năng sống cho học sinh trong khi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục nói chung và việc dạy học môn Toán nói riêng.

- Có những đơn vị kiến thức được dạy trong nhiều môn học khác nhau gây trùng lặp, nhàm chán với học sinh.

- Học sinh học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói quen nghe, ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, tự xử lý thông tin ở học sinh.

- Phần nhiều học sinh chưa hứng thú với môn Toán, trong suy nghĩ của hầu hết học sinh thì Toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia, thì hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng đối với học sinh. Rất nhiều học sinh đặt câu hỏi: “Tại sao phải học toán, học toán để làm gì, giúp ích gì ?” Vì vậy việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Họ nghĩ rằng toán học là mơ hồ xa xôi, học toán chỉ có một mục đích duy nhất đó là thi cử. Ví dụ như, nếu học đến bài “Phương trình đường Elip” (SGK Hình học 10), học sinh sẽ đặt câu hỏi, học xong nó được gì, chẳng thấy nó có tác dụng gì với cuộc sống cả. Nhưng nếu chúng ta cho học sinh chia nhóm tìm hiểu sau đó báo cáo kết quả đạt được sẽ giúp bài học trở nên thú vị hơn nhiều. Nó không đơn giản là buộc sợi dây có độ dài không đổi vào đầu hai chiếc đinh được đóng cố đinh, giữ dây luôn căng bằng đầu bút chì và xoay đi xoay lại cho nó ra một hình dáng gọi là elip nữa. Nó thực sự phải là quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời, nó là bóng của biển báo tròn trên mặt đất, là nguyên lí hoạt động của máy tán sỏi trong y học, hay thông số để xây dựng một công trình kiến trúc có dạng elip

- Học sinh học Toán đơn thuần chỉ là giải các bài tập theo các dạng bài và phương pháp giải cho sẵn mà không biết được bản chất của những bài tập đó và ứng dụng của chúng vào trong thực tiễn như thế nào, không biết được bản chất những sự vật hiện tượng nơi mình sinh sống mặc dù những sự vật, hiện tượng đó rất gần gũi, gắn bó hàng ngày với học sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống.

 

Từ khóa » Hình Elip Trong Thực Tế