Sáng Kiến Kinh Nghiệm Vận Dụng Quan điểm Dạy Học Tích Hợp, Liên ...

a. Giải pháp cũ thường làm:

a.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề

- Ưu điểm: đây là PP để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ hiểu cho HS tiếp thu. Đối với HS qua nghe giảng giải nhanh chóng hiểu được vấn đề và học được PP trình bày vấn đề học tập một cách có hệ thống. GV thường sử dụng PP này khi tiến hành nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài học, thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phần hoặc toàn bộ chương trình.

- Tuy nhiên, đây là PP độc thoại, HS rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội trình bày ý kiến riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động chờ đợi ý kiến giải thích của GV.

a.2. Làm việc với sách giáo khoa

- Ưu điểm: HS làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi nổi trong học tập và phát huy năng lực tư duy của HS.

- Hạn chế: Kiến thức trong SGK chỉ hạn chế trong lượng kiến thức của môn học, chưa đề cập được hết tất cả các kiến thức, tình huống mà HS sẽ gặp trong cuộc sống.

a.3. Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)

- PP đàm thoại (vấn đáp) là PP giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra việc lĩnh hội tri thức.

- Ưu điểm: Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng:

+ Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ.

+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.

+ Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gọn, để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động nhận thức - học tập của mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh.

- Hạn chế: Nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy lôgic, tư duy sáng tạo của học sinh.

Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin định sẵn theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Để đạt được mục đích đó, giáo viên sắp xếp một cách lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Nội dung cần truyền đạt này chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong SGK. Như vậy, lôgic của bài soạn chỉ dựa vào SGK và lập luận của người trình bày mà không tính đến khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh vốn là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy - học.

 

Từ khóa » Tích Hợp Môn Gdcd