Sáng Mãi Tinh Thần Quật Khởi Của Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Với những bài học kinh nghiệm phải trả bằng máu và nước mắt, khởi nghĩa Nam kỳ đã thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần quật khởi của dân tộc, trở thành cơ sở thực tiễn để Đảng ta đưa ra những quyết sách đúng đắn, dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước cục diện sau khi Thế chiến II bùng phát vào tháng 9-1939, chẳng bao lâu sau Pháp đầu hàng phát xít Đức, từ tháng 3-1940 tại Nam kỳ đã xuất hiện đề cương khởi nghĩa và trong Hội nghị mở rộng của Xứ ủy Nam kỳ diễn ra vào tháng 7-1940 tại Mỹ Tho, chủ trương khởi nghĩa chính thức được soạn thảo.
Trước khi phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương từ cuối tháng 9-1940 khiến nhân dân ta lâm vào tình thế "một cổ hai tròng", Xứ ủy Nam kỳ đã kịp thời ra thông cáo ngày 4-9-1940 nêu rõ "Đảng Cộng sản chúng ta phải tập trung mọi lực lượng ráo riết chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để giành lại chính quyền".
Các đội tự vệ được thành lập và huấn luyện; dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy, các báo Tiến Lên, Phổ thông, Đời sống - cơ quan tranh đấu của Mặt trận phản đế - được phát hành rộng khắp tới các tỉnh thành Nam bộ, vừa tích cực vận động người dân tham gia Mặt trận vừa hướng dẫn công tác chuẩn bị khởi nghĩa.
Nhiều cuộc mít-tinh được tổ chức, truyền đơn cũng xuất hiện mọi nơi cùng với cờ hiệu, biểu ngữ, băng-rôn..., qua đó thổi bùng lên ngọn lửa và ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của mỗi người dân Sài Gòn - Chợ Lớn. Song song với đó, các đội tuyên truyền có mặt khắp các cơ sở, vận động quần chúng nhân dân hướng về phía cách mạng; phong trào lan rộng tới tầng lớp trí thức, học sinh - sinh viên, viên chức, các văn nghệ sĩ cũng tham gia ủng hộ cách mạng.
Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ở ấp Hiệp Phú, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ ChiVề tổ chức Đảng, Thành ủy Sài Gòn đã hoàn thành tốt công tác kiện toàn tổ chức từ cơ quan lãnh đạo Đảng cấp thành đến cơ sở. Tính đến tháng 10-1940, Đảng bộ thành phố có hơn 50 chi bộ với trên dưới 300 đảng viên. Nhiều tổ chức hội được thành lập: Nông hội phản đế, Thanh niên phản đế, Phụ nữ phản đế, Binh sĩ phản chiến, Hoa kiều kháng Nhật... bên cạnh các đội cảm tử, tự vệ, du kích. Đến tháng 11-1940, tại Sài Gòn có hơn 34 đơn vị du kích được thành lập.
Trước tình thế cấp bách, ngày 21-11-1940 Ban Thường vụ Xứ ủy họp khẩn, thông báo cho các cấp bộ Đảng nhất loạt phát động nhân dân các tỉnh Nam kỳ nổi dậy vào lúc 12 giờ đêm 22-11-1940 rạng sáng 23-11-1940. Nhưng do thông tin bị rò rỉ, thực dân Pháp nắm được kế hoạch và thời gian khởi nghĩa của Xứ ủy Nam kỳ, nên cuộc khởi nghĩa ở nội thành Sài Gòn chưa kịp nổ phát súng đầu tiên đã tê liệt, mặc dù các tổ vũ trang ở Ba Son, Nhà đèn, Trường Bá nghệ và những khu xóm lao động... đã trong tư thế sẵn sàng.
Mặc dù vậy, ở Chợ Lớn và hàng chục tỉnh thành khác của Nam kỳ đã đồng loạt nổi dậy, tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tấn công một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu đường; tại một số xã, quận, chính quyền cách mạng được thành lập... Địch phải huy động lực lượng lớn để đàn áp, dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu: nhiều chiến sĩ Cộng sản tham gia khởi nghĩa bị bắt giam và đánh đập tra tấn dã man, hy sinh ngay trong tù.
Ngay từ khi được tin Nam kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn, chỉ thị cho các địa phương "chia lửa" với Nam kỳ, nhưng thực dân Pháp tiếp tục khủng bố khốc liệt, từ ngày 23-11 đến 31-12-1940 chúng đã tiến hành hàng ngàn vụ bắt bớ, xử tử, giam cầm, tra tấn hàng ngàn người vô cùng dã man.
Tấm gương quả cảm của các chiến sĩ Cộng sản cũng như của đồng bào yêu nước trong cuộc Nam kỳ khởi nghĩa càng khiến quân dân ta căm thù giặc sâu sắc, biến đau thương thành hành động cách mạng để tất cả cùng tiếp tục đứng lên đấu tranh giành lấy thắng lợi cuối cùng.
Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng khởi nghĩa Nam kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm sáu tỉnh Nam kỳ từ năm 1867 đến thời điểm đó. Tuy thất bại do nhiều nguyên nhân (thời cơ chưa chín muồi, lệnh tạm dừng cuộc khởi nghĩa chưa thu hồi kịp...), nhưng cuộc khởi nghĩa mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Khởi nghĩa Nam kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam
(CAO) Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa 23/11/1940 - 23/11/2020), ngày 22/11, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TPHCM tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Khởi nghĩa Nam kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam”. Phan NgọcTừ khóa » Khởi Quật
-
Quật Khởi - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "quật Khởi" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Quật Khởi - Từ điển Việt
-
Mạt Thế Quật Khởi - NetTruyen
-
Mạt Thế Quật Khởi
-
Từ Điển - Từ Quật Khởi Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Mạt Thế Quật Khởi [Tới Chapter 110] Tiếng Việt | TruyenQQPro.Com
-
Kết Quả Tìm Kiếm Của 'quật Khởi' : NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Quật Khởi Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Mạt Thế Quật Khởi [Tới Chương 110] Tại - Goc Truyen Tranh
-
Mạt Thế Quật Khởi [Tới Chap 110] - Cmanga
-
Bắt Đầu Quật Khởi Từ Làm Lô Đỉnh [Tới Chap 43] - Cmanga
-
Mạt Nhật Quật Khởi Convert - Mê Truyện Chữ
-
Ngày Quật Khởi - V.A - NhacCuaTui