Sát Căn Quan Lớn Tuần Tranh - Tôi Hướng Dẫn
Có thể bạn quan tâm
Quan Lớn Tuần Tranh còn gọi là Đệ Ngũ Tuần Tranh hoặc Ông Lớn Tuần Tranh là vị Quan lớn đứng hàng thứ năm trong hàng Ngũ vị Tôn Quan (sau hàng Tam Tòa Thánh Mẫu) cũng cuối cùng xếp sau Quan lớn Đệ Tứ Khâm Sai. Ngài là vị tướng tài ba danh tiếng lẫy lừng, nắm quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh được nhân dân nhất mực tôn kính phụng thờ.
Nội dung chính Show- Sự tích Quan Lớn Tuần Tranh
- Truyền thuyết khác về Quan Lớn Tuần Tranh
- Kể về nỗi oan Quan Lớn Tuần Tranh
- Hầu Quan Lớn Tuần Tranh khi ngự đồng
- Đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh
- Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh
- Kinh nghiệm đi lễ đền Quan Lớn Tuần Tranh
- Các bản văn Quan Lớn Tuần Tranh
- Video liên quan
Sự tích Quan Lớn Tuần Tranh
Sự tích cho rằng Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh là con trai thứ năm của Vua Bát Hải Động Đình, ngài giáng dưới thời vua Hùng Định Vương trong Hùng Triều Thập Bát, vào một gia đình ở tại phủ Ninh Giang (Hải Dương). Ngài cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Tại nơi đây ngài đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng.
Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Truyền thuyết khác về Quan Lớn Tuần Tranh
Theo truyền thuyết, ngày xưa lưu truyền tại khu vực Đền Ninh Giang ngày nay: Ngày xưa ở làng Lạc Dục, huyện Tứ Kỳ có hai vợ chồng nhà nghèo, đã già mà chưa có con. Một hôm người chồng cuốc vườn bắt được ở cạnh bụi cây 2 quả trứng, ngỡ là trứng chim nên đem đi cất cẩn thận. Ngờ đâu, 2 quả trứng nở thành 2 con rắn. Người vợ sợ quá, định đem giết đi nhưng người chồng không nghe, nói rằng có lẽ trời cho ta khuây khỏa cảnh già đây. Quả nhiên, hai con rắn quấn quýt với 2 vợ chồng ông già. Một hôm ông cuốc đất, 1 con nhảy vào đùa nghịch, bị ông cuốc cụt đuôi (Về sau khi linh ứng, dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Ông Cộc, Ông Dài). Nhưng phải một nỗi, 2 con rắn ấy chỉ ăn gà thôi. Ông già đi ăn trộm gà cho chúng ăn nhiều rồi, sau sợ hàng xóm biết thì phải tội nên đành phải mang 2 con rắn vứt xuống sông Tranh. Chỗ vứt 2 con rắn ấy về sau sóng xoáy dữ lắm. Một hôm có bà công chúa muốn qua sông nhưng nớưc xoáy dữ, thuyền không qua được. Sau theo lời quan, dân sở tại đòi 2 vợ chông ông già đến hỏi chuyện. Bà lão sợ quá, bèn lấy 2 nắm cơm vứt xuống sông và nói rằng “con ơi, con có thương mẹ thì đừng nổi sóng nữa để mẹ khỏi tội”. Bà vừa nói xong thì sóng yên lặng.
>> Xem thêm:
Quan Đệ tứ Khâm Sai
Về sau có ông quan phủ tên là Trịnh Thường Quân được bổ về Ninh Giang. Ông lấy một người vợ lẽ đẹp lắm. Một hôm bà đi chơi thuyền trên sông Tranh, gặp một người dưới nước lên đòi lấy bà làm vợ. Bà nhất định không nghe. Đêm về, đang ngủ, bỗng lại thấy người đó hiện vào phòng, nhất định đòi lấy. Bà đem chuyện này nói với quan Phủ. QUan Phủ cũng lấy làm lạ nên phòng giữ cẩn thận. Một hôm ngài có việc quan đi vắng, đến luúc về thì thấy buồng không. Quan Phủ lấy làm phiền lắm, bèn từ chức, ngày ngày ra bờ sông Tranh tìm vợ. Sau gặp một ông Tiên tên là Quỷ Cốc ở miền Hải Quốc mách rằng bà Phủ đã bị Hoàng tử thứ 5 của Vua Thủy bắt xuống làm vợ rồi. Tiên Quỷ Cốc nghĩ thương tình quan Phủ nên giúp sức cho xuống được điện Vua Thủy mà kêu, Tiên cũng kêu hộ. Sau Vua Thủy cho cả hai vợ chồng về rồi bắt Hoàng tử thứ 5 đem đày ra sông Tranh. Từ đó dân ở 2 bên bờ thấy có nhiều điều kỳ dị nên lập đền thờ, gọi là đền Tranh. Dân quanh bến hoặc thuyền bè xuôi ngược qua đây nếu gặp sóng gió đều kêu cầu, sóng gió sẽ êm. Ai có cầu kiểu gì cũng đều linh ứng. Thỉnh thoảng những đêm trong sáng, có người trông thấy một thanh niên mũ áo từ trong đền đi ra. Người ta liền kháo nhau, đó là Quan lớn Tuần Tranh. Về sau, do có nhiều công giúp dân buôn thuyền, bán bè, qua sông bình an, may mắn nên vị thần được tôn là: Quan “đệ ngũ Tranh Giang Hoàng hợp tôn thần”. Đền Tranh có tiếng linh thiêng, cầu việc gì được việc ấy nên khách đến lễ ngày càng đông…
Kể về nỗi oan Quan Lớn Tuần Tranh
Nói về nỗi oan của Quan Lớn Tuần Tranh khi dâng văn có đoạn:
“Nào ngờ đâu đất trời thay đổi Người anh hùng mang tội xiềng gông Tháng năm đày chốn Kì Cùng Oan vì tuyết nguyệt đổi lòng ái ân Trước cung điện triều đình tra xét Bắt long hầu truyền hết mọi nơi Oan vì bướm lả ong lơi Triết hoa đoạt vũ tội trời không dung Lệnh viễn xứ sơn cùng thuỷ kiệt Nỗi oan này có thấu cao minh Áo bào đã nhuộm chàm xanh Tấm thân bách chiến tử sinh lẽ thường”
Hầu Quan Lớn Tuần Tranh khi ngự đồng
Trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy trong hàng Năm toà Quan Lớn, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất. Bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp lễ tiệc, đàn tràng nào cũng đều phải thỉnh Quan Lướn Tuần Tranh về ngự.
Quan Lớn Tuần Tranh giá ngự về đồng.
Khi loan giá ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù. Sau khi làm lễ tấu hương, khai quang, ngài chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các Quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ rồi mới được đem đi hoá.
>>> Xem thêm: Đệ Ngũ Vương Quan
Đền thờ Quan Lớn Tuần Tranh
Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi, đền nào cũng có ban Ngũ vị Tôn Quan thờ ngài, tuy nhiên để nói về đền chính thờ thì phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất:
-
- Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương (là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích).
- Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày).
Đền Tranh thờ Quan Lớn Tuần Tranh
Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh
Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.
Kinh nghiệm đi lễ đền Quan Lớn Tuần Tranh
(Bản văn Tham khảo)
Nam mô A di đà phật !
Nam mô A di đà phật !
Nam mô A di đà phật !
Hương tử chúng con thành tâm
Kính lạy: Tam tòa Đức Thánh Mẫu
Kính lạy: Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, cộng đồng các quan.
Hôm nay là ngày …. nhằm tiết xuân/hạ/thu/đông thiên cát nhật
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình nhất tâm nhất lễ đến trước cửa Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh cùng cộng đồng các quan,nhất tâm một lòng một dạ chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Nhất tâm nhất lễ kính dâng lên Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh cúi xin ngài xét thương cứu độ cho gia chung chúng con già được mạnh khỏe, trẻ được bình an, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. Cúi xin quan lớn che chở cho bốn mùa được bình an tứ thời được thanh tâm an lạc.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Các bản văn Quan Lớn Tuần Tranh
Đệ tử tôi khấu đầu củng thủ Tiến văn chầu đệ ngũ Tuần Tranh Uy gia lẫm liệt tung hoành Trừ tà sát quỷ nên danh tướng tài Cảnh thiên thai Quan Tuần giá ngự
Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa
Từ khóa » Căn ông Quan Lớn Tuần Tranh
-
Quan Lớn Tuần Tranh: Thần Tích Và Quyền Phép | Đạo Mẫu
-
Những điều Bạn Chưa Biết Về Quan Lớn đệ Ngũ Tuần Tranh
-
Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh - Blog Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ
-
Sát Căn Quan Lớn Tuần Tranh
-
Quan Lớn Tuần Tranh - Phủ Dầy Nam Định
-
Sự Thật Về QUAN LỚN TUẦN TRANH Trong Hệ Thống TAM TỨ PHỦ
-
Sự Thật Về Quan Lớn Tuần Tranh | Nghiên Cứu Lịch Sử
-
Có Căn Quan Tuần, Cần Dâng Quan để Mọi Chuyện Tốt đẹp... - Hát Văn
-
Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh – đôi điều Về... - Trang Tin Cậu Hưng
-
Quan Lớn Tuần Tranh Là Ai? Đền Thờ Và Sự Tích
-
Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh Là Ai? Đền Thờ ở đâu? - Tứ Phủ Thánh Mẫu
-
Căn đồng , Cơ đày - Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
-
Đền Quan Lớn Tuần Tranh ở đâu? - Đồ Thờ Tượng Phật