Sát Loại Hình Nhà Nho ẩn Dật Việt Nam Thời Trung đại ở Thế Kỷ XVI

Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Việt Nam học
sát loại hình nhà nho ẩn dật việt nam thời trung đại ở thế kỷ XVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.9 KB, 19 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiGiai đoạn văn học từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII thực sự mở đầu sau những năm thịnh đạtcuối cùng của triều đại Lê sơ và kết thúc trước thời kỳ bùng nổ cao trào khởi nghĩa nông dân vào nhữngnăm bốn mươi của thế kỷ XVIII.Đây là một giai đoạn văn học của thời kỳ quốc gia độc lập, nhưng lại làvào lúc bắt đầu có sự suy thoái của chế độ phong kiến. Cho nên diện mạo, tính chất, đặc điểm,…của vănhọc có những biến đổi quan trọng. Lực lượng sáng tác trong giai đoạn văn học này vân là trí thức mang ýthức hệ phong kiến. Nhưng nếu trước kia lực lượng đó chủ yếu là nho sĩ quan liêu đang cư quan, nhiệmchức ở triều đình, thì nay lại gồm thêm nhiều nho sĩ ẩn dật và nho sĩ bình dân sống ở thôn dã. Các tác phẩmcó giá trị của văn học viết thời này hầu hết là do những nho sĩ viết ra.Những trang lịch sử nửa sau thế kỷ XV - XVI đã ghi lại nhiều biến động về chính trị, nhiều bất côngtrong xã hội và kéo theo đó là những suy đồi về đạo đức. Hầu như những nguyên tắc đạo lí của Khổng giáobị sa sút, thói đời đen bạc bị phơi bày làm cho những ai có tâm huyết với đời, có kì vọng trung hưng về xãhội phong kiến trở nên ngao ngán chán chường. Toàn bộ bức tranh của hiện thực xã hội ấy đã tác động sâusắc lên những trang đời và trang thơ của các nhà văn, nhà thơ lúc bấy giờ, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tìnhcảm, tư tưởng, đặc biệt là thái độ xuất xứ ở ẩn của họ trước thời cuộc. Họ nhập thế là để giúp đời cứu nước.Nhưng rồi họ lui về ở ẩn để giữ vững khí tiết, thực hiện thú nhàn tản.Ở thế kỷ XVI, đã xuất hiện rất nhiều nhà nho có thái độ ẩn dật. Sáng tác của họ đã góp phần quantrọng trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Thơ văn của các ẩn sĩ là tiếng nói cho tầnglớp tri thức bất mãn với hiện thực xã hội lúc bấy giờ và tư tưởng an nhàn thoát tục nhưng vẫn đau đáu mộttấm lòng lo cho dân cho nước. Không những thế thơ văn của họ còn vẻ nên bức tranh hiện thực khá sâu sắcvề đất nước, xã hội và con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng… là những nhà thơ nhà văn trong rất nhiều nhàvăn nhà thơ thời kì trung đại viết về hình tượng nhà nho ẩn dật. Tuy sống cuộc đời ẩn dật nhưng thơ văn củahọ luôn mang những triết lý sâu sắc. Tuy họ đã về ở ẩn nhưng tiếng nói của họ vẫn ảnh hưởng lớn đến hậuthế, có tác dụng hữu hiệu cho sự phân định những điều thật - giả, tốt - xấu, đúng - sai, thiện – ác… đangdiễn ra hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống mỗi chúng ta.Tất cả những vấn đề trên đều là những điều lí thú cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn về tư tưởng củacác nho sĩ ẩn dật và cũng để bày tỏ tinh thần trân trọng đối với các nhà hiền triết, những tấm gương cao quíxưa. Đó chính là lí do để chúng tôi chọn khảo sát loại hình nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷXVI làm đề tài nghiên cứu trong bài báo cáo tốt nghiệp này.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềThời trung đại là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đại Việt suốt mười thế kỷ. Trong đó văn họclà một thành tố vô cùng quan trọng tạo nên diện mạo cho văn hóa dân tộc. Nói đến văn học nước nhà chúngta không thể không nhắc đến chủ thể sáng tạo của nền thơ ca rực rỡ đó. Đã từ lâu các nhà nghiên cứu đãthống nhất nhận diện thời Trung đại có ba loại hình tác giả tiêu biểu. Đó là loại hình nhà nho hành đạo, nhànho ở ẩn và nhà nho tài tử.Tuy nhiên loại hình nhà nho ở ẩn là nổi bậc hơn cả. Loại hình nhà nho ở ẩn là những con người xuấtthân từ cửa Khổng Sân Trình, thời trai trẻ họ cũng theo đuổi sự nghiệp đèn sách nhưng gặp thời buổi loạnlạc, kỷ cương đổ nát nên họ chủ động từ bỏ chốn quan trường về ở ẩn theo triết lí lánh đục về trong để bảotoàn khí tiết thanh cao của nhà nho trọng danh dự. Nhà nho ở ẩn từ bỏ giấc mơ tham chính để vui thú điềnviên, tìm chốn non kì thủy tú, sống hòa mình với thiên nhiên. Mảng thơ điền viên đã ghi lại những bức tranhphong cảnh hữu tình, những vần thơ thiên nhiên thanh nhã.Trong lịch sử ta thấy Chu Văn An sau khi dâng sớ đề nghị trừng trị bảy kẻ lộng thần nhưng khôngđược nên ông cáo quan về ở ẩn, mở trường dạy học. Nối tiếp truyền nhân Nguyễn Trãi sau đại thắng quânMinh, là bậc công thần khai quốc nhưng do nội bộ triều Lê hiềm kị đối với con cháu tôn thất nhà Trần, ỨcTrai đã trở về Côn Sơn sống với non cũ mây xưa. Và ta còn bắt gặp mô hình nhà nho ở ẩn như Nguyễn BỉnhKhiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng… họ cũng cáo quan về ẩn cư.Và giữa những nhà nho ở ẩn đó đều có một điểm chung là dù quay đầu về núi thì tấc lòng bậc thứcgiả Đại Việt vẫn canh cánh một niềm tình phụ, cơm trời, áo dân. Chúng ta đã từng chứng kiến một đấngthượng hoàng Trần Nhân Tông rời triều đình về Yên Tử tu đạo lập nên phái Trúc Lâm nhưng mục đích là đểnghe ngóng, canh chừng mọi động tỉnh của xã tắc nơi biên ải Đông Bắc của Đại Việt mang lại yên bình chocon cháu của mình chốn Thăng Long. Chúng ta từng gặp một Nguyễn Trãi, vị công thần khai quốc thời Lêsơ dù đã về Côn Sơn ở ẩn nhưng vẫn một lòng ưu dân ái quốc. Và còn biết bao bậc thức giả đã lui về ở ẩnnhưng tấm lòng vẫn mãi mãi ‘hòa quang đồng trần” mà chúng ta không thể nào kể hết. Lui về ở ẩn mà vẫnkhông Mặc quách sự đời thây kẻ thức, Nguyễn Bỉnh Khiêm trước sau vẫn mang cốt cách một nhà nho nặnglòng nhân thế. Về lập quán Trung Tân, am Bạch Vân rồi mà đêm ngày vẫn ngấm ngầm quân sư cho các tậpđoàn phong kiến đặng cứu dân sinh khỏi cảnh máu chảy đầu rơi vì chiến tranh giành chính quyền giữa cáctập đoàn Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn. Rồi Nguyễn Dữ cũng từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thểđã xuất sĩ. Về sau, có lẽ vì “đại thế bất an”, vì bất mãn với kẻ đương quyền, Nguyễn Dữ lui về ở ẩn, viếtTruyền kỳ mạn lục để ký thác tâm sự, thể hiện hoài bão của mình. Đối với Nguyễn Hàng thì khác với nhiềunho sĩ “xuất” rồi lại “xử”, hoặc “xử” rồi lại “xuất”, Nguyễn Hàng đã sống trọn đời trong cảnh ẩn dật, chưahề có lấy một thời gian ngắn ra làm quan với một triều đại hay một tập đoàn phong kiến nào.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuVới đề tài này đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là khảo sát loại hình nhà nho ẩn dật ViệtNam. Đặc biệt đi sâu vào khảo sát các nhà nho ẩn dật tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, NguyễnHàng.Ngoài ra, chúng tôi còn chú ý bám sát các tài liệu như: Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷXVIII của Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương.3.2. Phạm vi nghiên cứuTrong đề tài này phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là tập trung khảo sát loại hình nhà nho ẩn dậtViệt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVI4. Phương pháp nghiên cứuThực hiện đề tài “Khảo sát loại hình nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVI” chúng tôisử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp phân tích- Phương pháp thống kê- Phương pháp so sánh, đối chiếu- Phương pháp tổng hợp- Thi pháp học- Tự sự họcNgoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khoa học khác để hoàn thành đề tài.5. Cấu trúc đề tàiNgoài PHẦN MỞ ĐẦU và PHẦN KẾT LUẬN, bài báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi được chiathành các chương sau:Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đềChương 2. Sự thể hiện của loại hình nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVIChương 3. Nghệ thuật biểu hiện của loại hình nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVIB. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề1.1. Khái quát bối cảnh xã hội – chính trị, tình hình tư tưởng văn hóa và văn học Việt Nam giai đoạntừ thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII1.1.1. Bối cảnh xã hội chính trịTừ đầu thế kỷ XVI, trong nội bộ giai cấp phong kiến có sự tranh giành và xung đột giữa các phephái; hoặc trong nội bộ hoàng tộc, hay giữa hoàng tộc với ngoại thích, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài…Những mâu thuẫn đó nhiều khi bùng nổ thành các cuộc xung đột vũ trang ác liệt và kéo dài.Những sự tranh chấp giữa các tập đoàn phong kiến, nạn cát cứ và nội chiến phản dân tộc, đã tác hạiđến sự phát triển của dân tộc, đến đời sống nhân dân. Nhân dân chịu bao cảnh lầm than, bần cùng, chếtchóc. Kinh tế bị kìm hãm, tàn phá, việc xây dựng đất nước do đó gặp những khó khăn nghiêm trọng.Vượt lên hoàn cảnh đó, nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, với truyền thống lao độngcần cù, vẫn không ngừng tiến lên trong sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hóa dân tộc.Sự suy thoái của chế độ phong kiến là tất yếu của lịch sử, khi chế độ đó kìm hãm yêu cầu phát triểncủa xã hội, khi giai cấp phong kiến không còn làm nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp chống ngoại xâm và duy trìquốc gia thống nhất. Chính sách bóc lột tàn tệ của chúa Trịnh và chúa Nguyễn, chiến tranh phong kiến, nạnchia cắt đất nước và bao nhiêu tai họa khác đã kìm hãm sự vươn lên của kinh tế dân tộc. Nhưng nôngnghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp vẫn có những bước phát triển mới.1.1.2. Tình hình tư tưởng văn hóa Trong bối cảnh xã hội chính trị như thế, tình hình tư tưởng văn hóa trong các thế kỷ này có nhữngchuyển biến rõ rệt và sâu sắc. Nho giáo vẫn được các tập đoàn phong kiến sử dụng để củng cố trật tự, ràng buộc kiềm chế hành vi,tình cảm, lý trí con người. Không những thế họ cong dùng khoa cử để tranh thủ nho sĩ khi ấy vẫn là tầng lớpđông đảo có uy tín trong xã hội. Do loạn lạc khốc liệt và kéo dài, do cuộc sống đầy đau thương tang tóc, mà nảy sinh và phát triển nhucầu muốn biết tình thế rồi sẽ thế nào. Sấm ngữ xuất hiện nhiều. Đạo giáo, Phật giáo lại được phục hồi. Một tôn giáo mới, đạo Thiên Chúa, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, bắt đầutruyền bá vào nước ta, nhưng chưa từng có ảnh hưởng gì lớn trong đời sống văn hóa, tư tưởng của xã hội. Vua chúa, quan lại trong các thế kỷ này, có nhiều kẻ đồi trụy về mặt văn hóa. Lối sống xa xỉ của vuachúa, quan lại, việc tu bổ chùa chiền, xây dựng đài các, phủ đệ nguy nga tráng lệ và sự vơ vét tiền bạc củanhân dân bằng sưu cao, thuế nặng. Mặc khác, chúng đẩy mạnh việc khai mỏ, đúc tiền, sản xuất những mặthàng phục vụ việc chơi bời, hưởng lạc.Về kiến trúc thì có chùa Tây Phương, đình Đình Bảng, chùa Bút Tháp…rồi những bức phù điêu trong cácđình chùa như lao động, sân bắn, vui chơi, chèo thuyền…với nghệ thuật độc đáo, phong cách dân gian đãchứng tỏ tài hoa của nghệ nhân tạo hình. Những hình thức sinh hoạt văn hóa quen thuộc của nhân dân như: đánh vật, đấu võ, đánh đu… phổ biếnkhắp Đàng Trong và Đàng Ngoài. Âm nhạc và ca múa phát triển hơn trước. Đặc điểm nổi bậc của văn hóa nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ này là sự thoát ra ngoài những khuônkhổ chính thống, là sự phục hồi và phát triển những truyền thống dân gian. Nhìn chung, bất chấp sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, dân tộc ta vẫn tiến lên dần trong sựnghiệp mở mang đất nước và nâng cao nền văn hóa dân tộc. Điều đó tác động mạnh đến sự phát triển củavăn học, đặc biệt là văn học viết bằng chữ Nôm.1.1.3. Tình hình văn họcGiai đoạn văn học từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII thực sự mở đầu sau những năm thịnh đạtcuối cùng của triều đại Lê sơ và kết thúc trước thời kỳ bùng nổ cao trào khởi nghĩa nông dân vào nhữngnăm bốn mươi của thế kỷ XVIII.Đây là một giai đoạn văn học của thời kỳ quốc gia độc lập, nhưng lại làvào lúc bắt đầu có sự suy thoái của chế độ phong kiến. Cho nên diện mạo, tính chất, đặc điểm,…của vănhọc có những biến đổi quan trọng. Lực lượng sáng tác trong giai đoạn văn học này vân là trí thức mang ýthức hệ phong kiến. Nhưng nếu trước kia lực lượng đó chủ yếu là nho sĩ quan liêu đang cư quan, nhiệmchức ở triều đình, thì nay lại gồm thêm nhiều nho sĩ ẩn dật và nho sĩ bình dân sống ở thôn dã. Các tác phẩmcó giá trị của văn học viết thời này hầu hết là do những nho sĩ viết ra.Về mặt nội dung, văn học viết từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, một mặt kế thừa những truyềnthống của giai đoạn trước, một mặt chuyển hướng dần trước tình hình mới. Chủ nghĩa yêu nước và chủnghĩa nhân đạo vẫn là nội dung quan trọng của văn học.Phát triển trong những điều kiện xã hội mới, xu hướng chung của văn học viết đã đổi khác. Nhữngtác phẩm ca ngợi triều đình, bảo vệ chế độ, thỏa mãn với hiện thực thường chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực.Ngược lại những tác phẩm phê phán chế độ phong kiến mục nát và triều đình hủ bại, tố cáo tệ lậu của xã hộiphong kiến thì thường có nội dung tích cực, tiến bộ.Nội dung dân tộc được mở rộng. Bên cạnh các chủ đề, đề tài đã thấy giai đoạn trước, xuất hiện nhiềuchủ đề, đề tài mới. Với thơ văn Nôm thì những chủ đề, đề tài mới là màu sắc dân tộc rõ nét hơn so với vănthơ chữ Hán. Trong xu thế ấy, phải kể đến bước phát triển mới của văn học chữ Nôm với sự trưởng thànhdần của ngôn ngữ văn học dân tộc và sự phát triển mạnh mẽ của thể loại văn học dân tộc, trong đó ưu thế đãthuộc về các thể loại văn học hình tượng.Giai đoạn văn học từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển của văn học viết, đặcbiệt là văn học viết bằng chữ Nôm. Thành tựu và truyền thống của nó thể hiện sinh lực mạnh mẽ và dồi dàocủa nền văn hóa dân tộc không ngừng vươn lên trong những điều kiện lịch sử mới.1.2. Các khuynh hướng chính của văn học từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII1.2.1. Khuynh hướng văn học yêu nướcTác phẩm mang chủ đề yêu nước phát triển liên tục với số lượng khá nhiều, nhưng tập trung hơn cảvào các đề tài vịnh sử, đi sứ và miêu tả phong vật đất nước. Đó là thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm, NhậmĐại… thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Công Hãng,… Đó là những tác phẩm tự sự lớn: ThiênNam minh giám, Thiên Nam ngữ lục… Đó là những bài thơ, văn, ký, phú của Nguyễn Bỉnh Khiêm, NguyễnDữ, Nguyễn Hàng,… Những tác phẩm ấy thể hiện tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, niềm tự hào vềlịch sử vinh quang, phẩm chất cao quý của dân tộc, mối quan tâm sâu sắc đến hòa bình, độc lập dân tộc vàthống nhất đất nước.Tinh thần bất khuất và chí khí bảo vệ nơi biên viễn cực Nam của con người Việt cũng được phảnánh ngay trong những bài thơ miêu tả cảnh vật tươi mới: “ Thùy niệm thiên nhai minh võ lược, Kinh hoa tòng thử chẩm di cao” (Nguyễn Cư Trinh - Giang Thành dạ cổ) “Một tay vững đặt giang san, Danh phong Kim Dữ, tước ban Lan Đào” (Mạc Thiên Tích - Hà Tiên thập cảnh)Văn học yêu nước thời kỳ này trước hết tập trungvào các đề tài mang tính chất đối nội tức là nhằmvào yêu cầu bảo vệ nền thống nhất đất nước và xây dựng bản lĩnh dân tộc. Thơ đi sứ có phát huy tinh thầntự chủ, tự cường của ông cha ta, để làm cơ sở cho chủ trương bang giao độc lập, hòa bình hữu nghị giữa cácdân tộc; những bài thơ đề vịnh di tích lịch sử, nhân vật anh hùng của các thời kỳ chống xâm lược, các thiêntruyền kỳ: Truyện Lệ Nương,…phản ánh ý thức chống xâm lược vẫn mạnh mẽ của nhân dân ta.Tóm lại, văn học yêu nước thời này vẫn mang tính chất của một khuynh hướng văn học quan trọng.Những vấn đề mà nó đặt ra là những vấn đề lớn của nhân dân, của dân tộc. Văn học yêu nước vừa kế thừađược nhiều truyền thống văn học yêu nước từ các giai đoạn trước vừa chuyển hướng và đổi mới khi mà nộidung của lịch sử đã khác trước. Văn học yêu nước đã nuôi dưỡng truyền thống anh hùng, phát huy nhữngtình cảm lớn đối với dân tộc, và từ đó thể hiện niềm tin ở tiền đồ của Tổ Quốc.1.2.2. Khuynh hướng thỏa mãn với hiện thực và ca tụng các vương triềuBên cạnh khuynh hướng văn học yêu nước thì phải kể đến khuynh hướng văn học thỏa mãn với hiệnthực và ca tụng vương triều. Đây là một khuynh hướng của văn học viết trong suốt thời kỳ phong kiến. Từthế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, nội dung vơ bản của khuynh hướng văn học này không đổi, nhưng ýnghĩa tích cực của nó không còn nhiều vì đối tượng nó ca tụng đã dần dần mất tác dụng lịch sử tích cực. Từthế kỷ XVI trở đi thì tư tưởng ca ngợi chế độ phong kiến, thỏa mãn với thực tại đã có phần lỗi thời, mâuthuẫn với tư tưởng yêu nước.Đầu thế kỷ XVI, Lê Đức Mao trong khúc ca Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào, ca tụng chínhsách huệ dân của triều đình qua việc thể hiện cuộc sống hòa bình thịnh vượng ở nông thôn: “Mừng xuân, xuân yến, xuân ca,Bốn dân mưa huệ, trăm nhà gió huân.Rồi từ đó nhờ ân cấp túc,Tiếng quảng huyền nô nức nhân gia.”Bùi Vịnh trong bài phú Nôm Cung trung bảo huấn chẳng hạn vừa ca ngợi triều Mạc:“Thương sinh bốn bể chiêu an; hoàng cực chính lần áo rủ.Thôi văn đốc vũ, việc ngoại đình đều đã được sửa sang,Cõi hóa ngàn nhân, tôi nội đài sá ư dạy nhủ”Trong thời kỳ mà có nhiều biến cố liên tiếp diễn ra, không ít nho sĩ đi theo tập đoàn phong kiến đểmưu cầu quan cao, bổng hậu. Một số thì vẫn kiên trì ra làm quan để “dương danh hiển thân”. Nhưng côngdanh đó phải đạt đến một cách chính đáng, bằng ý thức trách nhiệm. Tác phẩm của họ là tiếng nói củanhũng con người có lý tưởng, có lòng yêu nước lo đời. Đó là thơ văn của Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từđều là kẻ sĩ có bản lĩnh, chí khí, trọng danh giáo.“Quét sạch mây mù ai đó nhỉ, Ung dung định lại bốn phương trời” (Phùng Khắc Khoan)“Chốn này thiên hạ đời dùng, Ắt là cũng có Ngọa Long ra đời. Chúa hay dùng đặng tôi tài, Mừng xem bốn bể dưới trời đều yên” (Đào Duy Từ)Đồng thời qua văn thơ của Mạc Thiên Tích ta thấy bao trùm lên đó là tinh thần lạc quan yêu đời.Thơ ông chủ yếu viết về phong cảnh. Nhưng đọc tác phẩm của ông sự khuyên sáo mất đi nhiều trước nhữngbức tranh cụ thể, hiện thực. Như cảnh bến chài ở Lư Khê cảnh sinh hoạt ở Bình Sơn… “Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu, Lư Khê yên lý xuất ngư đăng.Hoành ba yếm ánh bạc du đĩnh, Lạc nguyệt sâm si phù tráo tăng” (Thơ chữ Hán: Lư Khê ngư bạc)Điểm qua một số tác giả và tác phẩm của khuynh hướng văn học trên đây, có thể thấy tinh thần chủđạo là khẳng định Nhà nước phong kiến, trật tự, lễ giáo phong kiến. Tinh thần khẳng định đó đã có phần đốilập với quyền lợi dân tộc, của nhân dân. Tuy nhiên, cũng có ít nhiều tác phẩm mang đề tài ca ngợi, khẳngđịnh dân tộc, đất nước và tình cảm lành mạnh, cao đẹp của con người. Từ thế kỷ XVI trở đi, không phảinhững tác phẩm ca ngợi chế độ phong kiến, mà là những tác phẩm đả kích, hoài nghi, phê phán chế độ ấy,mới có khả năng trở thành tác phẩm hay. Những tác phẩm như thế, trong thời này, phần nhiều là do trí thứcẩn dật, trí thức bình dân viết ra.1.2.3. Khuynh hướng ẩn dật mang tính chất chủ đạoMột trong những khuynh hướng văn học có tính chất chủ đạo là khuynh hướng ẩn dật. Nó bao gồmnhững sáng tác cảu nho sĩ ẩn dật và một số sáng tác của nho sĩ quan liêu bất mãn với thời cuộc. Các nhà văntiêu biểu của khuynh hướng văn học này là Nguyễn Hàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ… NguyễnHàng ẩn dật suốt đời ở rừng núi Tuyên Quang. Sáng tác của ông thể hiện chân thực sinh hoạt và tâm trạngcủa kẻ sĩ ẩn dật. Nguyễn Bỉnh Khiêm có lúc ra giúp nước, giúp đời. Nhưng rồi ông từ quan về sống ở amBạch Vân. Ông là sự phủ nhận hiện thực thối nát của xã hội phong kiến, là sự bảo vệ đạo đức và nhân phẩmcon người. Thơ ông đượm khí vị ưu du nhàn tản. Nguyễn dữ cũng ra làm quan không quá một năm, ông cáoquan về ở ẩn, từ đó “chân không bước đến thị thành, mình không vào đến cung đình”, sống cuộc đời xử sĩ ởnơi thôn dã.Qua một số tác gia tiêu biểu ta thấy khuynh hướng ẩn dật không đơn thuần, và mỗi tác giả có mộtphong cách riêng. Nhân vật chính của văn học ẩn dật là người ẩn sĩ. Họ thường là những nho sĩ có uy tín,danh vọng, nhều người có hoài bão lớn, có tình cảm yêu nước thương dân. Nhưng trước tình trạng suy thoáicủa chế độ phong kiến và cảnh loạn ly do chiến tranh phong kiến gây ra, lý tưởng giúp dân giúp nước củahọ không thực hiện được. Cực chẳng đã, họ đành phải “lánh đục về trong” bằng con đường ẩn dật, vui vớiđạo lý trong cảnh thanh bạch. Ở ẩn để tránh vòng danh lợi, để giữ mình, yên thân, di dưỡng tính tình, giữtròn khí tiết. Vì thế chữ “nhàn” trở thành lẽ sống.Trong khi tố cáo chế độ phong kiến và phê phán những sai trái của kẻ cầm quyền, nho sĩ ẩn dậtthường đặt vấn đề trên bình diện đạo đức.Từ thế kỷ XVI trở đi, chế độ phong kiến bắt đầu suy vi, áp bức bóc lột ngày càng nặng nề, chiếntranh diẽn ra triền miên, đời sống nhân dân bần cùng, cơ cực. Trật tự và đạo đức phong kiến bị phá hoạingay từ trong nội bộ giai cấp phong kiến, danh phận rối loạn, cương thường đổ nát. Thêm vào đó, đồng tiềnvà lối sống thị dân đã phá hoại đạo lý. Là những người lánh đục về trong, nhưng không hoàn toàn quên đời,nho sĩ ẩn dật nêu cao đạo lý thánh hiền, hy vọng chấn chỉnh lại kỷ cương, xây dựng lại chế độ thông quaviệc cải thiện phẩm chất con người. Và đạo lý trở thành một trong những nội dung chủ yếu trong tác phẩmcủa họ. Trong đó Nguyễn Bỉnh Khiêm là đại biểu nổi bật nhất của thơ văn đạo lý. Nguyễn Dữ trong nhiềutruyện muốn khẳng định lại lễ giáo.Nhìn chung, trong lịch sử văn học dân tộc, chưa có một giai đoạn nào mà khuynh hướng ẩn dật pháttriển mạnh mẽ và trở thành khuynh hướng chủ đạo như trong giai đoạn văn học thế kỷ XVI, XVII. Gía trịchủ yếu của các tác phẩm văn học có khuynh hướng ẩn dật là phát huy chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc. Dosông gần nhân dân nên nho sĩ ẩn dật đã phản ánh được hiện thực đương thời trong các phẩm của mình. Vănhọc có khuynh hướng ẩn dật còn là lời khước từ công danh, phú quý, là tiếng ca trong trẻo của những conngười an nhiên, tự tại, yêu lẽ phải, trọng đạo nghĩa.1.3.Các nhà nho ẩn dật tiêu biểu Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVI1.3.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cuộc đời và sự nghiệpNguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay làxã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoạiquan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nênNguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn BỉnhKhiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn BỉnhKhiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con traithành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầyhọc có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặpthầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và saunày, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đãđem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũngkhông hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫnnhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanhniên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535.Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang.Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lạiđất nước. Lúc này, Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn BỉnhKhiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vậtnày, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phongkiến trước đó gây ra.Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sựthăng trầm "thương hải biến vi tang điền" của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ôngthương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sựmong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình.Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân(gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốccông Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm).Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gaygắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xửthế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng locho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu,hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn,ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũngcó người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền.1.3.2. Nguyễn Dữ - Cuộc đời và sự nghiệpNguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27(1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữchăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hươngtiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mớiđược một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơiđô hội, ông miệt mài "ghi chép" để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm "thiên cổ kỳ bútTruyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài TựaTruyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chép của Lê QuýĐôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ông là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm,có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít. Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnhhưởng qua lại về tư tưởng, học thuật nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn BỉnhKhiêm như Vũ Phương Đề đã ghi. Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn BỉnhKhiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyềnsuốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ướcđoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XVI.Theo những tư liệu được biết cho đến nay, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ.Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ nhữngcâu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờhiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ởlàng Gối, Hà Nội). Truyện được viết bằng văn xuôi Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗitruyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình thể hiện rõ chính kiến của tác giả. Hầu hết cáctruyện đều lấy bối cảnh ở các thời Lý-Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê sơ và trên địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc.Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ , tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phêphán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểmnịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chíđến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảysinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sưsãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt làphụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút củaông họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu sốphận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng NhịKhanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vìsố phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đángthương. Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sốngẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợinhững nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao haythấp. Truyền kỳ mạn lục ngay từ khi mới hoàn thành đã được đón nhận. Hà Thiện Hán người cùng thờiviết lời Tựa, Nguyễn Thế Nghi, theo Vũ Phương Đề cũng là người cùng thời, dịch ra văn nôm. Về sau nhiềuhọc giả tên tuổi Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú đều ghi chép về Nguyễn Dữ và định giá tácphẩm của ông. Nhìn chung các học giả thời Trung đại khẳng định giá trị nhân đạo và ý nghĩa giáo dục củatác phẩm. Các nhà nghiên cứu hiện đại phát hiện thêm giá trị hiện thực đồng thời khai thác tinh thần "táobạo, phóng túng" của Nguyễn Dữ khi ông miêu tả những cuộc tình si mê đắm đuối đậm màu sắc dục. Hànhvi ấy tuy trái lễ, trái đạo trung dung nhưng lại đem đến chút hạnh phúc trần thế có thực cho những số phậnoan nghiệt. Về mặt thể loại mà xét thì Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ ViệtNam. Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của Cù Hựu nhưng Truyền kỳ mạn lục vẫn là "áng văn hay của bậc đạigia", là sáng tạo riêng của Nguyễn Dữ cũng như của thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam.1.3.3. Nguyễn Hàng - Cuộc đời và sự nghiệpNguyễn Hàng người làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyệnLâm Thao, Phú Thọ). Ông sống đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng không biết sinh và mất năm nào.Nguyễn Hàng đậu hương tiến khoảng niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516) đời Lê Tương Dực, sau đó cótheo học ở Quốc tử giám. Sắp sửa đi thi hội thì Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê nên ông bỏ không thi, vàkhông ra làm quan với nhà Mạc, về sống tại làng Đại Đồng, phủ Yên Bình, Tuyên Quang lấy hiệu là NạiHiên, làm bài Tịch cư ninh thể phú để bày tỏ chí ẩn dật của mình. Lúc bấy giờ Gia Quốc công Vũ Văn Mậtchiếm cứ đất Tuyên Quang, lấy thành Đại Đồng, châu Thu Vật làm ly sở để phù Lê diệt Mạc, khoảng 1565-1566 có mời văn sĩ đến làm phú Nôm để ca tụng phong cảnh Đại Đồng, bài phú của Nguyễn Hàng chiếmgiải nhất. Vũ Văn Mật trọng thưởng và có ý mời ông ở lại giúp. Ông “từ tạ trở về, ngao du nơi vườn ruộng,độc sách, bàn luận đạo nghĩa. Người ta phục là người cao thượng. Sau ông mất ở quê hương, nay còn phầnmộ tại Xuân Lũng. Nhà Lê Trung hưng tặng ông danh hiệu Thảo mao ẩn sĩ”.Tác phẩm của Nguyễn Hàng có ba bài phú Nôm: Tịch cư ninh thể phú, Đại đông phong cảnh phú vàTam ngung động phú. Theo Lê Qúy Đôn thì nhân tập Chích quái của Vũ Quỳnh, Nguyễn Hàng có soạn bacuốn Thiên Nam vân lục. Sách Thiên Nam vân lục còn lại ngày nay khoảng 40 truyện phần lớn là sao chépvà viết lại những truyện trong Lĩnh Nam chích quái. Thiên Nam cổ tích,… tức là những truyện dân gian,chắc chắn Nguyễn Hàng đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của văn học dân gian ở địa phươngnhà văn cư trú. Cũng như Vũ Quỳnh, Kiều Phú và nhiều nhà nho khác, quan niệm của Nguyễn Hàng khibiên soạn truyện cổ dân gian là quan niệm của nhà nho, với tinh thần dân tộc và quan điểm đạo lý kiểu Nhogia, do đó hạn chế là khó tránh và chắc Nguyễn Hàng không thể trung thành tuyệt đối với các truyện dângian. Song mặt tích cực vẫn là chủ yếu.Chương 2. Sự thể hiện của loại hình nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVI2.1. Hình tượng người ẩn dật2.1.1. Lối sống ẩn dật của các nhà nhoNhư chúng ta đã biết, những người ẩn dật đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo. Họ đi theohọc thuyết Lão Tử là sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời. Nhưng mỗi người chọn cho mình một cách sống ẩn dậtkhác nhau, và mang những đặc trưng riêng của mình. Một số người ra làm quan do bất lực trước thời cuộcnên lui về ở ẩn để vui thú với thiên nhiên thoát khỏi những vòng danh lợi tầm thường. Một số người lại chọnđường ẩn dật để giữ tròn khí tiết kẻ sĩ trong thời loạn.Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong số rất nhiều nhà thơ ẩn dật thời kì văn học trung đại, thế nhưngông lại mang nhiều suy nghĩ khác nhau, và mang đặc trưng riêng của mình.Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỷ XVI, trong thời kỳ diễn biến sự suy thoái của chế độphong kiến. Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan ở nhà Mạc được 8 năm thì xin từ quan về ở ẩn. Lý do ông xinvề ở ẩn là ông dâng sớ xin chém 8 lộng thần nhưng không được vua chấp nhận.Trở về Trung Am, ông cho xây dựng Bạch Vân, lấy đạo hiệu Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tânbên dòng sông Tuyết để dạy học trò. Học trò ông có nhiều người lỗi lạc như Nguyễn Dữ, Phùng KhắcKhoan… Nguyễn Bỉnh Khiêm yêu mến cảnh thôn quê yên tĩnh, thanh bạch. Thời gian ở ẩn ông có điều kiệnđược gần nhân dân, hiểu về đời sống lam lũ, vất vả của nhân dân. Qua đó ông hiểu thêm nếp sống chất phácgiản dị cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Chính vì thế lâu nay người ta thường xem NguyễnBỉnh Khiêm là một ẩn sĩ tiêu biểu ở thế kỷ XVI.Điều tuyệt diệu nhất, khi nói về Nguyễn Dữ so với các nhà Nho ẩn dật khác thời trung đại như TrầnNguyên Đán, Nguyễn Trãi, Ngô Thế Lân hay Nguyễn Khuyến chính là: từ sự bất đắc chí, bất hợp tác vớitriều đại đương thời, Nguyễn Dữ đã nhanh chóng chuyển ẩn dật trở thành một lẽ sống, một lối sống, mộtcách thế sống của ông. Và ở đây, danh Nho Nguyễn Dữ khá thoả mãn, yên tâm và yên tĩnh với lối sống đócho đến suốt cuộc đời. Sáng tác của ông theo đó mà không mang cái cảm xúc dằn vặt đến đớn đau, khắckhoải, không mang tâm trạng lưỡng lự giữa sự ở và về, về sự lựa chọn cuộc đời mãi mãi chẳng bao giờ xongxuôi như một số nhà Nho đã nêu ở phía trên.Với Nguyễn Dữ, ở ẩn có nghĩa là không can dự vào những hành vi tham bạo, đầy tội ác của kẻđương quyền. Là “không thể vì số lương năm đấu gạo mà buộc mình trong đám lợi danh” như Từ Thức. Làkhông muốn “đắm mình vào trong cái trào đình trọc loạn”, “len lỏi vào đường sĩ tiến”, “tham cầu những cáingoài phận mình”, để “xấu hổ với các bậc tiên hiền”. Giữa cõi đời “trọc loạn”, Nguyễn Dữ muốn cao đạonhư Hứa Do, Sào Phủ, giữ tròn thanh giá như Thần Môn, Tiếp Dư; “náu vết chốn núi rừng” “một chiếcgiường mây” “một túp lều tranh”, “giữa nơi đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muôn rừng chạy vẩn nhưNgười tiều phu núi Nưa… Nếu như ẩn dật là một thái độ tiêu cực, là biểu hiện của sự bất lực, là trốn đời đểvui thú lâm tuyền, ngao du sơn thủy, thì sự phủ nhận kẻ đương quyền và khẳng định phẩm tiết của kẻ sĩkhông ham danh lợi, không chịu luồn cúi, lại ít nhiều có mặt tích cực. Cho nên nếu như chấp nhận conđường ẩn dật là chấp nhận một sự thất bại đối với lý tưởng hành đạo của nhà nho thì dầu sao Nguyễn Dữvẫn không vì vậy mà quên đời. Phải là người có lương tri, quan tâm đến nhân tâm, thế sự, đến vận mệnh củađất nước và đời sống của dân tộc, của nhân dân, thì mới dựng lên được một tác phẩm gắn bó vơi cuộc đời vàcon người trong những ước mơ, hy vọng, xót xa, căm giận,… như thế. Và Nguyễn Dữ chính là một trong số ít Nho sĩ ẩn dật phát biểu và mô tả khá trực diện về đặc điểmlối sống ẩn dật của mình.Truyện đối đáp của người tiều phu núi Nưa là thiên truyện thể hiện sáng rõ nhất quan điểm chính trịcũng như tư tưởng, lối sống ẩn dật của ông. Người tiều phu trong khi đối đáp với Trương công đã hé lộ: “Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông lão già lánh bụi, gửi tính mệnh ở lều tranh quán cỏ, tìm sinh nhaitrong búa gió rìu trăng; ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục; bạn cùng ta là hươu naitôm cá, quấn bên ta là tuyết gió trăng hoa; chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây ngủ khói; múc khe màuống, bới núi mà ăn” [2,345].Quả là người ẩn dật ở đây đã mang dáng dấp là một đạo sĩ đắc đạo (sản phẩm của văn học chịu ảnhhưởng tư tưởng Đạo gia - đây cũng là điểm tựa về mặt tư tưởng, tinh thần cho Nho sĩ ẩn dật khi mà Nho líkhông giải quyết hết cho họ về mặt tinh thần khi họ bế tắc trên con đường hoạn lộ), như một vị tiên giángtrần đã hoà nhập tận cùng, đã tan loãng vào sương khói mây trời, sông suối, tan loãng vào cái vô cùng vôtận. Đặc biệt hai bài thơ Thích ngủ và Thích cờ khắc trên vách đá được coi như là tuyên ngôn về lối sốngcủa người tiều phu, nó khắc hoạ nên chân dung ( cả vẻ bề ngoài và tâm hồn) của Nho sĩ ẩn dật. Hai bài thơviết theo thể tự do, với bút pháp lãng mạn và phóng khoáng tự cốt cách, khí khái phóng túng của người ẩndật:“Thích gì?Ta thích ngủ thôi Vì chưng ngủ được trong người sởn sang Nhân duyên xe chặt giường màn Trúc mai rừng suối muôn vàn cảnh thanh Quanh mình bạn đỏ hầu xanh.” (Thích ngủ)“Thích gì? Ta thích cờ thôi Gió mây biến hoá ai ôi lạ lùn,Ngày vui thời khắc êm đưa Trăng tà hương lạnh trúc ngơ ngẩn cành.” (Thích cờ)Khác với nhiều nho sĩ “xuất” rồi lại “xử”, hoặc “xử” rồi lại “xuất” Nguyễn Hàng đã sống trọn đờitrong cảnh ẩn dật, chưa hề có lấy một thời gian ngắn ra làm quan với một triều đại hoặc một tập đoàn phongkiến nào. Nguyễn Hàng đã phải chọn đường ẩn dật để giữ tròn khí tiết kẻ sĩ trong thời loạn. Phong độ khí tiết cao của ông cũng không hiếm trong trí thức “tỵ, trọc đãi thanh” thời ấy. Có điều,vẫn với thái độ và tâm trạng của nho sĩ ẩn dật, mà ở Nguyễn Hàng, lại có những nét riêng ít thấy ở nhữngtác giả ẩn dật khác. Đó là thái độ an nhiên “cầm quật lá xênh xang, quẩy túi tơ xốc xếch”, là niềm tự hào“cảnh hẹp lòng càng rộng, nhà thấp đạo càng cao”… Những nét riêng ấy chính là đặc điểm phong cáchNguyễn Hàng. Phong cách ấy một phần là do tác giả chịu ảnh hưởng Phật giáo, Đạo giáo.2.1.2. Nhà nho ẩn dật lên án, tố cáo xã hội phong kiếnCũng như các nhà nho ẩn dật ở những thời kỳ khác, các nhà nho ẩn dật thế kỷ XVI như NguyễnBỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng… đều lui về ở ẩn để lánh đục về trong bảo toàn danh tiết và chíkhí. Nhưng về ở ẩn, thân nhàn mà tâm không nhàn, suốt đời lo nước thương dân. Qua các nhà nho ta sẽ thấyrõ tiếng nói phản đối chiến tranh phong kiến và vạch trần chế độ chính trị đen tối của xã hội phong kiến.Trước hết, phải nói đến danh Nho Nguyễn Dữ, ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã xuấtsĩ. Về sau, có lẽ vì “đại thế bất an”, vì bất mãn với kẻ đương quyền, lấy lí do phải phụng dưỡng mẹ già chotròn đạo hiếu, Nguyễn Dữ lui về ẩn dật, viết Truyền kỳ Mạn Lục để ký thác tâm sự, thể hiện hoài bão củamình.Nhìn chung thì qua Truyền Kỳ Mạn Lục, Nguyễn Dữ đã nghiêm khắc phê phán những tệ lậu của chếđộ phong kiến đang mục ruỗng, đã miêu tả rất thực diện mạo và tính cách của giai cấp bóc lột. Và ít hoặcnhiều, tác phẩm cũng thể hiện được cảnh ngộ cùng cực của nhân dân.Truyền Kỳ Mạn Lục chưa phản ánh được cuộc đấu tranh của nhân dân chống chế độ phong kiến mụcnát. Tuy nhiên, khi miêu tả cảnh nghèo khổ của nhân dân, đối lập với cảnh xa hoa của giai cấp thống trị, tácphẩm đã phần nào làm nổi bật được sự đối kháng giai cấp và vạch ra nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranhmà nhân dân đang ngày càng đẩy mạnh.Nguyễn Dữ không tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống những kẻ đương quyền. Ông chỉphản đối chúng bằng thái độ bất hợp tác, “thề không ra làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ đểchân đến thành thị” (Lê Qúy Đôn). Nguyễn Dữ đã đi ở ẩn và qua hình tượng người ẩn sĩ trong tác phẩm, đãthể hiện lý tưởng của mình.Cũng như Nguyễn Dữ thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại là người có thái độ gay gắt trong việc phê phánchiến tranh phong kiến cát cứ, có tình cảm tha thiết mong muốn đời được thái bình, chính quyền được quyvề một vương triều. Nhưng chiến tranh cứ xảy ra liên miên, đau khổ của dân vẫn chưa có cách nào giải thoátđược. Việc làm quan của ông chất chứa mâu thuẫn nan giải, mâu thuẫn có nguồn gốc từ sự luẩn quẩn, bế tắccủa chế độ phong kiến mà ông không thể vượt qua được.Dẫu sao thì thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn cứ có một tâm sự và một hoài bão lớn. Khi đã cao tuổi,nhìn năm tháng trôi đi mà sự nghiệp chẳng thành, thì tình điệu bi phẫn lưu lộ, chan chứa trong thơ:“Quang cảnh trục nhân niên tự thỉ,Nguy thời ưu quốc mấn thành ty” (Thơ chữ Hán: Thu tứ)“Trí trạch vị thù ngô túc chí,Khu khu thâm quý lão phi tài” (Thơ chữ Hán: Trung Tân quán ngụ hứng)“Lo thời, thương đời” ông đã phê phán bọn quý tộc, quan liêu thối nát, bọn nhà giàu lòng dạ hiểmác. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã phản ánh được bản chất xấu xa và tính cách tham bạo của giai cấp phongkiến. Trong bài Tăng thử, ông ví bọn cầm quyền như loài chuột tham lam, ăn bám chỉ “chui vào góc thành,ẩn trong hang hốc ở nền xã, núp vào đó để tính mưu gian” để “ngấm ngầm ăn vụng, ăn trộm”, cét sạch tàisản của dân, gây ra cảnh tượng thê thảm khắp nơi:“Nguyên dã hữu cao miêu,Lẫm dữu vô dư túc.Lao phí nông phu thán,Cơ tích điền phụ khấp” (Thơ chữ Hán: Tăng thử) Trong bài Cảm hứng, cũng có phần miêu tả đời sống cơ cực của nhân dân khi thời thế xoay vần, tựutrung cũng ngụ ý phê phán những tệ lậu xã hội.Lưu ly, chết chóc, đói khổ, cảnh sống của dân thật là thê thảm. Nhân dân không được an cư lậpnghiệp, lại còn lâm vào vòng nước, lửa, giặc, cướp, mắc phải những tai vạ tầy trời, thì tội ác ở kẻ cầmquyền. Và Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn tiếng phê phán chiến tranh phong kiến:“Cổ lai nhân giả thị vô địchHà tất khu khu sự chiến tranh” (Thơ chữ Hán: Hữu cảm)Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu cao nhân nghĩa, hòa bình, vạch trần sự vô lý của cảnh tàn sát do bọn phongkiến gây ra, tố cáo những kẻ thích theo đuổi chiến tranh, làm cho nhân dân khổ sở, điêu đứng. Ông “tỏ tìnhthương xót”, và thông cảm với nỗi đau khổ của nhân dân:“Cư ốc chiết vi tân,Canh ngưu đồ nhi thực.Nhương đoạt phi kỷ hóa,Hiếp dụ phi kỷ sắc.Kiến hãm trọng đồ thán,Sở quá sinh kinh cức.Tiều tụy tư vi thậm” (Thơ chữ Hán: Thương loạn)Thấy được bản chất phi nghĩa của chiến tranh phong kiến, và những tệ lậu của xã hội này, phản đối,phê phán thứ chiến tranh ấy, thông cảm với nỗi đau thương, tang tóc của dân do những cuộc nội chiến kéodài gây ra, mong mỏi thái bình cho đất nước, an lạc cho dân lành; đó là thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm,Nguyễn Dữ nói riêng và các nhà nho ẩn dật cùng thời nói chung đối với chiến tranh phong kiến kéo dài ởthế kỷ XVI.2.2. Hình tượng thiên nhiên2.2.1. Hình tượng thiên nhiên trong đời sống sinh hoạtLà những nhà nho ở ẩn nên hình tượng thiên nhiên luôn hiện hữu trong thơ các ông. Đặc biệt là hìnhtượng thiên nhiên gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân được sử dụng nhiều hơn cả. Nhữnghình ảnh quen thuộc đã làm cho thơ ca của các nhà nhogắn bó gần gũi với người nông dân, và đặc biệt hơn nữa những bài thơ đó rất dễ đi vào lòng người đọc.Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn coi thường công danh phú quý nên ông thường tìm đến với cuộc sống giảndị, hòa hợp với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. Nguyễn Bỉnh Khiêm từng giữ những trọng trách cao trongtriều đình nhưng khi về ở ẩn ít ai ngờ cuộc sống của vị quan đầu triều lại giản dị như thế. Ông vui với bữacơm dưa muối, ao bô, hài cỏ, chè mai, hiên nguyệt, con lều, ám quán… Cuộc sống ấy giản dị biết nhườngnào:“Cơm ăn chẳng mùi xa bạc,Áo mặc nề chi tấm rách lànhĐẹp gót, mong theo người ẩn dậtBận lòng, lại tưởng án công dân” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân quốc ngữ: Bài 10)Cái mà Nguyễn Bỉnh Khiêm mong muốn là được đắm mình trong thiên nhiên, vui với niềm vui đọcsách, uống trà, thưởng trăng chứ nào tham chi chút chức tước bổng lộc:“Đêm quyến trăng xem bóng trúcNgày chờ gió hẹn tinh hoa” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân quốc ngữ thi: Bài 19)Sống vui với thiên nhiên, nhà thơ cũng luôn dặn lòng mình nhớ cho bền đạo trung dung, giữ lấy cáiđạo của người quân tử. Có được đạo trung dung là có được sự điều hòa, sự quân bình trong cuộc sống. Đómới là bí quyết của cuộc sống, bí quyết của hạnh phúc.Còn đối với Nguyễn Hàng là nhà văn sống ẩn dật chốn lâm tuyền, tác phẩm của ông có phần miêu tảphong cảnh và sinh hoạt miền núi. Nét nổi bật trong thơ phú Nôm của ông là niềm tự hào của kẻ sĩ ẩn dậttrong cảnh an bần lạc đạo, là niềm mến yêu tha thiết thiên nhiên, đất nước hùng vĩ, tươi đẹp, là nghệ thuậtsử dụng khả năng to lớn của dân tộc để miêu tả đất nước Việt, con người Việt.Trong Tịch cư ninh thể phú không chỉ phản ánh tâm trạng của kẻ sĩ ẩn dật. Như một bức tranh vừanên thơ, vừa hiện thực, cảnh thiên nhiên ở đây thật tươi đẹp, bình dị. Ấy là cảnh thôn quê vắng vẻ mà thậtđáng yêu:“Yêu thay miền thôn tịch,Yêu thay miền thôn tịch!Cư xử dầu lòng;Ngao du mặc thích.Khéo chiều người mến cảnh yên hà;Dễ quyến khách vui miền tuyền thạch,Xó xỉnh góc trời, mom đất, một bầu thu cảnh mọn hẹp hòi;Áy o ruộng núi, vườn đèo, bốn mùa đủ thú vui cọc cạch” (Nguyễn Hàng)Dưới ngòi bút của ông, những cảnh vui tai đẹp mắt ở vùng sơn dã trở nên quyến rũ lạ thường. Nhữngcảnh ấy làm cho cuộc sống thêm ý vị, nhộn nhịp:“Dấu ngựa xe chẳng đến, cỏ bén hơi xuân;Bạn viên hạc quen tìm, hoa cười đón khách…Rườm rà hàng cổ thụ, lồng những tán dù;Quanh quất dải kỳ phong, bao làm thành quách.Vượn chào hòa khướu hót, cách ngàn đưa khúc xướng khúc ca;Suối chảy lẫn thông reo, bên tai dõi nhịp đàn nhịp phách.Chợ chân trời mây họp đùn đùn;Chày sườn núi nước đâm thình thịch” (Nguyễn Hàng)Nguyễn Hàng đã đem cái phong vị quê hương tươi mát, mộc mạc, bình dị, tự nhiên vào tác phẩmvăn học. Đó là do nhà văn sống gần dân, có cảm tình với dân, gần thiên nhiên, có lòng yêu thiên nhiên.Không chỉ nguyễn hàng mà Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộclộ quan điểm sống của mình, những suy nghĩ gắn kết với quan điểm đạo lý của nhân dân, thể hiện một nhânsinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. “Nhàn” là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại,lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trọng sạch. Hành trình hướng nhàn củaNguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân.Với niềm yêu mến thiên nhiên tha thiết, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như Nguyễn Hàng đã viết nênnhững lời thơ mỹ lệ, tươi mát, hồn hậu thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên và yêu mến cuộc đời sâu nặng.2.2.2. Hình tượng thiên nhiên trong những triết líNgoài hình tượng thiên nhiên thể hiện những sinh hoạt đời sống bình thường còn có hình tượngthiên nhiên được thể hiện trong những triết lí của các nhà văn. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà hiềntriết một nhà tiên tri, ông là cây đại thụ của dân tộc. Chính vì lẽ đó mà thơ ông ẩn chứa nhiều triết lí sốngvào trong hình tượng thiên nhiên.Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu sống ở nông thôn nên phần lớn tác phẩm của ông viết về bối cảnh nôngthôn khi nhà thơ về ở ẩn. Ngoài những tình cảm đối với con người, nhà thơ thường miêu tả cảnh đẹp ở thônquê và lòng tha thiết của ông đối với cuộc sống ẩn cư. Đối với thiên nhiên, thơ ông ít có những nét bút hàohứng, hoành tráng như thơ Nguyễn Trãi. Có lúc ông dựa vào thiên nhiên để phát biểu những quan điểm triếthọc hoặc quan niệm nhân sinh:“Sơn đới thu dung thanh chuyển sấu,Giang hàm nguyệt ảnh bạch tương xai.Cơ quan liễu khước đô vô sự,Tân quán sài môn tận nhật khai.” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Ngụ hứng)Thơ ông thường thể hiện tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự gắn bó giữa con người vàcảnh vật:“Trăng trong gió mát là tương thức,Nước biếc non xanh ấy cố tri” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân quốc ngữ thi: Bài 90)Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa giản dị, tươi đẹp, và mang những triết lí sâu cay:“Giang sơn tám bức là tranh vẽ,Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu”. (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân quốc ngữ thi: Bài 3)Những triết lí được Nguyễn Bỉnh Khiêm lồng vào trong thiên nhiên làm người đọc dễ tiếp nhận.Thiên nhiên hòa quyện vào nhau để tạo nên những triết lí sống đến muôn đời, để người đọc có thể cảm nhậnđược trong lòng ông nghĩ gì.Bên cạnh một nhà văn tin thông triết học như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thơ văn của Nguyễn Hàngcũng chất chứa được nhiều tình cảm và triết lí sâu sắc.Nhà văn quả đã thể hiện niềm yêu mến tha thiết đối với phong cảnh thiên nhiên của Tổ Quốc. Phongcảnh thiên nhiên trong phú Nguyễn Hàng không phải là những bức tranh sơn thủy tĩnh tại, con người với laođộng và cuộc sống của mình đã nhận thức được vẻ đẹp của tự nhiên, rồi lại cho bức họa trở nên xanh tươi,đầy sức sống:“Cày lũng tuyết sớm giong đủng đỉnh, trải thung chè, trèo đèo sở, nẻo tắt hình gối hạc ngẳng nghiu;Hái củi mây hôm quảy xênh xang, qua dặm liễu, tới ngàn sam, đường uống khúc ruột dê ngóc ngách.…vũng con con thả muống một bè;…vườn mọn mọn trồng huyên mấy rạch.Cảnh chắt chiu nương đậu ngương khoai;Mùa đắp đổi hàng kê hàng mạch” (Nguyễn Hàng)Thơ của ông cũng có một sự gắn bó, hòa hợp giữa con người và cảnh vật, người coi cảnh như bạn bèthân thiết, cảnh giúp người quên được những nỗi ưu tư:“Khách nhàn họp ba chồi cúc muộn, đứng dựa bên thềm;Bạn lão sum mấy gốc mai già, chen kề tận ngạch.Gió nhân là quạt mát, điểm trần ai thay thảy tan không;Nước trí ấy gương trong, niềm tục lụy lâng lâng rửa sạch” (Nguyễn Hàng)Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Hàng đã thụ hưởng những ưu đãi của thiên nhiên để đưa ra nhữngtriết lí sống cũng như những tình cảm sâu kín của mình vào trong thơ, tạo nên những phong cách riêng chocác nhà nho mà không lẫn vào đâu được.2.3. Cảm hứng chủ đạo của nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVI2.3.1. Chí hướng nhàn ẩnCác nhà nho ẩn dật vừa có lòng lo đời nồng nhiệt nhưng cũng vừa hết sức ca ngợi và tâm đắc cáinhàn. Hai điều đó tưởng như mâu thuẫn, khó có thể tồn tại nhưng thực ra nó là một tâm trạng tất nhiên phảnánh sự phân hóa tư tưởng một cách phức tạp của tầng lớp trí thức phong kiến thế kỷ XVI. Ở Nguyễn Trãi tưtưởng yêu nước thương dân, chủ nghĩa hành động tích cực là mặt nổi trội, chữ nhàn chìm xuống thứ yếu.Thời ấy qua rồi, sang thế kỷ XVI xã hội tạo điều kiện cho đa số trí thức có nhân phẩm phải tìm đến cái nhànvà nhiều lúc coi nó là cứu cánh của đời mình.Nguyễn Hàng là nhà văn chọn con đường ẩn dật để giữ tròn khí tiết kẻ sĩ trong thời loạn. Chữ“nhàn” ở Nguyễn Hàng trước hết thể hiện nhân cách con người ông:“Cỏ cây thương vì tính lãn dung;Nước non thấu thửa lòng thanh bạch” (Nguyễn Hàng)là sự từ bỏ công danh, phú quý, tìm hạnh phúc trong cuộc sống trong sạch, đạm bạc, tự do, ung dung, thíchthảng:“Sớm ba chén chè sen mát ruột, nài chi vò đất hẩm hiu;Bữa vài lưng cơm lốc no lòng, sá quản mâm đan xộc xệchCầm lầu canh ẩn dật…Gẩy khúc nhạc ưu du…Cánh buồm nhẹ giong chơi bể Bắc, kìa ai lánh đục về trong;Cuộc cờ tàn nằm mát non Đông, nọ kẻ phù nghiêng chữa lệch.Tựa mây tắm suối, miễn được tiêu dao…” (Nguyễn Hàng)Tâm sự Nguyễn Hàng nằm trong xu hướng tâm lý chung của tầng lớp nho sĩ ẩn dật cùng thời. Cóđiều, vẫn với thái độ và tâm trạng của nho sĩ ẩn dật, mà ở Nguyễn Hàng, lại có những nét riêng ít thấy ởnhững tác giả ẩn dật khác. Đó là thái độ an nhiên, là cách thi vị hóa thú lâm tuyền: “cầm một chương, thơmấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hạo Nhiên: lan chín khóm, cúc ba hàng, dõihôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch”; là khí vị trào lộng: “dưỡng tính khề khà, náu thân ngờnghệch”… Những điều đó nói nên chí hướng nhàn ẩn của Nguyễn Hàng. Chí hướng ấy một phần là do tácgiả chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo.Cũng như nhiều nho sĩ ẩn dật, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nói đến chữ “nhàn”:"Thấy dặm thanh vân bước ngại chen,Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn” (Thơ chữ Nôm: Bài 8)“Yếm khan trọc thế đấu phù vinh,Tân quán thâu nhàn ngã độc thanh” (Thơ chữ Hán: Ngụ hứng)Nguyễn Bỉnh Khiêm ít nhiều chịu ảnh hưởng của Đạo học, nhưng tư tưởng thoát ly không phải lànội dung chính trong thơ văn của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không phải là người vui vì có thể “thànhcông bất cư”, vì quãng đời xuất sĩ chưa đủ làm ông thỏa mãn chí bình sinh của ông. Khi quay lưng lại vớicông danh sự nghiệp, với thế thái nhân tình, mà vẫn ưu thời mẫn thế thì lý do và thái độ đi tìm cảnh nhànvẫn không ra ngoài quan niệm “hành tàng”, “xuất xử”, “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” của Nhohọc:“Lý tong phí ẩn sát hồ thiênNgư dược diên phi khế tự nhiên” (Thơ chữ Hán: Trung Tân quán ngụ hứng)Không thể đánh giá cao mà lại cần phê phán lối sống nhàn tản, giữ mình, yên thân của nhà thơgiữa lúc đất nước đang loạn lạc, nhân dân đang lầm than. Nhưng cũng cần thấy ước vọng nhàn tản tong thơvăn Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là ước vọng của người vô trách nhiệm. “Nhàn” không có nghĩa là lườinhác, ăn không ngồi rỗi. “Nhàn” nghĩa là giữ cho tâm hồn lúc nào cũng yên tĩnh trong trẽo, hài hòa. “Nhàn”xét đến cùng là giữ tròn thanh giá của mình trong thời loạn, là không để dục vọng xấu xa làm mờ ám lươngtâm, làm vẫn đục tâm hồn… Cho nên “nhàn” mà tấm lòng ưu quốc ái dân không bao giờ nguội lạnh. 2.3.2. Những triết lý sâu sắcChương 3. Nghệ thuật biểu hiện của loại hình nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷXVI3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật3.1.1. Không gian nghệ thuậtĐể hiểu được khái niệm không gian nghệ thuật một cách cơ bản và khái quát nhất, chúng tôi xinđược viện dẫn cách hiểu của Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: Không gian nghệ thuật làhình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.Trần Đình Sử lí giải thêm: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật. Ôngcòn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian,không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó, và không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạocủa nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống.Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệthuật không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn chothấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơsở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Vìvậy không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.3.1.1.1. Không gian vũ trụ Trung đại là một phạm trù văn học lớn, sự đa dạng của không gian nghệ thuật trong các thể loại vớicác tác giả khác nhau. Song về mặt tư tưởng, thế giới quan của các tác gia trung đại lai tương đối thốngnhất. Cho nên không gian nghệ thuật có tính thống nhất. Nền văn học Trung Quốc và Việt Nam do chịu ảnhhưởng từ những học thuyết Nho, Phật, Đạo nên có chung một mô hình vũ trụ. Vì vậy, nét chung của khônggian nghệ thuật là không gian vũ trụ, gắn liền với tính bất biến của không gian. Không gian vũ trụ là môi trường tồn tại của con người vũ trụ. Con người vũ trụ phải đứng giữa đấttrời:“Non nước vui chơi đã mặc dầuHãy còn canh cánh chí sơ âu.Dòng giang là bạc thì trào dẫy,Vừng nguyệt tương vàng thuở nắng thâu.Thỏ dãi, ô vần hay ý nhiệm,Thước bay, cá nhảy, thấy cơ mầu.Đêm qua sơn tự chuông còn gióng,Mường tượng quân thiên khúc nhạc tâu.” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thơ Nôm: Bài 21) Như ta thấy con người và thiên nhiên được Nguyễn Bỉnh Khiêm kết hợp hài hòa. Con người ở đâuthì thiên nhiên cũng bao quanh và khi con người di chuyển thì Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã chuyển dời vũtrụ theo con người. 3.1.2. Thời gian nghệ thuật3.2. Ngôn từ trong thơ văn các nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại ở thế kỷ XVI3.2.1. Sự trưởng thành của ngôn ngữ văn học dân tộcGiai đoạn văn học từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển của văn học viết, đặcbiệt là văn học viết bằng chữ Nôm. Các nhà văn giai đoạn này cũng đã chứng tỏ sự trưởng thành của mìnhtrong việc sử dụng ngôn ngữ văn học của dân tộc.Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu ảnh hưởng của nguồn văn liệu Hán học. Nhưng cũng như NguyễnTrãi ông đã cố gắng Việt hóa những phần vay mượn ấy.Từ thành ngữ Hán học “Bạch câu quá khích”, ông đã viết:3.2.2. Nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, với những hình ảnh có sẵn trong cuộc sống hiện thựcBị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại, thơ văn của các nhà nho ẩn dật vẫnmang tính uyên bác và sử dụng các hình tượng tượng trưng ước lệ. Tất cả những từ ngữ trong thơ văn cácnhà nho luôn gợi tả, độc đáo nhưng câu thơ vẫn tự nhiên trong sáng và gần gũi với cuộc sống hiện thực. Đặcbiệt trong thơ văn các nhà nho có màu sắc giản dị, mộc mạc, hầu hết là từ gốc Việt, với phong cách dângian, và rất gần khẩu ngữ hàng ngày của nhân dân:“Cá tôm hôm chác bên kia bến,Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thơ chữ Nôm: Bài 38)“Xó xỉnh góc trời mom đất, một bầu thu cảnh mọn hẹp hòi;Áy o ruộng núi vườn đèo, bốn mùa đủ thú vui cọc cạch” (Nguyễn Hàng - Tịch cư ninh thể phú)Bên cạnh đó, các nhà nho còn khai thác những từ lấp láy có giá trị biểu cảm cao, làm cho hình tượngthơ thêm nhịp nhàng, cân đối, uyển chuyển,gợi tả, sinh động:“Gìau chĩnh chện, khó lay thay,Vận chuyển lưu thông há của ai” (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Thơ chữ Nôm: Bài 2) “Ép dưa măng, mài bột củ, những giao cho mụ lão lom khom;Quét sân lá, hái nương dâu, dầu phó mặc thằng đồng lách chách” (Nguyễn Hàng - Tịch cư ninh thể phú)Qua đây ta thấy được, Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Hàng luôn đưa những hình ảnh quen thuộc,gần gũi với đời sống hiện thực như “củi đuốc”, “cá tôm”, “dưa măng”, “nương dâu”… vào thơ một cáchtinh tế làm cho thơ văn các nhà nho trở nên gần gũi với nhân dân.C. PHẦN KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đoàn Thị Thu Vân(chủ biên) – Lê Chí Viễn – Lê Thu Yến – Lê Văn Lực – Phạm Văn Phúc, Văn họctrung đại Việt Nam (thế kỷ X – Cuối thế kỷ XIX), NXB Giáo Dục.2. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) – Lã Nhâm Thìn – Đinh Thị Khang, Văn họctrung đại Việt Nam (tập 1), NXB Đại học Sư phạm.3. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Đại học Sư phạm.4. Việt Nam thi văn hợp tuyển, NXB Trẻ.5. Nguyễn Đăng Na, Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại, những vấn đề văn xuôi tự sự, NXB Giaó dục.6. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam.7. Nguyễn Phạm Hùng, Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX), NXB quốc gia, Hà Nội.8. Trần Đình Sử, Văn học và thời gian, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.9. Lê Thu Yến (chủ biên) – Đoàn Thị Vân – Phạm Văn Nhu (2003), Văn học trung đại những công trìnhnghiên cứu, NXB Giaó dục.10.Bùi Đức Thịnh (2005), Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỷ XX, NXB Đạihọc quốc gia, Hà Nội.11. Phương Lựu (chủ biên) – La Khắc Hòa – Trần Mạnh Tiến, Lí luận văn học (tập 3).12. Đinh Gia Khánh (chủ biên) – Bùi Duy Tân – Mai Cao Chương (2006), Văn học Việt Nam (Thế kỷ X –Nửa đầu thế kỷ XVIII).13. Bùi Văn Nguyên (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, NXB Giaó dục, Hà Nội.14. Lê Văn Anh – Phạm Hồng Việt (1998), Lịch sử tư tưởng Phương Đông, NXB Giaó dục.15. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học trung đại Việt Nam, NXB Giaó dục.16. Phương Lựu (2004), Lí luận phê bình văn học, NXB Đà Nẵng.17. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học, Hà Nội.18. Trần Đình Sử (2009), Dẫn luận thi pháp học, NXB Đại học Huế. 19. Trần Nho Thìn (2007), Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục.20. Trần Thị Băng Khanh (2001), Sức sống của thơ ca và tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.21. Viện khoa học xã hội - Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm (2001), Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử pháttriển văn hóa dân tộc, NXB Đà Nẵng.22. Nguyễn Thiên Thụ (1973), Thái độ sống của Nguyễn Trãi – Lửa thiêng, NXB Thành phố Sài Gòn.23. Đặng Thai Mai (1976), “Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi” tạp chí văn học số 6 (1976)24. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Phương Đông.25. Nguyễn Phạm Hùng (2003), “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ Mạn Lục của NguyễnDữ”, Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, tái bản lần 2, NXB Giaó dục, Hà Nội.26. Http://Nguyễn Dữ.27. Http://Phùng Khắc Khoan.

Tài liệu liên quan

  • Chế độ ruộng đất Việt Nam thời trung đại Chế độ ruộng đất Việt Nam thời trung đại
    • 26
    • 2
    • 12
  • Tìm hiểu lời tựa các thi văn tập của việt nam thời trung đại Tìm hiểu lời tựa các thi văn tập của việt nam thời trung đại
    • 100
    • 558
    • 0
  • sát loại hình nhà nho ẩn dật việt nam thời trung đại ở thế kỷ XVI sát loại hình nhà nho ẩn dật việt nam thời trung đại ở thế kỷ XVI
    • 19
    • 5
    • 36
  • TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRONG VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI
    • 27
    • 1
    • 5
  • Nhân vật Huyền Quang trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (1) Nhân vật Huyền Quang trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (1)
    • 5
    • 394
    • 0
  • ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI PHÚ TRONG văn học VIỆT NAM THỜI TRUNG đại ĐẶC TRƯNG THI PHÁP THỂ LOẠI PHÚ TRONG văn học VIỆT NAM THỜI TRUNG đại
    • 6
    • 3
    • 50
  • tìm hiểu nghệ thuật thủy chiến việt nam thời trung đại tìm hiểu nghệ thuật thủy chiến việt nam thời trung đại
    • 85
    • 608
    • 3
  • Mẫu hình nhà Nho hành đạo Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Mẫu hình nhà Nho hành đạo Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
    • 71
    • 1
    • 12
  • Phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm của các chính thể ở việt nam thời trung đại ( khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) Phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm của các chính thể ở việt nam thời trung đại ( khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương)
    • 207
    • 239
    • 0
  • Phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm của các chính thể ở việt nam thời trung đại ( khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương) Phương thức ứng xử với chữ nôm và văn học nôm của các chính thể ở việt nam thời trung đại ( khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương)
    • 28
    • 216
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(198 KB - 19 trang) - sát loại hình nhà nho ẩn dật việt nam thời trung đại ở thế kỷ XVI Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nhà Nho ẩn Dật Là Gì