Sau Siết Trái Phiếu Doanh Nghiệp, Các Tổ Chức Tín Dụng 'ngại' Cho Vay ...

Tại Hội thảo “Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, dòng tiền quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Nếu dòng tiền được luân chuyển một cách lành mạnh sẽ tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Dòng tiền đầu tiên của thị trường bất động sản (BĐS) là nguồn vốn tín dụng.

Theo ông Châu, hiện có đến 80-85% doanh nghiệp phải huy động vốn từ thị trường. Nguồn vốn đó đến từ vốn tín dụng trong khi vốn tín dụng được xem là "bà đỡ" của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay.

Sau siết trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng 'ngại' cho vay BĐS ảnh 1

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp không có lỗi nhưng siết việc phát hành là cần thiết cho thị trường hiện nay.

Trong dự thảo sửa đổi Thông tư 39 mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng từ “kiểm soát” việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và “kiểm soát” việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn. Việc dùng từ này đã dẫn đến luồng dư luận cho là NHNN định hướng “thắt chặt” tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả “thắt chặt” cho vay để mua BĐS cao cấp do đây là khoản vay có giá trị lớn, có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng “ngại” hoặc “không dám” cho vay đối với doanh nghiệp BĐS, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua BĐS, nhà ở.

"Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường BĐS trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trái phiếu doanh nghiệp không có lỗi và Nhà nước không có chủ trương siết phát hành trái phiếu. Nhưng việc siết là cần thiết để việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải được thực hiện đúng theo quy định", ông Châu nói.

Theo báo cáo thị trường trái phiếu tháng 5/2022 của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tính từ đầu tháng 5 đến ngày 27/5 đã ghi nhận một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ trở lại.

Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Mỹ Phú phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vào ngày 17/5/2022; Công ty Hội An Invest cũng tiến hành một số đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 5, huy động 300 tỷ đồng; Công ty cổ phần BĐS An Gia phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ngày 12/5; hay Công ty cổ phần Long Thành Riverside phát hành 105 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng chia làm 2 đợt.

Ngoài những doanh nghiệp nói trên, có hai doanh nghiệp là Văn Phú Invest và Hội An Invest trước đó cũng có đợt phát hành vào thời điểm cuối tháng 4 và được cập nhật công bố trong kỳ.

Rõ ràng, lượng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp BĐS đã sụt giảm mạnh, chiếm tỷ trọng chưa đến 20% tổng giá trị phát hành trên thị trường. Điều này hoàn toàn trái ngược với những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022, các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu đứng nhất nhì thị trường với tỷ lệ 45 - 55% tổng giá trị phát hành.

Tuy nhiên, nếu so với tháng 4 thì đây là tín hiệu tích cực cho thấy thị trường trái phiếu riêng lẻ chưa hề “đóng cửa” với các doanh nghiệp BĐS sau chính sách kiểm soát vốn vào các lĩnh vực rủi ro (BĐS, chứng khoán) và kế hoạch rà soát, thanh - kiểm tra các công ty tài chính, kiểm toán, yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo về trái phiếu riêng lẻ của cơ quan chức năng.

Sau 1 tháng vắng bóng, doanh nghiệp BĐS lại phát hành gần 7.000 tỷ đồng trái phiếu
Sau 1 tháng vắng bóng, doanh nghiệp BĐS lại phát hành gần 7.000 tỷ đồng trái phiếu 17/06/2022
Nhiều doanh nghiệp Bất động sản phát hành trái phiếu sử dụng vào mục đích không rõ ràngẢnh: Trọng Tài
Trái phiếu bất động sản vàng thau lẫn lộn 09/06/2022 Ngọc Mai

Từ khóa » Siết Phát Hành Trái Phiếu