Siết Trái Phiếu Doanh Nghiệp: Nên Có Lộ Trình, Không ...

Tin nóng
  • TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng
  • Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng
  • Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu
  • M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều
  • Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
  • VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng
Tài chính - Chứng khoán Siết trái phiếu doanh nghiệp: Nên có lộ trình, không để doanh nghiệp đứt gãy nguồn vốn Hà Tâm - 18/04/2022 08:26 Tín dụng bị “phanh”, trái phiếu doanh nghiệp bị siết, hàng loạt doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản lao đao tìm vốn. TIN LIÊN QUAN
  • Chủ tịch Quốc hội: Làm rõ nợ xấu phát sinh từ trái phiếu doanh nghiệp
  • Minh bạch thông tin doanh nghiệp phát hành trái phiếu
  • Trái phiếu doanh nghiệp năm 2022: Siết thị trường đi vào khuôn khổ

Chỉ còn là cuộc chơi của doanh nghiệp lớn?

Sau “sự cố” Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ dự kiến gặp nhiều khó khăn hơn.

Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản cho hay: “Chúng tôi đang tạm dừng triển khai các dự án mới vì việc phát hành trái phiếu như kế hoạch có khả năng không thực hiện được. Không chỉ doanh nghiệp chúng tôi, mà nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng rơi vào tình trạng tương tự”.

Theo doanh nghiệp trên, nếu Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi tới đây siết chặt điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, lợi thế huy động vốn trên thị trường sẽ thuộc về các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đã lên sàn, doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm. Trong khi đó, các doanh nghiệp quy mô vừa phải nhưng chưa lên sàn sẽ ngày càng đuối sức về vốn khi bị bóp nghẹt cả hai đầu (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp).

Từ năm 2018, khi Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng bất động sản, ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản bắt tay nhau phát hành lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn ra thị trường, nhắm tới phân khúc nhà đầu tư cá nhân. Kể từ đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu tăng trưởng và có sự phát triển bùng nổ 3 năm qua, trở thành kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp.

Do phát triển quá nóng, hành lang pháp lý còn lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp đã lách kẽ hở pháp luật để huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng sai mục đích. Việc siết lại quản lý thị trường này là cần thiết. Tuy vậy, huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp bị chặn lại đáng kể gây lo ngại cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, sau sự việc Tân Hoàng Minh, các cơ quan quản lý chắc chắn sẽ siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để tránh thiệt hại cho nhà đầu tư. Việc này sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn.

Theo các chuyên gia FiinRatings, nửa cuối năm nay và năm 2023, các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy vậy, lợi thế phát hành chỉ thuộc về các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và các công ty niêm yết.

“Việc siết thị trường trái phiếu sẽ khiến một số công ty bất động sản gặp khó khăn lớn và nhiều rủi ro, nhưng cũng không ít doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và có thể tiếp tục phát triển nếu các rủi ro ngành được kiểm soát”, chuyên gia FiinRatings dự báo.

Phanh quá gấp sẽ làm gãy đổ thị trường

Siết thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là doanh nghiệp bất động sản, do nhiều doanh nghiệp chưa lên sàn, không thể huy động vốn trên sàn chứng khoán, trong khi tiếp cận tín dụng ngân hàng ngày càng khó khăn do chính sách nắn tín dụng vào sản xuất - kinh doanh.

Chỉ nên đưa ra các quy định để ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trên thị trường trái phiếu, chứ không nên đưa ra các quy định siết quá chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngược lại, vẫn cần khuyến khích các doanh nghiệp tốt tiếp tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp và coi đây là kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng, làm giảm áp lực lên hệ thống ngân hàng.- Ông Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM

“Sau sự cố Tân Hoàng Minh, doanh nghiệp bất động sản muốn huy động vốn phải tìm cách lên sàn và đa dạng hóa kênh huy động vốn. Tuy vậy, việc lên sàn không thể một sớm một chiều, trong khi đa dạng hóa thêm kênh huy động vốn là rất khó khăn”, ông Nguyễn Hữu Huân cho biết.

Theo nhiều doanh nghiệp bất động sản, họ đang gặp khó khăn kép về nguồn vốn, khi ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đồng loạt siết chặt. Được biết, Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm hạn mức cho vay bất động sản.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, việc Chính phủ kiểm soát dòng vốn chảy vào bất động sản là đúng, vì thời gian qua, đầu cơ bất động sản tăng mạnh, giá đất cao quá mức. Tuy vậy, chỉ nên đưa ra thông điệp siết một số phân khúc đầu cơ, thay vì siết chung toàn thị trường.

Theo các chuyên gia kinh tế, nếu chặn dòng vốn vào bất động sản một cách cực đoan và đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ phải ngừng hoạt động, doanh nghiệp không thể trả nợ vay, ngân hàng đối mặt với nợ xấu, hệ lụy với nền kinh tế rất lớn.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cũng cho rằng, việc lách luật phát hành trái phiếu doanh nghiệp của một số doanh nghiệp bất động sản là do lỗi của hành lang pháp lý có nhiều kẽ hở. Vì vậy, cơ quan quản lý nên tìm cách bít lỗ hổng này, chứ không phải chỉ vì một số doanh nghiệp vi phạm mà “vùi dập” thị trường. Nếu thị trường trái phiếu không được bảo vệ, phát triển, doanh nghiệp sẽ rất thiệt thòi vì thiếu một kênh huy động vốn quan trọng.

Để giải bài toán vốn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Huân kiến nghị, việc siết trái phiếu doanh nghiệp nên thực hiện có lộ trình, từ từ, từng bước một. Nếu phanh quá gấp thị trường trái phiếu, sẽ gây ra các cú sốc cho thị trường, không mang lại lợi ích cho nền kinh tế.

Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thị... #trái phiếu doanh nghiệp # siết trái phiếu doanh nghiệp # tín dụng bất động sản # doanh nghiệp bất động sản # Tân Hoàng Minh Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng
  • VN-Index tăng hơn 8 điểm, lấy lại mốc 1.250 điểm
  • Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng
  • Sắp có bộ chỉ số đo lường tiêu chí quản trị công ty
  • Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu
  • M&A công ty chứng khoán: “Đơn đặt mua” vẫn đều
  • Imexpharm lọt Top 1 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
  • VN-Index tăng nhẹ trên nền thanh khoản thấp nhất gần một tháng
  • Ông Dominic Scriven: Cần chính sách thu hút thêm nguồn vốn gián tiếp vào M&A
  • Thị trường IPO vắng bóng “bom tấn”
  • Thủy điện Thác Mơ chi 126 tỷ đồng tạm ứng cổ tức năm 2024
Đọc nhiều
  • 1 Cuối tháng 12/2024 có thể có kết quả tinh gọn bộ máy của Quốc hội
  • 2 Quyết định đầu tư đại dự án đường sắt tốc độ 350 km/h, sơ bộ vốn 1.713.548 tỷ đồng
  • 3 Quyết định thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại trên toàn quốc
  • 4 Xây dựng đoạn tuyến từ cầu Đại Ngãi nối Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng
  • 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 30/11
Chuyên đề
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
  • Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư
  • Chung kết Giọng hát hay Hà Nội 2024: Vinh danh các giọng ca xuất sắc nhất
  • Sơn Hoà Bình tái định vị doanh nghiệp cùng bộ nhận diện thương hiệu mới
  • PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
  • Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam

Từ khóa » Siết Phát Hành Trái Phiếu