Siêu âm Thấy Nang Trống âm Buồng Trứng Là Bị Làm Sao
Có thể bạn quan tâm
1. Nang trống âm ở buồng trứng có nghĩa là gì?
Nang trống âm là buồng trứng là thuật ngữ chỉ một vùng hoặc một khối nào đó dội lên tiếng vang khi siêu âm. Đây cũng là lý do khiến cho nó có tên gọi là echo (âm thanh) hoặc là trống âm. Nói đơn giản hơn thì nang trống âm buồng trứng là âm thanh vang lại trong quá trình siêu âm ở buồng trứng.
Nang trống âm buồng trứng được xem là dấu hiệu ban đầu của u nang buồng trứng
Nang trống âm buồng trứng được các bác sĩ chuyên khoa xem như là dấu hiệu khởi phát của bệnh u nang buồng trứng. Có rất nhiều dạng nang trống âm và tùy vào dạng cũng như sự phát triển của nó mà bác sĩ sẽ xem xét xem nó có phải u không. Nang này có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả 2 bên buồng trứng.
Bên trong các nang trống âm dày thường chứa nhiều loại tế bào khác nhau gồm tóc, móng, gân và bã đậu. Nang trống âm mỏng bên trong thường chỉ có dịch. Ngoài ra, một số nang hỗn hợp sẽ chứa cả dịch và các tổ chức đặc như: lông, tóc,... Một số nang trống âm là các nang noãn sinh lý.
2. Tại sao bị nang trống âm buồng trứng, bệnh có nguy hiểm không?
2.1. Nguyên nhân gây ra nang trống âm buồng trứng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chính khiến cho nang trống âm hình thành là do sự rối loạn quá trình chết của tế bào. Theo đó, vào lúc bị suy giảm năng lượng để chuẩn bị tự già và chết đi, các tế bào sẽ không thể tuân theo cơ chế sinh học thông thường mà chúng lại tăng sinh quá mức và từ đó hình thành nang.
Ngoài ra, nang echo còn là kết quả của:
- Tình trạng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng kéo dài.
- Sự tiếp xúc của cơ thể với thực phẩm hoặc hóa chất độc hại với tần suất rất dày.
- Ô nhiễm có trong môi trường học tập, làm việc, sinh sống.
- Bức xạ hạt nhân.
2.2. Tính chất nguy hiểm của bệnh
Như đã nói ở trên, nang trống âm được xem như một dạng nang cơ năng buồng trứng nên chúng không nguy hiểm. Điều đó cũng có nghĩa nó chỉ là dạng u nang lành tính mà thôi. Chúng hầu như chỉ phát hiện tình cờ trong quá trình siêu âm.
Nang trống âm buồng trứng dễ dàng phát hiện qua siêu âm
Nang trống âm tuy lành tính đối với người bình thường nhưng nếu xuất hiện ở thai phụ thì lại cần phải cảnh giác. Những tuần đầu của thai kỳ, do buồng trứng phải hoạt động với cường độ cao hơn nhiều so với bình thường nên dễ hình thành nang cơ năng. Sau này, khi bánh nhau hoạt động hiệu quả, các nang này sẽ tự động biến mất nên không đáng lo. Tuy nhiên, nếu nó có xu hướng phát triển to lên hoặc gây ra các triệu chứng như đau bụng thì thai phụ cần phải đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm như: vỡ nang hoặc xoắn nang.
3. Biện pháp xử lý và phòng ngừa nang trống âm buồng trứng
Nguyên nhân chính hình thành nên nang echo là do tế bào không tuân thủ quy trình phát triển của mình. Do đó, nữ giới nên thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa nang xuất hiện:
- Luôn giữ gìn vùng kín sạch sẽ, không dùng đồ lót ẩm ướt. Trong quá trình vệ sinh vùng kín, không được phép thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.
- Xây dựng và thực hiện một chế độ ăn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và chú ý giảm thiểu dung nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Tránh để tâm lý hay phải rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Thay vào đó, hãy cố gắng tạo cho mình một trạng thái tinh thần thật thoải mái.
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn vừa cải thiện sức đề kháng và sức khỏe vừa giúp cơ thể mới có được trạng thái tốt nhất để chống lại bệnh.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nội tiết tố khi không có sự tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng loại thuốc này rất dễ dẫn đến rối loạn nội tiết và làm tăng nguy cơ nang trống âm buồng trứng.
Người bị nang trống âm buồng trứng nên lắng nghe và thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ
Đối với những trường hợp đang bị nang trống âm, để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, cần chú ý:
- Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần để theo dõi sự phát triển của nang. Việc làm này sẽ giúp phát hiện sớm biến chứng của bệnh để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra, nhờ có sự thăm khám định kỳ chị em cũng sẽ biết được những bất thường ở hệ sinh dục của mình để có hướng điều chỉnh, ngăn ngừa những hệ lụy xấu có thể đến trong tương lai.
- Hạn chế tối đa các hoạt động mạnh để tránh biến chứng vỡ hoặc xoắn nang. Điều này càng cần tuân thủ nghiêm túc khi được bác sĩ cảnh báo.
- Duy trì lối sống khoa học và cải thiện chế độ ăn bằng cách tăng cường trái cây và rau xanh trong thực đơn mỗi ngày đồng thời tránh xa các loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
- Tránh lo lắng thái quá về bệnh mà hãy dành thời gian thư giãn, suy nghĩ tích cực để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
- Nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mắc bệnh cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Nói tóm lại, nang trống âm buồng trứng không phải là một bệnh lý nguy hiểm nên căng thẳng, hoang mang thái quá là điều không cần thiết. Thay vào đó, người bệnh nên lắng nghe và thực hiện theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi vì rất dễ làm rối loạn nội tiết và tăng nguy cơ bị ung thư.
Nếu có bất kỳ băn khoăn nào khác về hiện tượng nang trống âm, đừng ngần ngại đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56. Bằng cách làm này, mọi khúc mắc của bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế giải đáp cặn kẽ, chính xác, tránh được những việc làm sai gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của chính bạn nói riêng.
Từ khóa » Nốt Echo Trong Gan Là Gì
-
Cấu Trúc Gan Echo Dày Nghĩa Là Sao? - AloBacsi
-
'Gan Phải Có Cấu Trúc Echo Dày' Nghĩa Là Gì Vậy Bác Sĩ? - AloBacsi
-
Siêu âm Gan Có Khối Hỗn Hợp Gan Phải Và Gan Nhiễm Mỡ Có Nguy ...
-
Ung Thư Gan - Tuổi Trẻ Online
-
Điều Trị U Gan - VnExpress Sức Khỏe
-
Khối Cấu Trúc Echo Dày ở Gan Là Gì?
-
Echo Dày ở Gan Có Nguy Hiểm?
-
Siêu âm Gan Có Thể Phát Hiện được Những Bệnh Gì?
-
Khối Echo Trong Gan Là Gì - Hỏi Đáp
-
BẠN NÊN LÀM GÌ KHI CẦM KẾT QUẢ SIÊU ÂM CÓ U GAN?
-
Khối Echo Kém Trong Gan Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Siêu âm Gan: Quy Trình, Kết Quả, Phát Hiện Bệnh Gì & Bao Nhiêu Tiền?
-
Các Triệu Chứng Gan Nhiễm Mỡ Cần Biết để điều Trị Kịp Thời
-
Bệnh Hemangioma Gan Là Gì, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách điều Trị