Siloxogene Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Công Dụng, Liều Dùng đầy đủ Nhất

Bạn thường xuyên cảm thấy trướng bụng, khó chịu vì bị đầy hơi? Bạn bị ợ nóng, ợ chua hay khó tiêu? Bạn có tiền sử đau bụng do viêm loét dạ dày – tá tràng? Đừng lo! Thuốc Siloxogene sẽ giải quyết tốt các chứng bệnh này.

Hôm nay, Y Tế 24h sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn về thuốc Siloxogene. Cùng tìm hiểu về nó nhé!!!

Siloxogene là thuốc gì?

Siloxogene thuộc nhóm thuốc về đường tiêu hóa.

Chủ yếu dùng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hay các triệu chứng của rối loạn đường tiêu hóa.

Số đăng kí Siloxogene

Thuốc Siloxogene được sản xuất bởi Công ty RPG Lifesciences Limited

Đăng kí tại số VN-9364-09

Thành phần của thuốc Siloxogene viên nhai

Thuốc Siloxogene 300mg gồm các thành phần chính với hàm lượng như sau:

  • Aluminium hydroxide khan: 300 mg
  • Magnesium hydroxide: 150 mg
  • Simethicone: 40 mg
  • Ngoài ra còn có tá dược được thêm vào vừa đủ như: Magnesi stearat, Natri Benzoate, Tinh bột ngô, Hương cam trusil, Natri Saccharin, Natri carboxymethyl cellulose,…

Các dạng bào chế:

Để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng, các loại thuốc thường được nhà sản xuất bào chế dưới nhiều dạng khác. Ví dụ như: dạng viên dùng để uống, dạng dung dịch để làm thuốc tiêm, dạng thuốc súc miệng, dạng bôi trên da,…

Vì vậy, dựa vào nhu cầu tiêu dùng và đặc tính của những thành phần chính có trong thuốc. Thuốc Siloxogene được nhà sản xuất bào chế dưới 2 dạng chính.

Thuốc Siloxogene viên (tablet)

Siloxogene dạng viên có hai loại hàm lượng là Siloxogene 150mgSiloxogene 300mg để thuận tiện cho việc chia liều trung bình ở từng người sử dụng thuốc.

  • Dạng bào chế: viên nén không bao
  • Đóng gói: 1 hộp 3 vỉ × 10 viên

Thuốc Siloxogene gel

  • Dạng bào chế: hỗn dịch uống
  • Đóng gói: chai 200 ml
Các dạng bào chế
Dạng bào chế Siloxogene viên nhai và dạng gel

Tác dụng của thuốc Siloxogene 300mg

Với mỗi thành phần chính có trong thuốc tẩy Siloxogene sẽ có các cơ chế và tác dụng khác nhau. Đôi khi, sự kết hợp của chúng cũng sẽ tạo ra những tác dụng mới hoặc làm giảm đi những tác dụng không mong muốn của riêng mỗi loại:

  • Aluminum hydroxide khan và Magnesium hydroxide:

Hoạt động dựa trên cơ chế based trung hòa acid dịch vị, từ đó làm tăng pH môi trường và ức chế sự hoạt động của pepsin – nguyên nhân chính tạo ra viêm loét, làm giảm các tổn thương ở dạ dày và tá tràng.

Đồng thời,sự kết hợp của hai hydroxide này còn giúp bảo vệ tế bào và làm giảm các tác dụng không mong muốn là gây tiêu chảy và táo bón.

  • Simethicone:

Có tác dụng tống hơi trong ống tiêu hóa, làm ngắn thời gian di chuyển của hơi, giảm cảm giác khó chịu vì ứ hơi, giảm phình bụng, trướng bụng.

Ngoài ra, Simethicone còn có thể kích thích tiêu hóa. Đây là một chất trơ về mặt hóa học, được dung nạp tốt và đặc biệt không có độc tính nên rất tiện dụng cho việc điều trị.

Xem thêm: Thuốc Buscopan 10mg, 20mg, thuốc tiêm 20mg/ml: Tác dụng, Cách dùng

Thuốc Siloxogene được dùng để điều trị bệnh gì?

Siloxogene điều trị bệnh gì?
Siloxogene trị hiệu quả cho người bị bệnh đường tiêu hoá

Thuốc Siloxogene được bác sĩ chỉ định sử dụng đối với các trường hợp sau:

  • Tích tụ hơi ở đường tiêu hóa, có cảm giác khó chịu vì bị chèn ép và đầy hơi ở vùng thượng vị.
  • Kháng acid, ngăn ngừa những ổ viêm loét trên niêm mạc dạ dày – tá tràng.
  • Giảm thiểu triệu chứng ợ nóng, ợ chua, rối loạn dạ dày, khó tiêu (với biểu hiện điển hình là không dung nạp được nhiều thức ăn, nước uống).
  • Ngoài ra, Siloxogene còn được dùng để điều trị các cơn trướng bụng tạm thời do lười vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, không cẩn thận hoặc các cơn trướng bụng sau khi làm giải phẫu.

Siloxogene không dùng được cho đối tượng nào?

Không được sử dụng thuốc Siloxogene cho các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm, dị ứng với bất cứ chất nào có trong thành phần của thuốc, kể cả tá dược.
  • Bệnh nhân bị thiếu hoặc giảm acid dịch vị.
  • Bệnh nhân bị viêm ruột thừa.
  • Bệnh nhân bị hẹp môn vị.
  • Bệnh nhân là trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Cách dùng

Thuốc Siloxogene được bào chế ở 2 dạng là Siloxogene viên và Siloxogene gel. Với mỗi dạng bào chế sẽ có cách sử dụng riêng.

Vì vậy, lưu ý trước khi sử dụng là phải xác định rõ dạng bào chế của thuốc. Và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để có thể đem lại hiệu quả chữa trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.

Thuốc Siloxogene viên

Thuốc Siloxogene viên hay còn được gọi với tên khác là thuốc Siloxogene viên nhai. Sở dĩ gọi như vậy bởi vì thuốc được sử dụng theo đường uống, nhưng khác với các loại thuốc khác.

Siloxogene được nén với kích thước lớn hơn bình thường, mục đích yêu cầu người bệnh phải nhai kỹ trước khi nuốt. Việc nhai kỹ và chia nhỏ thuốc trong khoang miệng nhằm tăng khả năng hấp thụ và giải phóng của thuốc.

Ngoài ra, còn cần uống với một lượng nước vừa đủ, giúp thuốc dễ dàng được hòa tan và xuống dạ dày.

Thuốc Siloxogene gel

Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống trực tiếp. Dùng dụng cụ chia vạch lấy một lượng thuốc vừa đủ và uống.

Xem thêm: [REVIEW] Thuốc CumarGold trị bệnh gì? Có thực sự tốt không?

Liều dùng

Dựa vào hàm lượng các chất thành phần, khả năng hấp thụ và dạng bào chế mà với mỗi dạng khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau. Vì vậy, bạn hãy xác định rõ dạng thuốc của mình để có được liều dùng đúng nhất.

Liều dùng Siloxogene
Dùng siloxogene bảo vệ dạ dày

Thuốc Siloxogene viên 300mg

  • Đối với người lớn: nhai từ 1-2 viên/1 lần, 3-4 lần/1 ngày, dùng sau các bữa ăn.
  • Đối với trẻ em trên 6 tuổi: nhai từ ½-1 viên/1 lần, 3-4 lần/1 ngày, dùng sau các bữa ăn (liều dùng của trẻ em sẽ bằng ½ lần liều dùng của người lớn).

Thuốc Siloxogene gel

  • Đối với người lớn: dùng từ 0,6-1,2ml/1 lần, 3-4 lần/1 ngày, dùng sau các bữa ăn.
  • Đối với trẻ em trên 6 tuổi: dùng khoảng 0.3 ml/1 lần, 3-4 lần/1 ngày, dùng sau các bữa ăn.

Lưu ý: Với các độ tuổi khác nhau và tình trạng bệnh khác nhau mà liều dùng đối với mỗi người cũng khác. Vì vậy, luôn luôn tuân theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Siloxogene

Cần chú ý và thận trọng khi sử dụng Siloxogene với các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử sử dụng rượu bia và dùng chất kích thích liên tục.
  • Bệnh nhân bị mất nước trong có thể, có vấn đề về thận (ví dụ: hội chứng thận hư, suy thận,…).
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan.
  • Bệnh nhân có dấu hiệu của viêm ruột thừa.
  • Bệnh nhân là người cao tuổi.
  • Aluminum hydroxide có thể gây thiếu photpho. Vì vậy cần chú ý khi dùng cho bệnh nhân có chế độ ăn ít phospho.

Lưu ý: Khi sử dụng chung Siloxogene với nhiều thuốc khác. Để tránh giảm hiệu quả của thuốc và tránh sự tương tác có hại giữa các thành phần. Bệnh nhân nên uống các thuốc cách nhau từ 1 – 2h.

Xem thêm: Thuốc Mactrizol gói 10ml: Thành phần, Tác dụng, Cách dùng

Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Siloxogene

Bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Siloxogene như:

  • Rối loạn đường tiêu hóa,buồn nôn, ỉa chảy, táo bón.
  • Ngứa, dị ứng, phát ban da.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Mệt mỏi bất thường, yếu cơ,…

Đối với mỗi người, tác dụng phụ gây ra có thể sẽ khác nhau. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như trên hoặc những triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy báo lại ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để xử lý kịp thời.

Xử lý khi dùng quá liều hoặc quên liều

Quá liều

Các biểu hiện khi sử dụng Siloxogene quá liều sẽ khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị nhiễm độc gan, thận. Vì thế, cần theo dõi kĩ các biểu hiện của bệnh nhân trên da, huyết áp để đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh.

Tốt nhất, hãy thường xuyên cập nhật tình trạng của bệnh nhân cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời nhất.

Quên liều

Hạn chế việc quên liều.

Nếu vô tình bị quên, hãy bỏ qua liều đó, tuyệt đối không uống chồng với liều tiếp theo.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

Thuốc Siloxogene có giá bao nhiêu?

Siloxogene giá bao nhiêu?
Tiêu hoá gọi, bạn thưa?

Giá thành của Siloxogene còn phụ thuộc vào từng dạng thuốc và từng cửa hàng. Giá thành dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.

  • Thuốc Siloxogene viên nhai: 90.000đ/1 hộp 30 viên
  • Thuốc Siloxogene gel: 70.000đ/1 chai 200ml

Mua thuốc Siloxogene ở đâu?

Với hai thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, Siloxogene hiện tại được bán khá phổ biến ở các nhà thuốc.

Vì thế, bạn có thể đến trực tiếp các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở có giấy phép kinh doanh thuốc gần nhất để nhận được sự tư vấn đúng nhất với tình trạng bệnh của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua Siloxogene online tại các trang thương mại điện tử.

Mong các bạn đã thu được những kiến thức bổ ích cho mình.

Từ khóa » Siloxogene Giá Bao Nhiêu