Thuốc Siloxogene Trị Bệnh Gì? Liều Dùng, Giá Bao Nhiêu?

Cơ thể bạn gặp các triệu chứng như: đầy hơi, ợ nóng, ở chua, rối loạn tiêu hoá với biểu hiện tăng tiết acid. Bạn lo nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng viêm loét đường tiêu hoá. Đừng lo, hôm nay Nhà thuốc Online ITP Pharma xin giới thiệu đến bạn sản phẩm Thuốc Siloxogene – một loại thuốc tiêu hoá điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hiệu quả.

1, Thuốc Siloxogene là thuốc gì?

Thuốc Siloxogene là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh về tiêu hoá. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm RPG Lifesciences Limited – một công ty dược phẩm nổi tiếng ở Ấn Độ. Thuốc Siloxogene là sản phẩm được tạo ra bởi công sức nghiên cứu lâu năm của các dược sĩ hàng đầu cùng với công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại nhất đảm bảo về chất lượng an toàn và hiệu quả của thuốc. Siloxogene chủ yếu được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá như đầy hơi, viêm loét dạ dày – tá tràng, ợ nóng, ợ chua,….

  • Dạng bào chế: Viên nén không bao
  • Số đăng ký thuốc Siloxogene: VN-9364-09
  • Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
  • Nơi sản xuất: Plot no.: 3102/A, G.I.D.CC. Estate, Ankleshwar – 393002, India
  • Nhà phân phối tại thị trường Việt Nam: Công ty cổ phần Dược liệu TW 2
  • Cách trình bày: Trong 1 hộp Carton, mỗi hộp có 10 vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Mỗi vỉ đều được làm bằng nhôm/PVC trong có 10 viên nén Siloxogene; Lọ 100 viên và Siloxogene gel dạng nước
  • Tiêu chuẩn: Thuốc đạt đủ tiêu chuẩn USP 28.
  • Hình ảnh thuốc Siloxogene
    Hình ảnh thuốc Siloxogene

2, Công dụng của thuốc Siloxogene

Thuốc Siloxogene được sử dụng với công dụng sau:

  • Giảm lượng acid trong dạ dày, ngăn ngừa tổn thương thêm đối với vết loét khi vết loét lành tự nhiên.
  • Ngăn ngừa chứng ợ nóng, khó tiêu.
  • Ngăn ngừa đầy hơi, cải thiện sự di chuyển của thức ăn trong dạ dày.

3, Thành phần chính của thuốc Siloxogene có công dụng gì?

Mỗi viên nén không bao Siloxogene có chứa các thành phần chính sau:

  • Các hoạt chất chính: Simethicone BP 40mg, Aluminium hydroxide khan BP 300mg, Magnesium hydroxide BP 150mg.
  • Các tá dược phù hợp: Hương cam trusil, Tinh bột ngô, Magnesi stearat, Natri carboxymethyl cellulose, Natri Benzoate,…

Để giúp các bạn hiểu kỹ hơn về sản phẩm, chúng ta sẽ đi sâu vào các công dụng của từng thành phần chính trong thuốc.

Aluminium hydroxide khan

  • Tác dụng chính của hoạt chất: Là một hoạt chất phổ biến có tác dụng chính là kháng acid, làm giảm lượng acid trong dạ dày, điều trị các chứng khó tiêu do acid và các chứng như đau bụng, ợ nóng, ợ chua,…
  •  Cơ chế tác dụng: Hoạt động bằng cách trung hòa lượng acid hydrocholoric trong dịch tiết dạ dày tạo thành Alumi Clorua và H2O. Bên cạnh đó hoạt chất này còn ức chế hoạt động của pepsin thông qua sự hấp phụ và tăng độ pH.

Magnesium hydroxide 

  • Tác dụng chính của hoạt chất: được sử dụng để trung hòa lượng axit trong dạ dày, điều trị chứng táo bón, ợ hơi, rối loạn tiêu hoá.
  •  Cơ chế tác dụng: Hoạt chất là hoạt động bằng cách dẫn nước vào bên trong ruột giúp ruột bài tiết.

Simethicone 

  • Tác dụng chính của hoạt chất: Được sử dụng để loại bỏ các bọt khí, không khí từ đường tiêu hoá trước khi nội soi. Bên cạnh đó hoạt chất còn được dùng để giảm đau nhức, khó chịu do khí dư thừa trong ruột và dạ dày.
  •  Cơ chế tác dụng: Hoạt động bằng cách làm phân tán và ngăn chặn các túi khí trong hệ thống GI và làm giảm sức căng bề mặt của các bọt khí.

4, Chỉ định của thuốc Siloxogene Gel

Thuốc Siloxogene được chỉ định với các đối tượng sau:

  • Cho người bệnh bị các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày: ợ nóng, ợ chua, đầy hơi,…
  • Người không thể hấp thụ quá mức đối với thức ăn và đồ uống.
  • Người bị rối loạn tiêu hoá với biểu hiện tăng tiết acid.
  • Người mắc các bệnh có liên quan đến viêm loét đường tiêu hoá.
Hình ảnh lọ thuốc Siloxogene Gel
Hình ảnh lọ thuốc Siloxogene Gel

5, Cách sử dụng thuốc

Cách dùng thuốc và liều dùng thuốc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để được biết cách sử dụng phù hợp nhất với mình.

5.1, Cách dùng

  • Trước khi nuốt viên thuốc nên nhai kỹ viên thuốc
  • Sử dụng thuốc sau bữa ăn khoảng 30 phút là tốt nhất
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

5.2, Liều dùng

  • Liều dùng đối với người lớn: Một ngày nên dùng thuốc từ 3 đến 4 lần và mỗi lần nên nhai kỹ từ 1 đến 2 viên trước khi nuốt tuỳ vào tình trạng của mỗi người bệnh.
  • Liều dùng đối với trẻ nhỏ (Trẻ dưới 6 tuổi): Mỗi ngày nên dùng thuốc 3 lần. Mỗi lần nên dùng từ nửa viên đến 1 viên thuốc.
  • Không được tự ý thay đổi liều lượng mà không có sự cho phép của bác sĩ.

6, Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Siloxogene  Gel được không?

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học trực tiếp trên phụ nữ cho thấy thuốc không gây ảnh hưởng gì đến đối tượng phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ hoặc phụ nữ đang cho con bú.

Đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ tuy chưa đủ nghiên cứu về thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nên thật thận trọng khi dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần sử dụng thuốc hoặc được bác sĩ khuyên nên dùng và kê đơn cho.

Đối với phụ nữ đang cho con bú. Các thành phần trong thuốc bị hấp thụ khá ít do đó ít bị ảnh hưởng đến đối tượng này. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc vẫn phải thật cẩn thận tránh các tác dụng phụ không mong muốn

7, Đối với những người thường xuyên phải lái xe có thể sử dụng Siloxogene được không?

Cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào cho thấy thuốc Siloxogene gây ảnh hưởng đến người làm việc cần có sự tập trung cao là những người thường xuyên phải lái xe hoặc thường xuyên phải vận hành máy móc. Do đó bạn có thể sử dụng thuốc cho những người này. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên kiểm tra trước xem người dùng có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc không trước khi bắt đầu sử dụng.

Hình ảnh vỉ thuốc Siloxogene
Hình ảnh vỉ thuốc Siloxogene

8, Thuốc Siloxogene giá bao nhiêu?

Trên thị trường thuốc Siloxogene đang được bán với giá 90,000 VNĐ/ 1 hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên. Giá bán có thể thay đổi phụ thuộc vào từng vùng miền, địa điểm khác nhau trên cả nước. Các bạn nên thận trọng khi mua hàng vì trên thị trường vẫn còn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hết hạn. Đặc điểm nhận biết của các loại hàng này là có giá thành rẻ hơn bình thường và bao bì bị dập mờ khó đọc được các chữ in trên hộp.

9, Thuốc Siloxogene mua ở đâu?

Thuốc Siloxogene đang được phân phối trên toàn nước Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng mua thuốc bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách mua hàng sau:

  • Mua hàng trực tiếp: bạn nên đến các bệnh viện lớn, các nhà thuốc lớn và uy tín gần nơi mình ở để mua hàng. Khi mua hàng trực tiếp bạn có thể được nghe tư vấn cụ thể của các dược sĩ và được kiểm chứng trực tiếp hàng mình mua xem là hàng thật hay hàng giả.
  • Mua hàng online: Khi mua hàng trực tuyến bạn không thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm tuy nhiên bạn chỉ cần ngồi ở nhà và đặt hàng nên rất thuận lợi. Để hàng mua được đảm bảo là hàng thật bạn nên mua từ các trang web uy tín, các nhà thuốc uy tín trên mạng. Bạn cũng nên nghe tư vấn trực tuyến của các dược sĩ để sử dụng thuốc phù hợp với bản thân mình nhất.

Bạn không nên ham rẻ mà mua hàng, tránh mua phải các sản phẩm lỗi, thuốc hết hạn, thuốc kém chất lượng,…

10, Thuốc Siloxogene chống chỉ định với các trường hợp nào?

Theo các dược sĩ các bác sĩ hàng đầu trong ngành thì những người bệnh không nên dùng thuốc là:

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Người bệnh bị hẹp môn vị
  • Người bị viêm ruột thừa
  • Người bị giảm acid dịch vị, thiếu acid
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Người bệnh bị viêm ruột thừa, viêm ruột.
Hình ảnh hộp thuốc Siloxogene
Hình ảnh hộp thuốc Siloxogene

11, Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc vẫn có ghi nhận một số tác dụng phụ sau:

  • Gây nôn và buồn nôn.
  • Các cơn đau do co thắt dạ dày.
  • Do sự kết dính của các muối nhôm với các acid béo nên phân bị nhạt màu hoặc lốm đốm.
  • Bị tiêu chảy.
  • Bị táo bón nhẹ.

 12, Các lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Nên uống thuốc tránh xa các thuốc khác từ 1 đến 2 tiếng.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy thận, suy gan.
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung nhiều photpho do nhôm hydroxyd có thể gây ra thiếu photpho.
  • Khi sử dụng thuốc để điều trị không nên uống rượu bia hay các loại chất kích thích, chất gây nghiện khác.
  • Kết hợp với chế độ tập luyện khoa học hàng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe cơ thể.
  • Thuốc không dành cho tất cả đối tượng nên chú ý đến phần chống chỉ định phía trên.
  • Đọc kỹ tờ hướng dẫn dùng thuốc đi kèm khi mua sản phẩm.
  • Nếu có bất kỳ bất thường nào khi dùng thuốc lập tức liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Cách bảo quản thuốc

  • Để thuốc tránh xa khỏi tầm tay trẻ nhỏ trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo tránh ẩm ướt.
  • Bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C.
  • Không để thuốc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Nên bảo quản thuốc trong hộp carton ban đầu khi mua thuốc.

13, Dược động học

  • Hấp thu: Thuốc được hấp thu chỉ một lượng nhỏ không đáng kể và chủ yếu bị đào thải ra ngoài.
  • Phân bố: Phân bố theo đường tiêu hoá rồi bắt đầu quá trình chuyển hoá.
  • Thải trừ: Thuốc được bài tiết ra ngoài chủ yếu là theo phân và nước tiểu.

14, Tương tác thuốc

Khi sử dụng Siloxogene với một số thuốc có thể làm giảm tác dụng của cả 2. Nên lưu ý những tương tác thuốc sau:

  • Paracetamol
  • Dolutegravir dutrebis
  • Ciprofloxacin
  • Levothyroxine
  • Clopidogrel
  • Ipratropium
  • Esomeprazole
  • Furosemide
  • Famotidine
  • Kalexate
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Siloxogene
Hình ảnh hộp và vỉ thuốc Siloxogene

15, Xử lý quên liều thuốc, quá liều thuốc

15.1, Khi sử dụng thuốc Siloxogene quá liều

  • Cho đến nay vẫn chưa có ghi nhận gì về các tác dụng phụ trong việc sử dụng thuốc quá liều.
  • Nếu bạn nghi ngờ lượng thuốc mình sử dụng hàng ngày là quá nhiều và có các tác dụng phụ kèm theo lập tức liên hệ với bác sĩ để tiến hành điều trị và thay đổi lượng thuốc phù hợp.
  • Khi đến bệnh viện để khám nên cầm các đơn thuốc sử dụng gần đây
  • Nếu không có biện pháp điều trị đặc thù cho trương hợp quá liều bạn nên tiến hành rửa dạ dày để loại bỏ hết các chất độc còn lưu lại.

15.2, Khi sử dụng thuốc thiếu liều, sai liều

  • Không được tự ý dùng thêm liều, dùng gấp đôi liều cho liều đã quên.
  • Nếu bạn bỏ lỡ 1 liều thuốc hãy sử dụng ngay càng sớm càng tốt ngay khi bạn nhận ra. Nếu đến gần thời gian dùng liều kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng theo lịch đã lên hàng ngày.
  • Trường hợp bạn thường xuyên quên liều, thiếu liều hãy đặt báo thức, lịch nhắc nhở hàng ngày trên điện thoại hoặc nhờ người thân nhắc nhở.
  • Nếu bạn thường xuyên thiếu liều hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh lịch dùng thuốc phù hợp bổ sung cho những liều đã quên.

Trên đây là các thông tin về thuốc Siloxogene như công dụng của thuốc, cách sử dụng thuốc, liều dùng phù hợp và lưu ý khi dùng thuốc. Qua những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về thuốc Siloxogene này và đưa ra chọn lựa phù hợp khi dùng thuốc.

Xem thêm một số thuốc có tác dụng tương tự như:

  • Thuốc Neopeptine – Điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa
  • Thuốc điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa – Simacone

Từ khóa » Siloxogene Giá Bao Nhiêu