Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 12
Các kiến thức như: tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến, liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai, tác động xã hội của việc giải mã bộ gen, vấn đề di truyền khả năng trí tuệ, di truyền học với bệnh AIDS thông qua nôi dung Bài 22 Sinh học 12.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bảo vệ vốn gen của loài người
1.2. Một số vấn đề xã hội của di truyền học
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bảo vệ vốn gen của loài người
Để hạn chế bớt gánh nặng di truyền, để bảo vệ vốn gen của loài người cần tiến hành một số phương pháp: tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến, tư vấn di truyền để sàng lọc trước sinh, thực hiện liệu pháp gen
a. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến
- Khi tiếp xúc các tác nhân đột biến cần có các dụng cụ phòng hộ hợp lí.
- Công nghệ hiện đại giúp chống ô nhiễm môi trường
- Trồng cây, bảo vệ rừng …
b. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
- Các chuyên gia tư vấn di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo không, nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền
- Kỹ thuật: chẩn đoán đúng bệnh, xây dựng phả hệ người bệnh, tính được xác suất sinh ra con bị bệnh; chẩn đoán trước sinh
- Xét nghiệm trước sinh:
- Xét nghiệm phân tích NST, ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không
- Phương pháp : chọc dò dịch ối; sinh thiết tua nhau thai
- Ngưng thai kỳ để giảm thiểu việc sinh ra trẻ tật nguyền
- Chẩn đoán sớm được nhiều bệnh di truyền để sau khi sinh có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng hợp lý hoặc các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối dda hậu quả xấu của các gen đột biến
c. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai
- Khái niệm liệu pháp gen: là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến
- Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp : đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành
- Mục đích : hồi phục chức năng bình thường của tế bào hay mô, khắc phục sai hỏng di truyền, thêm chức năng mới cho tế bào.
- Cách tiến hành liệu pháp gen:
- Tách TB đột biến ra từ người bệnh
- Các bản sao bình thường của gen ĐB được cài vào vỉut rồi đưa vào các TB đột biến ở trên
- Chọn các dòng TBcó gen bình thường lắp đúng thay thế cho gen ĐB rồi đưa vào cơ thể người bệnh
1.2. Một số vấn đề xã hội của di truyền học
a. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội như:
- Hồ sơ di truyền cho phép tránh được bệnh tật di truyền nhưng có thể là thông báo về cái chết sớm cho bệnh nhân
- Hồ sơ di truyền của mỗi người có thể là tư liệu để chống lại chính người đó trong vấn đề xin việc làm, hôn nhân, …
b. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
- Phát tán gen kháng thuốc kháng sinh từ sinh vật biến đổi gen sang vi sinh vật gây bệnh cho người
- An toàn sức khoẻ và hệ gen của cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen
c. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
- Hệ số thông minh (IQ)
- Hệ sô IQ được sử dụng để đánh giá khả năng trí tuệ của con người, IQ được xác định dựa vào các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần thông qua các hình vẽ, các con số, các câu hỏi
- Cách tính IQ
- Ví dụ: Trẻ 7 tuổi trả lời được câu hỏi của trẻ 9 tuổi thì: IQ = (9 : 7) × 100 = 129
- Khả năng trí tuệ và sự di truyền
- Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ
- Đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ không chỉ dựa vào IQ mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác
- Di truyền học với bệnh AIDS
- Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV
- Quá trình lây nhiễm HIV: Virut xâm nhập vào tế bào người → ARN của virut phiên mã ngược để tạo ra ADN mạch kép → ADN mạch kép xen vào ADN tế bào chủ → ADN virut nhân đôi cùng với hệ gen người
- Virut có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu T4, nhưng khi tế bào này hoạt động lập tức chúng bị virut tiêu diệt
- Sự giảm sút số lượng và chức năng của các tế bào bạch cầu limpho làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Các vsv cơ hội lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công gây sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí, … dẫn tới cái chết cho bệnh nhân
- Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV
- Hiện nay HIV/AIDS đã trở thành đại dịch của nhân loại
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tư vấn di truyền là gì? Tại sao cần phải tư vấn di truyền?
Hướng dẫn giải
-
Tư vấn di truyền là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo ko, nếu có thì cần phải làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền
-
Mục đích: Hạn chế tối đa các trường hợp dị tật xuất hiện
Câu 2: Cần làm gì để bảo vệ di truyền người?
Hướng dẫn giải
-
Tránh gây nhiễm xạ môi trường, vì tất cả các bức xạ gây ion hóa đều có khả năng gây đột biến
-
Hạn chế các chất thải hóa học, nhất là các chất độc hại vì đây cũng là nguyên nhân gây nguy hại đến vốn di truyền của con người
-
Luật bảo vệ môi trường nước ta ra đời là cơ sở pháp lí cao nhất để đáp ứng những yêu cầu và các biện pháp bảo vệ tốt môi trường...
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: “Gánh nặng di truyền” là gì? Nêu các biện pháp nhằm hạn chế “gánh nặng di truyền” cho loài người?
Câu 2: Nhằm bảo vệ vốn gen di truyền của loài người di truyền học đã phát triển những lĩnh vực nghiên cứu nào? Hãy nêu những hậu quả của chất độc điôxin?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi nghiên cứu tiêu bản một tế bào động vật có bộ NST rất giống bộ NST ở người, người ta đếm được 48 NST, trong số đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là
A. tế bào sinh tinh ở tinh tinh.
B. tế bào đột biến dị bội ở người.
C. tế bào giao tử đột biến ở người.
D. tế bào sinh trứng ở tinh tinh.
Câu 2: Phương pháp nào được dùng để nghiên cứu được các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai tuỳ ý như ở động vật, thực vật?
A. Dùng phương pháp nghiên cứu tế bào
B. Dùng phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
C. Dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ
D. Dùng phương pháp nghiên cứu lai tế bào xôma
Câu 3: Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra
A. tính chất của nước ối.
B. tế bào tử cung của người mẹ.
C. tế bào phôi bong ra trong nước ối
D. cả A và B.
Câu 4: Tư vấn di truyền y học nhằm mục đích
A. chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc một loại bệnh di truyền ở đời sau.
B. cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp.
C. định hướng trong sinh đẻ, dự phòng và tránh hậu quả sinh ra những trẻ tật nguyền.
D. cả A, B và C.
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
Sau khi học xong bài các em cần:
- Nêu được việc bảo vệ vốn gen của loài người
- Hiểu di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng
- Biết phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền bệnh, tật trong sơ đồ ấy
- Sưu tầm tư liệu về tật, bệnh di truyền và thành tựu trong việc hạn chế, điều trị bệnh hoặc tật di truyền - Xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường chống tác nhân gây đột biến
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học
- doc Sinh học 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Cơ Chế Di Truyền Và Biến Dị
- 1 Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- 2 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- 3 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- 4 Bài 4: Đột biến gen
- 5 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- 6 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- 7 Bài 7:TH: Quan sát các dạng ĐB số lượng NST với tiêu bản cố định và tạm thời
Chương 2: Tính Quy Luật Của Hiện Tượng Di Truyền
- 1 Bài 8: Quy luật phân li
- 2 Bài 9: Quy luật phân li độc lập
- 3 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- 4 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- 5 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- 6 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- 7 Bài 14: Thực hành: Lai giống
- 8 Bài 15: Bài tập chương I và chương II
Chương 3: Di Truyền Học Quần Thể
- 1 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- 2 Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo)
Chương 4: Ứng Dụng Di Truyền Học
- 1 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- 2 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- 3 Bài 20: Tạo giống mới nhờ công nghệ gen
Chương 5: Di Truyền Học Người
- 1 Bài 21: Di truyền y học
- 2 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và các vấn đề xã hội của DTH
- 3 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
Chương 1: Bằng Chứng Và Cơ Chế Tiến Hóa
- 1 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
- 2 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
- 3 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- 4 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
- 5 Bài 28: Loài
- 6 Bài 29: Quá trình hình thành loài
- 7 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
- 8 Bài 31: Tiến hóa lớn
Chương 2: Sự Phát Sinh Và Phát Triển Của Sự Sống Trên Trái Đất
- 1 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
- 2 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- 3 Bài 34: Sự phát sinh loài người
Chương 1: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật
- 1 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- 2 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- 3 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- 4 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- 5 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương 2: Quần Xã Sinh Vật
- 1 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- 2 Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chương 3: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường
- 1 Bài 42: Hệ sinh thái
- 2 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- 3 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- 4 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- 5 Bài 46: Thực hành Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- 6 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 12 Bài 22
-
Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số Vấn đề ...
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài ... - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một ...
-
Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và ... - HOC247
-
Soạn Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số ...
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 22 - Lib24.Vn
-
Lý Thuyết Sinh 12-: Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và ...
-
Lý Thuyết Sinh Học 12 Bài 22 (mới 2022 + 28 Câu Trắc Nghiệm)
-
Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số Vấn đề ...
-
Lý Thuyết Sinh 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài ... - Tải Sách Mới
-
Bài 22 Sinh 12
-
Bài 22. Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số ... - MarvelVietnam
-
Bài 22. Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài Người Và Một Số Vấn đề Xã Hội Của ...
-
Sinh Học 12 Bài 22: Bảo Vệ Vốn Gen Của Loài ...